Những tiền đề cho việc xây dựng chính sách truyền thông cổ động sản

Một phần của tài liệu Xây dựng chính sách truyền thông cổ động sản phẩm xe máy tại Công ty Cổ phần XNK ĐN (Trang 49 - 52)

phẩm xe máy của Công ty.

1. Mục tiêu kinh doanh:

Công ty xuất nhập khẩu Đà Nẵng là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, hoạt động chủ yếu của Công ty là nhập và xuất khẩu các loại sản phẩm để phục vụ tốt nhất nhu cầu tiêu dùng và giải trí của khách hàng trong và ngoài nước. Trong quá trình kinh doanh Công ty chịu tác động rất lớn từ môi trường bên ngoài cũng như môi trường nội bộ bên trong. Do đó, để mở rộng và phát triển bền vững các hoạt động kinh doanh của mình phù hợp với xu thế cạnh tranh trong ngành cũng như trong nền kinh tế quốc tế ngày nay thì công ty đã đề ra một số mục tiêu chiến lược phát triển trong tương lai của công ty như sau:

a. Mục tiêu dài hạn:

Công ty COTIMEX luôn phấn đấu xây dựng và phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu dựa vào nguồn lực hiện có của công ty với các mục tiêu cụ thể là:

- Tạo uy tín vững chắc, ổn định cơ cấu hoạt động cho toàn công ty.

- Tạo môi trường làm việc tốt, giải quyết công ăn việc làm ổn định cho toàn thể nhân viên trong công ty.

- Tăng sản lượng bán, tăng doanh thu, tăng thị phần, giảm chi phí nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh ngày càng cao.

- Mở rộng quan hệ mua bán với các nước trên thế giới.

b. Mục tiêu ngắn hạn (năm 2010).

- Tạo sự ổn định về nguồn nhân lực bằng cách tổ chức tốt công tác tuyển dụng, đào tạo và sử dụng chúng một cách hiệu quả.

- Mở rộng thị trường, và nâng cao kết quả tiêu thụ xe máy bằng chính sách truyền thông cổ động của công ty.

- Tăng doanh số từ 15% - 20%, tăng lợi nhuận từ 20% - 25% bằng chính sách truyền thông cổ động và nổ lực bán hàng của công ty. Gia tăng thị phần tại các thị trường hiện có và phát triển thêm một số thị trường mới bằng cách tăng cường chính sách truyền thông cổ động đối với sản phẩm xe máy của công ty.

2. Mục tiêu marketing:

Mục tiêu marketing là mục tiêu cuối cùng làm cho người tiêu dùng biết, hiểu và quyết định mua. Vì khi khách hàng muốn mua một sản phẩm nào đó thì trước hết họ phải tìm hiểu, so sánh, lựa chọn và đi đến quyết định cuối cùng.

Để thực hiện mục tiêu marketing thì chúng ta phải dựa vào mục tiêu kinh doanh để đưa ra các chiến lược marketing phù hợp nhằm hỗ trợ cho mục tiêu kinh doanh. Với mục tiêu kinh doanh đề ra ở trên thì mục tiêu marketing của công ty trong thời gian tới là:

- Hoàn thiện hệ thống marketing- mix, trong đó đặc biệt chú ý đến hệ thống truyền thông cổ động, kênh phân phối để đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng trên thị trường toàn quốc hiện nay.

- Phát triển thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm để người tiêu dùng biết đến sản phẩm của Công ty ngày càng rộng rải hơn.

- Giữ vững và gia tăng thị phần trên thị trường mục tiêu. - Nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty.

- Mở rộng thị trường để đưa sản phẩm đến với công chúng ngày càng dễ dàng hơn.

3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động truyền thông cổ động sản phẩm xe máy của Công ty. phẩm xe máy của Công ty.

3.1. Đặc điểm tiêu dùng của sản phẩm.

Đặc điểm tiêu dùng của sản phẩm thể hiện 3 tính chất sau:

- Tính rộng rãi hay phổ biến của sản phẩm: xe máy là một sản phẩm chủ yếu dùng cho việc đi lại. Ngày nay với tốc độ phát triển kinh tế- xã hội ngày càng tăng, dẫn đến nhu cầu đi lại tăng và phân bố rộng khắp cả nước, thu nhập cũng tăng lên làm cho nhu cầu tiêu thụ xe máy càng rộng rãi và phổ biến.

- Khả năng sinh lời của sản phẩm: giá bán của 1 chiếc xe tương đối là cao, khả năng sinh lời của sản phẩm phụ thuộc vào khoảng chênh lệch giữa giá bán trên thị trường và giá nhập khẩu.

