Tình hình sử dụng nguồn lực của Công ty

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao Quản trị quan hệ khách hàng tại Công ty TNHH Tin học Nước Việt (Trang 34 - 38)

2.1.4.1. Cơ sở vật chất

Hiện nay trụ sở chính của Công ty đặt tại địa chỉ 155 Hàm Nghi, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng. Hàm Nghi được xem là đại lộ tin học tại Đà Nẵng – nơi thu hút nhiều khách hàng qua lại nhất nên trụ sở Công ty có thuận lợi rất lớn trong việc thu hút khách hàng và nâng cao tính cạnh tranh. Diện tích của trụ sở vào khoảng 80m2 với 3 tầng có cách bố trí như sau:

Tầng 1: Showroom trưng bày và kinh doanh máy tính xách tay và các phụ kiện đi kèm.

Tầng 2: Phòng Giám đốc, Phòng Kinh Doanh, Phòng Kỹ Thuật, Phòng Chăm sóc khách hàng

Tầng 3: Phòng kế toán, Phòng Nhân Sự, Kho.

Với cách bố trí như vậy ta thấy Công ty đang tận dụng một cách tối đa diện tích cơ sở để kinh doanh nhằm giảm chi phí đến mức thấp nhất.

Công ty có cơ sở công nghệ thông tin có độ tương thích cao và cấu hình mạnh nhằm phục vụ tốt cho việc kinh doanh với 1 máy chủ, 6 laptop, 14 máy tính để bàn, tất cả các máy tính được kết nối với nhau thông qua hệ mạng nội bộ và internet. Với cơ sở vật chất về công nghệ thông tin tốt, Công ty có thể chủ động trong việc đưa các ứng dụng công nghệ vào quá trình hoạt động của mình.

2.1.4.2. Nhân lực

Trong 3 năm gần đây nhất, do có nhiều biến động bất lợi trong việc kinh doanh nên cơ cấu nhân sự của Công ty có nhiều thay đổi. Đặc biệt trong năm 2009, số

lượng nhân sự bị thiên giảm lên đến 36%. Đây là năm Công ty đóng cửa trụ sở chính tại 147 Hàm Nghi và chuyển sang tập trung vào kinh doanh máy tính xách tay và máy bộ - ngành kinh doanh đòi hỏi nhân sự ít hơn. Xét về cơ cấu giới tính thì khoảng cách giữa tỷ lệ nam/nữ đang được rút ngắn dần vì trong lĩnh vực laptop việc yếu tố quan hệ, giao tiếp được chú ý hơn. Xét về cơ cấu trình độ, dù có thiên giảm nhưng tỷ lệ đại học, cao đẳng vẫn luôn chiếm tỷ lệ cao.

Bảng 2-2: Cơ cấu nhân lực của Công ty Nước Việt trong 3 năm 2007 – 2009

Hình 2-2: Biểu đồ cơ câu lao động theo trình độ tại Công ty Nước Việt

2.1.4.3. Tài chính

a.Bảng cân đối kế toán

Nhìn vào Bảng 2-3: Bảng cân đối kế toán của Công ty Nước Việt trong 3 năm 2006, 2007 và 2008 ta thấy rằng cơ cấu vốn của công ty trong 3 năm có biến động tăng giảm không ổn định cho thấy mô hình kinh doanh của công ty đang có dấu hiệu không ổn định. Năm 2007 là năm Công ty có nguồn vốn lớn nhất cho thấy mô hình kinh doanh của Công ty trong năm này có nhiều phát triển (việc mở rộng thêm chi nhánh 155 Hàm Nghi là một ví dụ) tuy nhiên đến năm 2008 thì Công ty chịu một sự sụt giảm đến 11% trong năm, điều này tương ứng với việc trong năm 2008 công ty chịu nhiều sự cạnh tranh từ các đối thủ.

Bảng 2-3: Bảng cân đối kế toán của Công ty Nước Việt trong 3 năm 2006, 2007 và 20081

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Ở Hình 2-3: Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn của công ty Nước Việt trong 3 năm 2006, 2007 và 2008, ta thấy Công ty hoạt động kinh doanh bằng nguồn vốn vay là chủ yếu, trong đó chủ yếu là ngắn hạn (chiếm 47-52% trong tổng nguồn vốn). Các nguồn vay ngắn hạn này chủ yếu là từ nguồn vốn chiếm dụng của các nhà cung cấp khi khoản phải trả người bán luôn ở mức cao (chiếm 40-46% trong tổng nguồn vốn)

Trong khi đó nhìn vào Hình 2-4: Biểu đồ cơ cấu Tài sản công ty Nước Việt trong 3 năm 2006, 2007 và 2008 cho thấy tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỉ trọng cao so với tài sản dài hạn trong tổng Tài sản. Mô hình kinh doanh của công ty tăng giảm trong 3 năm và tỷ lệ giảm của tài sản ngắn hạn và dài hạn thường được giữ ở tỷ lệ 7/3 trong cơ cấu tổng tài sản. Hàng tồn kho của Công ty luôn chiếm 40-46% tổng tài sản do vậy hầu hết các nguồn vốn của công ty tồn tại dưới dạng hàng tồn kho.

b.Báo cáo hoạt động kinh doanh và các chỉ số phân tích

Để hiểu rõ thêm về tình hình kinh doanh và tài chính của Công ty, ta sẽ đi phân tích các chỉ số phân tích.

