- Số lượng khách hàng cá nhân gửi tiền
2.4.3.2 Nguyên nhân khách quan
Tâm lý “chuộng” thanh toán không dùng tiền mặt của người dân
Do đặc điểm của tiền mặt là phương tiện thanh toán tức thời và vô danh và vô danh, thủ tục đơn giản, không hạn chế về đối tượng và phạm vi sử dụng. Vì vậy, tiền mặt đã trở thành công cụ tất được ưa chuộng trong thanh toán, trở thành thói quen khó thay đổi của người tiêu dùng và nhiều doanh nghiệp. Đây là một trong những lực cản lớn trong việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay.
Theo Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước), hiện nay hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã được thiết lập, kết nối 63 chi nhánh tại các tỉnh, thành phố. Cả nước hiện có hơn 10.000 máy rút tiền (ATM), hơn 36.000 thiết bị chấp nhận thẻ được lắp đặt và 22 triệu thẻ ngân hàng được phát hành, đã hình thành một số công ty chuyển mạch của các liên minh thẻ, kết nối giao dịch thẻ giữa các ngân hàng thành viên như Banknet, Smartlink. Song trên thực tế, số đông người dân chỉ sử dụng thẻ ATM để... rút tiền.
Như vây, với tâm lý ưa sử dụng tiền mặt của đại bộ phận dân cư hiện nay, các hình thức thanh toán thông qua NHTM sẽ hạn chế. Đồng thời, người dân sẽ ít có điều kiện làm quen với các dịch vụ của NH. Do đó, vai trò của các NHTM sẽ bị hạn chế và các dịch vụ ngân hàng bán lẻ sẽ không được quan tâm cũng như phát triển.
Thương mại điện tử của Việt Nam chưa phát triển
Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ hiện nay đang phát triển theo xu hướng áp dụng công nghệ cao nhằm gia tăng tiện ích và mở rộng khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng. Do đó TMĐT có vai trò quyết định, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển dịch vụ này. Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam sự phát triển TMĐT còn hết sức hạn chế và bộc lộ nhiều nhược điểm cần khắc phục như cơ sở hạ
tầng còn thấp, hành lang pháp lý chưa đồng bộ và nhất quán, tính an toàn và bảo mật chưa cao. Ngoài ra cơ sở mạng viễn thông của Việt Nam còn nhiều hạn chế, đặc biệt là thông tin di động, rất hay xảy ra tình trạng mất sóng hoặc quá tải. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử tại các NH, gây khó khăn cho các khách hàng sử dụng dịch vụ
Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều tội phạm mạng dòm ngó tới ví tiền điện tử của khách hàng cũng đang là một trở ngại lớn, gây tâm lý lo sợ cho khách hàng.
Hơn nữa, mặt bằng dân trí Việt Nam chưa đồng đều giữa các vùng nông thôn và thành thị nên các dịch vụ ứng dụng công nghệ cao mới chỉ đưa vào áp dụng tại các đô thị lớn loại 1 và 2
Các chính sách của Chính phủ cũng như NHNN còn hạn chế khả năng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ
- Sự không nhất quán trong chính sách về TM ĐT cũng như chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế
- Chưa ban hành các quy chế cụ thể và chi tiết hệ thống các phương pháp đánh giá dịch vụ Ngân hàng bán lẻ cũng như hệ thống chấm điểm tín dụng cá nhân chung cho toàn bộ hệ thống Ngân hàng thương mại nhằm hạn chế rủi ro của các dịch vụ này.
- Các chính sách điều chỉnh lãi suất cho vay và huy động cũng như các thông tư, Nghị quyết ban hành về tỷ lệ an toàn của các NH đã và đang hạn chế khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh cũng như ảnh hưởng lớn tới các chính sách khách hàng của các NHTM. Bên cạnh đó nhằm thực hiện các chủ trương của NHNN nhằm kiểm soát hoạt động của NHTM trong thời gian qua, quy định về mức vốn tối thiểu của các Chi nhánh, các phòng giao dịch cũng đã hạn chế sự mở rộng mạng lưới của các NHTM.
CHƯƠNG III