Cơ cấu tổ chức, chức năng

Một phần của tài liệu Quản trị danh mục sản phẩm của Tổng công ty chăn nuôi VN (Trang 39 - 42)

2.1. Cơ cấu tổ chức.

Cơ cấu tổ chức bao gồm:

- Hội đồng quản trị có 5 thành viên do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm. Trong đó có 01 thành viên là Chủ tịch, 01 thành viên kiêm Tổng Giám đốc, 01 thành viên kiêm trưởng ban kiểm soát.

Một số chuyên viên chuyên trách giúp việc cho chủ tịch Hội đồng quản trị quyết định .

Thực hiện chức năng quản lý hoạt động của Tổng Công ty theo nhiệm vụ Nhà nước giao.

Ban kiểm soát có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ do Hội đồng quản trị giao về việc kiểm tra, giám sát hoạt động điều hành của Tổng Giám đốc, bộ máy giúp việc và các đơn vị thành viên trong việc chấp hành pháp luật, điều lệ, các Nghị quyết và quyết định của Hội đồng quản trị.

Tổng Giám đốc, các phó giám đốc và kế toán trưởng đều do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn bổ nhiệm và miễn nhiệm.

Tổng Giám đốc có bộ máy giúp việc điều hành gồm: Văn phòng Tổng Công ty, các phòng ban nghiệp vụ, được tổ chức và bổ nhiệm theo quy định tại điều lệ mẫu của Tổng Công ty Nhà nước do Chính phủ ban hành. Tổng Giám đốc làđại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trước pháp luật vềđiều hành hoạt động của công ty. Tổng Giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong công ty.

Phó Giám đốc là người giúp Tổng Giám đốc điều hành 1 hoặc 1 số lĩnh vực, địa bàn đơn vị theo sự phân công của Tổng Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc, pháp luật về nhiệm vụđược phân công.

Kế toán trưởng giúp Tổng Giám đốc chỉđạo tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê của công ty, có quyền và nhiệm vụ theo quy định của Pháp luật.

Văn phòng công ty và các phòng chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc trong quản lýđiều hành công việc.

Các đơn vị thành viên của Tổng Công ty. Khi thành lập công ty có 46 thành viên hạch toán độc lập, 02 thành viên hạch toán phụ thuộc, 03 đơn vị hành chính sự nghiệp. Qua 5 năm hoạt động một số các thành viên được sắp xếp lại, đổi tên để hình thành các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn. Đến đầu năm 2002, Tổng Công ty còn 28 đơn vị thành viên,1 chi nhánh và 2 liên doanh phân bổ phía Bắc 22 đơn vị , miền Trung 2 đơn vị , và phía Nam 4 đơn vị.

Sơđồ2.1: Cơ cấu tổ chức tổng Công ty

Hội đồng quản trị

Ban Giám đốc điều hành

V ăn p hò ng T ổn g C . ty Ph òn g T C K T Ph òn g K H Đ T Ph òn g T C C B Ph òn g K T SX C ác p hò ng K D 1 , 2 , 3 ,4 ,5

Công ty Xí nghiệp Nông trường TT. kỹ thuật

i m iệp g xuấ

t

V

ng xuất V ật tư xuấ

t

( nguồn: Tổng Công Ty chăn Nuôi Việt Nam)

2.2. Chức năng công ty.

Tổng Công ty có 2 chức năng chính: Thay mặt Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý ngành chăn nuôi Việt Nam. Điều hành sản xuất kinh doanh các đơn vị thành viên.

Ngoài chức năng quản lý công ty còn có chức năng kinh doanh tạo nguồn thu trang trải cho hoạt động công ty và nộp ngân sách cho Nhà nước. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là: Chăn nuôi gia súc, gia cầm và các vật nuôi khác, sản xuất chế biến, kinh doanh nguyên vật liệu và thức ăn chăn nuôi, sản xuất chế biến các sản phẩm chăn nuôi( như chế biến thịt thực phẩm các loại), kinh doanh, vật tư, thiết bị, máy móc, dược phẩm và các loại hoá chất, trồng trọt cây làm thức ăn gia súc, cây lương thực cây ăn quả, cây công nghiệp và môi sinh , Xây dựng sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, điện nước, trực tiếp xuất nhập khẩu v.v…

2.3. Nhiệm vụ và quyền hạn.

- Tổ chức xây dựng, quy hoạch mạng lưới các đơn vị thành viên trong lĩnh vực sản xuất, chăn nuôi chế biến xuất khẩu.

- Giám sát kết quả hoạt động chăn nuôi, xuất nhập khẩu…

- Tổ chức nghiên cứu khoa học công nghệ và những vấn đề có liên quan đến công nghiệp hoá và hiện đại hoá ngành chăn nuôi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhân viên, công nhân kỹ thuật chăn nuôi.

- Tư vấn vàđầu tư chăn nuôi.

- Giúp đỡ các địa phương về kỹ thụât, tổ chức sản xuất kinh doanh xuất khẩu.

-Hoàn thành các kế hoạch xuất nhập khẩu.

-Kiểm tra báo cáo Nhà nước ( Bộ chủ quản) kết quả hoạt động chăn nuôi xuất khẩu.

-Sản xuất thu mua và xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi. -Đóng góp ngân sách Nhà nước.

-Tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu.

-Thiết lập thị trường nước ngoài để nhập khẩu các sản phẩm phục vụ cho ngành chăn nuôi v.v…

* Về quyền hạn của công ty có quyền hạn của một Tổng Công ty lớn được thiết lập theo mô hình TCT "90”, TCT “91”.

-Tham gia vào các hội nghị Chính phủ.

-Thiết lập mối quan hệ với các đơn vị trong nước và nước ngoài. -Liên kết liên doanh với nước ngoài.

-Tham gia hoạt động sản xuất, chế biến dịch vụ thương mại, đầu tư xuất nhập khẩu.

-Được quyền mở trường lớp đào tạo và tham gia đào tạo cán bộ theo những chuyên ngành trong lĩnh vực chăn nuôi.

Một phần của tài liệu Quản trị danh mục sản phẩm của Tổng công ty chăn nuôi VN (Trang 39 - 42)