CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG

Một phần của tài liệu Xây dựng chính sách truyền thông cổ động sản phẩm xe máy tại Công ty Cổ phần XNK ĐN (Trang 39)

V. Tình hình kinh doanh nội địa, xuất nhập khẩu của Công ty trong thờ

B-CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG

ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY COTIMEX ĐÀ NẴNG.

I. Môi trường vĩ mô.1. Môi trường kinh tế. 1. Môi trường kinh tế.

Môi trường kinh tế tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty. Trong những năm qua tình hình kinh tế đã rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng. Năm 2008 lạm phát đã lên đến mức kỷ luật trong vòng 16 năm qua 22%. Tỉ lệ lạm phát dự kiến vào năm 2009 là 6,5%. GDP năm 2008 là 6,23%, chỉ tiêu GDP 2009 mà Quốc hội đề ra là 9%. Điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty trong thời gian qua.

Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế nền kinh tế Việt Nam ổn định trở lại vào năm 2010. Điều đó đã tháo gỡ phần nào khó khăn cho công ty, góp phần đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian tới.

2. Môi trường văn hoá.

Nền kinh tế ngày càng phát triển, trình độ người dân ngày càng được nâng cao hơn. Vì vậy, nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng cũng thay đổi nhiều hơn. Một doanh nghiệp muốn thành công trong kinh doanh thì việc tìm hiểu tâm lý, tập quán, thị hiếu tiêu dùng của khách hàng rất là cần thiết. Đối với công ty Cotimex, nhà cung

cấp và khách hàng trải dài ở nhiều vùng khác nhau nên việc khảo sát tâm lý người tiêu dùng càng tốt bao nhiêu thì việc kinh doanh càng thuận lợi bấy nhiêu.

3. Môi trường chính trị, pháp luật.

Đây là môi trường đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay, Việt Nam là một trong những quốc gia có nền kinh tế ổn định nhất. Bên cạnh đó hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi, thông thoáng hơn cho các doanh nghiệp yên tâm sản xuất kinh doanh. Cơ chế và các chính sách xuất nhập khẩu của nhà nước có những thay đổi, có nhiều ưu đãi đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Bên cạnh đó, các trở ngại về thủ tục hành chính dần dần được xoá bỏ đã làm ảnh hưởng tích cực tới hoạt động kinh doanh của công ty, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu.

4. Môi trường công nghệ.

Môi trường công nghệ là nhân tố có nhiều biến đổi nhất trong năm qua với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật. Hiện nay trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có rất nhiều tổ chức khoa học và công nghệ của trung ương và địa phương. Trong chính sách phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới, thành phố Đã Nẵng luôn ưu tiên cao cho sự phát triển công nghệ, khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại không những tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh mà nó còn là thách thức lớn đòi hỏi doanh nghiệp phải theo sát kịp thời để nắm bắt kịp thời những thay đổi, tránh tình trạng rơi vào lạc hậu.

II. Môi trường vi mô.

1. Nhà cung cấp

Công ty có hai loại nhà cung cấp là cung cấp hàng hoá và cung cấp tài chính. - Nhà cung cấp hàng hoá: Nguồn cung cấp mặt hàng xe máy cho công ty bao gồm thị trường trong nước (Tỉnh Đồng Nai, Tỉnh Thái Nguyên) và nước ngoài (Đài Loan). Hiện tại đối tác của công ty bao gồm: Honda, suzuki, SYM. Công ty luôn giữ được quan hệ tốt với đối tác trong những năm qua.

- Nhà cung cấp tài chính: Trong quá trình hoạt động, cần có một số tiền để thanh toán các khoản tiền cần thiết mà vốn tự có lại có hạn, đòi hỏi phải có sự huy động nhanh chóng. Do vậy, công ty phải có quan hệ với các ngân hàng thành phố đà Nẵng để hỗ trợ cho việc cung ứng kịp thời.

Những năm trước, nguồn cung ứng tài chính của công ty là ngân hàng công thương và ngoại thương Đà Nẵng. Tuy nhiên hiện nay công ty Cotimex chuyển sang

cổ phần hoá, định mức vay sẽ bị giảm dần nên việc vay vốn ngân hàng để kinh doanh nhất là sản phẩm xuất khẩu, nhập khẩu của công ty gặp nhiều khó khăn. Do vậy công ty rất cần sự can thiệp của Thành phố với các ngân hàng, tiếp tục cho vay với mức cố định và được hỗ trợ lãi suất theo quyết định của chính phủ.