Bảng 2-4: Bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Nước Việt trong 3 năm 2006 - 20082

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Nhìn vào báo cáo KQHDKT của công ty cho thấy trong 3 năm thì doanh thu và lợi nhuận của công ty có nhiều biến động tăng giảm rõ rệt. Năm 2007 là năm công ty có doanh thu lớn nhất, tăng 15% so với năm 2006, trong khi đó lợi nhuận tăng mạnh đến 19% so với năm 2006, nhưng đến năm 2008 thì doanh thu giảm đến 10% và lợi nhuận giảm đến 34%. Đánh dấu một năm vô cùng khó khăn của Công ty.

Khả năng thanh toán hiện thời của công ty ở mức trên 1.3 cho thấy khả năng thực hiện nghĩa vụ đối với các món nợ ngắn hạn khá cao. Tuy nhiên, chỉ có khả năng thanh toán nhanh năm 2006 được xem là an toàn khi ở mức >0.5 trong khi đó các năm 2007 và 2008 ở mức khá dưới 0.5, cho thấy khả năng đáp ứng việc thanh toán nợ ngắn hạn ở 2 năm này chưa an toàn.

Vòng quay khoản phải thu luôn ở mức cao 61-84 lần/năm và tăng dần tương ứng với kỳ thu tiền bình quân giảm khoảng 6 – 4 ngày/lần cho thấy Công ty đang có nổ lực quản lý tốt các khoản thu, hạn chế các khoản phải thu từ khách hàng.

Vòng quay tồn kho luôn ở mức 8 lần/năm tương ứng với khoảng 42 ngày. Thời gian lưu kho tương đối lâu, công ty cần có chính sách luân chuyển hàng dự trữ trong kho tốt hơn. Đặc biệt là hàng hóa công nghệ, giá cả có thể biến động rất nhanh.

Thông số nợ của công ty thường ở mức 64% tức là 64% tài sản của công ty đang được tài trợ bởi các khoản nợ. Hệ số này được xem là tương đối cho thấy công ty đang sử dụng hiệu quả các món nợ, tuy nhiên gánh nặng về nợ của Công ty lại cao. Lợi nhuận gộp biên năm 2007 ở mức cao nhất 10.15%, nhưng đến năm 2008 giảm còn 9.5%, điều này cho thấy hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của Công ty

giảm. Thêm vào đó, hệ số lợi nhuận ròng biên cũng giảm mạnh đến 25% trong năm 2008, từ 1.35% xuống còn 0.99%, thấp hơn cả năm 2006 (1.30%), chứng tỏ trong năm 2008 hiệu quả hoạt động của Công ty đang giảm một cách rõ rệt.

Chỉ số ROA đạt cao nhất ở năm 2007 (0.06) và thấp nhất năm 2008 (0.04) cho thấy khả năng sinh lợi của vốn đầu tư của Công ty đang giảm, công ty cần xem xét lại hiệu suất sử dụng tài sản của Công ty. Trong khi đó ROE cũng cho kết quả tương tự, năm 2008 có giá trị thấp nhất 0.11, điều này cho thấy khả năng cạnh tranh của Công ty cũng như khả năng sinh lời đang giảm xuống và công ty đang gặp khó khăn trong việc quản lý tài chính.

Bảng 2-5: Các thông số phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Nước Việt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c.Đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty

Qua quá trình phân tích trên thì có thể đưa ra một số nhận xét về hiệu quả kinh doanh của công ty như sau:

Về tổng quan, việc kinh doanh của công ty hằng năm vẫn tạo ra lợi nhuận trung bình 284 triệu đồng/năm (tương ứng 23.6 triệu đồng/tháng). Đây có thể được xem là con số khả quan đối với công ty vừa và nhỏ. Công ty hoạt động chủ yếu dựa trên vốn ngắn hạn dưới dạng chiếm dụng vốn của nhà cung cấp. Chỉ số thanh toán hiện thời ở mức an toàn nhưng hệ số thanh toán nhanh lại không an toàn do việc luân chuyển hàng hóa tồn kho chưa hiệu quả. Năm 2007 đánh dấu là năm Công ty có tình hình hoạt động kinh doanh thuận lợi nhất với lợi nhuận đạt 341 triệu đồng, các chỉ số sinh lời ở mức cao hơn so với những năm khác. Tuy nhiên, trong năm 2008, công ty lại gặp nhiều khó khăn, doanh thu và lợi nhuận giảm mạnh và trong đó các chỉ số sinh lời có chiều hướng ảnh hưởng xấu đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Điều nay chính là kết quả chi việc trong năm 2009 công ty đã đóng cửa trụ sở chính ở 147 Hàm Nghi và chuyển về 155 Hàm Nghi và thay đổi mặt hàng kinh doanh chủ yếu từ kinh doanh linh kiện sang kinh doanh máy tính xách tay, máy bộ và các thiết bị kỹ thuật số khác.

2.2.Thực trạng công tác CRM tại công ty TNHH Tin học Nước Việt

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao Quản trị quan hệ khách hàng tại Công ty TNHH Tin học Nước Việt (Trang 34 - 38)