Những tồn tại trong việc thúc đẩy xuất khẩu thịt lợn

Một phần của tài liệu Quản trị danh mục sản phẩm của Tổng công ty chăn nuôi VN (Trang 57 - 59)

III. ĐÁNHGIÁHOẠTĐỘNGXUẤTKHẨUTHỊTLỢNCỦA

2.Những tồn tại trong việc thúc đẩy xuất khẩu thịt lợn

Bên cạnh những thuận lợi kể trên Tổng công ty còn gặp rất nhiều những khó khăn thách thức không nhỏđến sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.

Sản lượng thịt lợn xuất khẩu hàng năm của tổng công ty chưa cao, biến động thất thường qua các năm, chủng loại mặt hàng thịt lợn còn quáđơn điệu, mới chỉ sản xuất được thịt lợn mảng đông lạnh, lợn sữa là chủ yếu hơn nữa chất

lượng thịt còn thấp, chưa đảm bảo vệ sinh thú y nhưng giá thành lại cao so với các nước khác như Mỹ, Trung Quốc.

Thị trường xuất khẩu thịt lợn còn quá hạn hẹp, bấp bênh, mới chỉ xuất khẩu thịt lợn được sang thị trường Hồng Kông và thị trường Nga với sản lượng chưa cao. Thị trường xuất khẩu truyền thống sản phẩm chăn nuôi hiện nay của Tổng công ty là thị trường Liên bang Nga gặp rất nhiều khó khăn do khả năng thanh toán rủi ro, cạnh tranh rất mạnh mẽ giữa các nước xuất khẩu thịt lợn, giá thành luôn ở mức độ rất thấp. Đối với thị trường Hồng Kông đây là thị trường tiềm năng của Tổng công ty chăn nuôi ở Việt Nam, giá cả không ổn định, giá thay đổi thường xuyên qua các năm. Mặt khác, thủ tục xuất khẩu vào Hồng Kông chưa được giải quyết triệt để nên gây nhiều khó khăn.

Cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, quyết liệt hơn trong khi sức cạnh tranh của mặt hàng thịt lợn do công ty sản xuất cung ứng chưa tăng theo đòi hỏi của thị trường. Nhịp điệu phát triển kinh tế suy giảm, thị trường bị thu hẹp làm cho sản phẩm tiêu thụ khó khăn và bịứđọng. Giá cả thị trường thất thường và nhìn chung là thấp, có lúc thấp hơn giá thành dẫn đến kinh doanh kém hiệu quả, không ít xí nghiệp bị thua lỗ, sản xuất phải thu hẹp.

Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng đàn lợn của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam có xu hướng giảm xuống do giá thức ăn chăn nuôi tăng bên trong khi giá xuất khẩu thịt lợn lại xuống thấp.

Đội ngũ lao động của công ty tuy cóưu điểm là giàu kinh nghiệm song vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của quá trình đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay của các doanh nghiệp. Đứng trước xu thế phát triển của nền kinh tếđất nước ta là thay đổi chiến lược từ "đóng cửa" sang "mở cửa", thay thế nhập khẩu hướng vào xuất khẩu. Tổng công ty đòi hỏi không chỉ cóđội ngũ cán bộ, công nhân viên lành nghề giàu kinh nghiệm mà phải năng động và nhạy bén.

Bên cạnh những khó khăn tồn tại, Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam cũng phải đương đầu với những khó khăn, thách thức mới. Cùng với tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, thực hiện việc cắt giảm thuế quan CEPT của khối mậu dịch ASEAN (FTA), đàm phán để gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) đặt ra những thời cơ và thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam. Do đóđòi hỏi phải có những cố gắng nỗ lực trong việc điều hành hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi nói riêng.

Nước ta là thành viên đầy đủ của ASEAN và thực hiện các điều khoản hiệp định AFTA, tiến trình giảm thuế nhập khẩu là không thểđảo ngược. Xu thế hội nhập thế giới ngày càng cao nên việc chọn lựa vàđịnh hướng đầu tưđúng, có hiệu quảđang đặt ra rất bức thiết. Đón nhận thời cơđồng thời dám chấp nhận thử thách, Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam cần phải có những bước đi và giải pháp phù hợp trong hoạt động xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi. Cần phải có những bước đi và giải pháp phù hợp trong hoạt động xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi, cần phải cân nhắc và chuẩn bị thị trường xuất khẩu chu đáo mới có thể có cơ may thắng lợi trong cạnh tranh quốc tế.

Một phần của tài liệu Quản trị danh mục sản phẩm của Tổng công ty chăn nuôi VN (Trang 57 - 59)