2. Đối thủ cạnh tranh.

Với nền kinh tế thị trường như hiện nay, đối thủ cạnh tranh là điều tất yếu. Nó buộc doanh nghiệp phải tìm cách đối phó và tự hoàn thiện mình. Do đó, cần phải hiểu rõ, nắm bắt được thông tin một cách chính xác các đối thủ của mình để có biện pháp đối phó thích hợp.

Trong cơ chế thị trường hiện nay, mọi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đều cạnh tranh với nhau kể cả doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân. Đây cũng là điều kiện tốt để doanh nghiệp tự hoàn thiện về quản lý chất lượng sản phẩm, mẫu mã hàng hoá để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Ngược lại nếu doanh nghiệp không nắm vững các thông tin kịp thời và chính xác về đối thủ cạnh tranh là điều kiện bất lợi cho công ty, làm cho công ty thất bại trên thị trường.

Hiện nay, các đối thủ cạnh tranh chủ yếu của công ty là: Công ty điện máy và kỹ thuật công nghệ, Công ty thương mại Đà Nẵng, Công ty thực phẩm Miền Trung.

3. Khách hàng.

Thị trường và khách hàng là yếu tố rất quan trọng đối với công ty, nó vừa là yếu tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Đối với công ty Cotimex khách hàng của công ty bao gồm khách nước ngoài và khách trong nước. Hằng năm công ty xuất khẩu vào các nước Mỹ, Đài Loan, Thái Lan…Đây là khách hàng chủ yếu làm gia tăng thu nhập của công ty. Tuy nhiên, hằng năm công ty phải nổ lực tìm kiếm khách hàng mới do lượng khách hàng cũ không đặt hàng nữa. Đối với khách hàng này công ty đang tiếp cận qua hội chợ là chủ yếu sau đó liên lạc với họ qua điện thoại, fax hoặc Email.

C- THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG CỔ ĐỘNG TẠI CÔNG TY COTIMEX ĐÀ NẴNG.

I. Hoạt động Marketing của Công ty trong thời gian qua.

Công ty không có phòng kinh doanh riêng, tất cả các hoạt động Marketing của Công ty đều do phòng kinh doanh xuất nhập khẩu đảm nhận.

Hiện nay, Công ty có một hệ thống quản lý và hỗ trợ thị trường được phân bố rộng rãi trên khắp cả nước.

- Chi nhánh ở Hà Nội: có các đại diện bán hàng hỗ trợ cho hoạt động tiêu thụ ở Hà Nội và khu vực phía Bắc.

- Chi nhánh ở TP Hồ Chí Minh: có các đại diện bán hàng hỗ trợ cho các hoạt động tiêu thụ ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam.

- Chi nhánh ở Tây Nguyên: có các đại diện bán hàng hỗ trợ cho hoạt động tiêu thụ ở khu vực Tây Nguyên và hỗ trợ cho việc xuất khẩu sang thị trường các nước Lào và Campuchia.

- Trụ sở chính ở Đà Nẵng: là nơi đặt trụ sở chính của công ty đồng thời là nơi đại diện bán hàng hỗ trợ cho các hoạt động tiêu thụ ở thị trường miền Trung. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ngoài ra công ty còn có một số chi nhánh khác ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên hỗ trợ cho việc bán hàng và tiêo thụ hàng hoá cho công ty.

Nhìn chung công ty có đội ngũ nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp, do đó việc nắm bắt các thông tin thị trường được đáp ứng kịp thời, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tuy nhiên công ty vẫn chưa chú trọng đến hoạt động Marketing nên chưa đầu tư đúng mức như các đối thủ khác. Công ty nên đầu tư nhiều hơn về lĩnh vực này.

II. Các chính sách Marketing-mix của Công ty.1. Chính sách sản phẩm. 1. Chính sách sản phẩm.

Công ty có 6 nhóm sản phẩm chủ lực đó là:

- Nhóm mặt hàng tiêu dùng và giải khát: Mì chính, mì ăn liền, nước giải khát, sữa Vinamilk, thuốc lá các loại, cà phê, mỹ phẩm, hàng nông sản

- Nhóm mặt hàng xe máy, ôtô: Honda, Suzuki, SYM. - Nhóm mặt hàng điện tử: máy vi tính, điện lạnh, dây cáp. - Nhóm mặt hàng xây dựng: Sắt, thép, ximăng, hoá chất. - Nhóm mặt hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gia dụng.