- Hành vi của người tiêu dùng: xe máy là sản phẩm chủ yếu phục vụ cho nhu cầu đi lại, chất lượng và mẫu mã của xe máy góp phần quan trọng trong việc quyết định sự lâu dài của người tiêu dùng nên việc chọn xe máy nào là rất quan trọng. Chi phí để mua xe máy không phải là nhỏ. Do vậy người tiêu dùng đánh giá lựa chọn kỹ càng trước khi mua xe là điều không thể tránh khỏi.

3.2. Đặc điểm khách hàng và thị trường.

Thị trường tiêu thụ xe máy của công ty là toàn quốc. Dân cư sống ở thành thị, thị trấn làm việc trong các nhà máy, buôn bán và hoạt động ngành dịch vụ. Dân cư ở nông thôn và miền núi chủ yếu là hoạt động trong ngành nông nghiệp, có thu nhập vừa phải và không ổn định nên việc mua sắm được suy tính kỹ càng và phần nào đặt nặng yếu tố giá cả khi quyết định mua nhất là những mặt hàng có giá trị lớn.

3.3. Đặc điểm về cạnh tranh.

Hiện nay cùng với nền kinh tế mở rộng, sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt trên mọi lĩnh vực. Ở thị trường xe máy sự cạnh tranh ngày càng diễn ra quyết liệt, sự xuất hiện ngày càng nhiều doanh nghiệp tư nhân, các chính sách của nhà sản xuất trên thị trường. Vì thế đối với các công ty kinh doanh trong ngành xe máy vấn đề giữ được khách hàng truyền thống đồng thời tìm kiếm khách hàng là điều vô cùng khó khăn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên thị trường xe máy, mỗi công ty đều áp dụng chính sách cạnh tranh khác nhau ở mỗi khu vực khác nhau. Để đánh gia khả năng của công ty so với đối thủ cạnh tranh của các khu vực thị trường qua bảng sau:

Điểm cao nhất là 3, thấp nhất là 0

ĐÁNH GIÁ CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH

Yếu tố Hệ số quan trọng Công ty Cotimex Đà Nẵng Công ty thương mại Đà Nẵng Công ty Gilimex Đà Nẵng Điểm đánh giá Điểm quy đổi Điểm đánh giá Điểm quy đổi Điểm đánh giá Điểm quy đổi 1. Thị phần 0,2 3 0,6 2 0,4 3 0,6 2. Khả năng cạnh tranh 0,1 3 0,3 2 0,2 3 0,3 3. Khả năng tài chính 0,25 2 0,5 2 0,5 2 0,5

4. Kinh doanh đa ngành 0,15 3 0,45 2 0,35 2 0,35

5. Chất lượng sản phẩm 0,2 3 0,6 3 0,6 3 0,6

6. Hệ thống truyền thông 0,1 2 0,3 1 0,3 2 0,2

Cộng 1,00 16 2,75 12 2,35 15 2,55

Nhìn vào bảng trên ta thấy điểm quy đổi của công ty là 2,75 cao hơn so với đối thủ cạnh tranh của công ty. Có được điều đó là do công ty đã không ngừng nổ lực trong suốt thời gian qua trong việc tìm kiếm khách hàng và nghiên cứu thị trường, công ty có hệ thống kênh phân phối, trung gian rộng khắp nên có ưu thế hơn so với đối thủ.

3.4. Trung gian hiện có.

3.4.1. Những mặt mạnh:

- Số lượng trung gian, chi nhánh phân bố khắp nơi.

- Địa điểm các trung gian và chi nhánh nhìn chung thuận lợi, dễ tìm kiếm - Quan hệ tốt với khách hàng.

- Những trung gian có khả năng thanh toán chậm.

3.5. Khả năng của doanh nghiệp:

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Đà Nẵng có quy mô tương đối lớn. Hiện nay công ty có cơ sở vật chất khá ổn định với hệ thống kho bãi tương đối đầy đủ cùng đội ngũ nhân viên nhiều và hoạt động thường xuyên.

3.5.1. Khả năng về tài chính: Tương đối ổn định, nguồn vốn tự có của công ty chiếm tỷ trọng khá lớn, điều này tạo điều kiện thuận lợi trong việc kinh doanh, quá trình mở rộng quy mô kinh doanh cũng như việc thiết kế lại hệ thống truyền thông cổ động.

3.5.2. Khả năng về quản lý: Công ty có thâm niên trong nhiều năm. Hiện nay cơ cấu tổ chức đã được cải tiến để phù hợp với điều kiện kinh doanh của công ty, cùng đội ngũ nhân viên có trình độ tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm trong việc kinh doanh xe máy. Nhờ vậy trong những năm qua số lượng tiêu thụ xe máy của công ty tương đối lớn, tiết kiệm được nhiều chi phí.

Một phần của tài liệu Xây dựng chính sách truyền thông cổ động sản phẩm xe máy tại Công ty Cổ phần XNK ĐN (Trang 49 - 52)