- Nhóm mặt hàng về dịch vụ, khách sạn.

2. Chính sách giá cả.

Công ty xây dựng chính sách giá theo phương pháp định giá dựa trên chi phí hàng nhập khẩu, thuế nhập khẩu, lãi suất ngân hàng và mục tiêu lợi nhuận. Ngoài ra công ty định giá căn cứ vào việc định giá của các đối thủ cạnh tranh để công ty đưa ra mức giá không quá cao cũng như không quá thấp so với đối thủ cạnh tranh để duy trì khách hàng hiện tại cũng như lôi cuốn khách hàng từ đối thủ. Đối với sản phẩm xe máy thì công ty vừa nhập khẩu từ nước ngoài vừa lấy từ các nhà sản xuất trong nước,

do vậy công ty sẽ định giá khác nhau cho các dòng xe của các nhà sản xuất khác nhau.

- Đối với loại xe máy SYM công ty phải nhập khẩu từ Đài Loan, nên việc định giá là khác so với các loại xe phải lấy từ nhà sản xuất trong nước. Công ty định giá dựa trên thuế nhập khẩu, chi phí của chiếc xe cộng với mức lời thoả đáng.

- Đối với loại xe máy Honda, Suzuki thì công ty lấy từ nhà sản xuất trong nước, nên công ty công ty định giá căn cứ trên chi phí mà công ty bỏ ra cộng với mức lời thoả đáng.

Đối với xe máy thì có nhiều loại khác nhau từ các nhà sản suất khác nhau Nhìn chung, giá cả của công ty tương đối thấp so với đối thủ, tuỳ thuộc chủng loại, chất lượng cũng như nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm để Công ty định giá bán phù hợp với giá trên thị trường hiện nay. Đối với xe máy là một sản phẩm có tính cạnh tranh rất cao trên thị trường của Công ty vì giá cả phù hợp với sản phẩm của các đối thủ trên thị trường và cũng rất phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay.

3. Chính sách phân phối.

Hoạt động phân phối của công ty được thực hiện thông qua các cửa hàng, đại lý của công ty trên phạm vi cả nước.

Khách hàng mua hàng của công ty có thể mua trực tiếp ở công ty, các đại lý hoặc chi nhánh hoặc các cửa hàng của công ty. Do đặc điểm hàng hoá của công ty là hàng công nghiệp có tính kỹ thuật cao đòi hỏi người bán hàng phải hiểu biết về kỹ thuật cũng như đặc tính hàng hoá để có thể giải thích những thắc mắc cho khách hàng.

Nhìn chung, hệ thống phân phối của công ty đã đáp ứng phần nào nhu cầu của khách hàng nhưng chưa thực sự linh hoạt. Hiện nay số lượng của công ty không ngừng tăng lên, công ty cần mở rộng thêm các đại lý bán lẻ nhỏ ở các thị trường nhỏ nhằm mở rộng thêm thị trường và tăng doanh số. Sản phẩm của công ty chủ yếu tiêu thụ mạnh ở thị trường Miền Trung và Tây Nguyên.

4. Chính sách truyền thông cổ động.

Vì khách hàng chủ yếu của công ty là khách hàng tổ chức nên công cụ cổ động mà công ty thường dùng vào tuyên truyền và giới thiệu sản phẩm của công ty trong năm 2008 là quảng cáo bằng pano, áp phích, quảng cáo bằng catalogue, xúc

Cty CP Xuất Nhập Khẩu Đà Nẵng Trung tâm môtô xe máy: SYM, SUZUKI Chi nhánh Quảng Nam: Honda, Suzuki Chi nhánh Quãng Ngãi: SYM, SUZUKI CH 76 Điện Biên Phủ Cửa hàng 06 Lê Lợi CH 358 Điện Biên Phủ Hà Huy Tập 71 PCT- Tam kỳ 01 Hùng Vương- Tam Kỳ CH xe máy- Vĩnh Điện CH 26- Quang Trung Người tiêu dùng

tiến bán hàng và tìm kiếm khách hàng thông qua hội chợ, triễn lãm trong nước và quốc tế.

Nhìn chung, hoạt động Marketing hiện tại của công ty chưa được chú trọng đúng mức, bộ phận Marketing chưa được thành lập thành một phòng chức năng hoạt động độc lập mà còn phụ thuộc vào phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, vì vậy các hoạt động nghiên cứu thị trường, dự báo nhu cầu, thu thập thông tin, xây dựng chính sách Marketing chưa được đồng bộ và đạt hiệu quả không như mong muốn. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay công ty cần phải xây dựng chính sách truyền thông cổ động hợp lý phù hợp với việc mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty.

4.1. Quảng cáo.

Công ty xác định quảng cáo là một vấn đề cần thiết hàng đầu để duy trì được thương hiệu trên thị trường. Tuy nhiên với chính sách Marketing không phân biệt của Công ty được áp dụng trên một thị trường rộng lớn thì Công ty cần phải cân nhắc hiệu quả mà quảng cáo mang lại.

Mục tiêu quảng cáo của công ty trong thời gian qua là tạo sự tin tưởng cho người tiêu dùng về chất lượng cũng như uy tín của Công ty, tìm kiếm khách hàng mới, thị trường mới,…Công ty không sử dụng hình thức quảng cáo ồ ạt trên truyền hình như đối thủ hiện nay vì đấy là hình thức quảng cáo rất tốn kém nhưng hiệu quả mang lại rất thấp, Công ty đã sử dụng các phương tiện quảng cáo chủ yếu là:

 Quảng cáo trên pano: mục đích nhằm khuếch trương hình ảnh của Công ty

đến với công chúng mục tiêu. Công ty không dùng hình thức này phổ biến mà chỉ dùng pano ở các địa điểm đầu mối giao thông nơi có đông người qua lại như ở Huế, Quảng Nam, mỗi nơi một pano lớn, Đăklăk và Đà Nẵng mỗi nơi một pano quảng cáo xe máy của Công ty đồng thời quảng cáo lô gô, hình ảnh sản phẩm của công ty đến với công chúng mục tiêu, ngoài ra công ty còn sử dụng pano quảng cáo khi có hội chợ triễn lãm. Năm 2008 Công ty chi cho quãng cáo này khoảng 150 triệu đồng.

 Quảng cáo bằng catalogue: đây là hình thức quảng cáo mà Công ty áp dụng phổ biến nhất trong nhiều năm qua vì khách hàng của công ty là khách hàng tổ chức nên công ty sử dụng hình thức quảng cáo này để giới thiệu đến khách hàng về các thông tin công ty cũng như thông tin rõ ràng về sản phẩm nhưng với chi phí thấp. Mỗi năm công ty phát hành khoảng 4000 catalogue, mỗi catalogue chi phí khoảng 10.000 đồng.

Nhìn chung, các hình thức quảng cáo mà công ty sử dụng mang lại hiệu quả không đáng kể, nó chưa tác động trực tiếp đến hành vi quyết định mua của khách hàng, Công ty cần xây dựng lại cho mình một chính sách quảng cáo phù hợp hơn với đặc tính sản phẩm cũng như nhu cầu của khách hàng hiện nay.

4.2. Khuyến mãi: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đây là công cụ mà công ty chưa áp dụng vào trong hoạt động Marketing của mình. Ngày nay, để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng đồng thời để đứng vững trên thị trường thị Công ty nên chú trọng đến công cụ này nhiều hơn, vì tâm lý của khách hàng là ưa thích khuyến mãi. Năm qua công ty sử dụng hình thức khuyến mãi bằng các hình thức chủ yếu sau:

- Đối với khách hàng là người mua sĩ (đại lý):

Công ty thực hiện hình thức hỗ trợ bán hàng cho các đại lý bằng các thiết bị dụng cụ phục vụ việc mua bán như: đèn neon, bảng hiệu quảng cáo, áp phích, giá kệ trưng bày sản phẩm xe máy.

- Đối với khách hàng là người mua lẻ: Công ty tổ chức hội nghị khách hàng vào dịp cuối năm nhằm giải đáp những thắc mắc của khcáh hàng đồng thời củng cố và tạo mối quan hệ lâu dài giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Ngoài ra công ty còn sử dụng dịch vụ chăm sóc khách hàng bằng việc bảo hành 1 năm sản phẩm của công ty đối với sản phẩm xe máy.

4.3. Marketing trực tiếp:

Hằng năm công ty thường gửi thư chúc mừng kèm theo danh thiếp đến các

Một phần của tài liệu Xây dựng chính sách truyền thông cổ động sản phẩm xe máy tại Công ty Cổ phần XNK ĐN (Trang 39)