Phương hướng phát triển của NHNo&PTNT trong những năm tới 1 Mục tiêu

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động quản lý mối quan hệ khách hàng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh (Trang 55 - 56)

1. Mục tiêu

Ngân hàng nông nghiệp Hà Tĩnh chưa triển khai xây dựng một hệ thống CRM hoàn chỉnh. Tuy nhiên, việc tạo dựng, duy trì và quản lý mối quan hệ khách hàng vẫn luôn được tiến hành trong các hoạt động của ngân hàng.

Mục tiêu chiến lược của NHNo&PTNT Hà Tĩnh đến năm 2010 trở thành ngân hàng lớn mạnh nhất trong toàn tỉnh, chiếm thị phần khoảng 40%. Chính vì vậy mục tiêu chính bây giờ của ngân hàng là xác định đâu là khách hàng trung tâm của mình, đó chính là:

- Các hộ gia đình và cá nhân - Các hộ kinh doanh cá thể - Những tổ chức vừa và nhỏ

2. Phương hướng

Để đạt được mục tiêu trên, NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã xác định các phương hướng cụ thể:

- Mở rộng mạng lưới hoạt động, trước hết là vào các tổ chức đoàn thể, trường học. Hiện nay chính phủ đang có chủ trương trả lương cho các cán bộ công nhân viên qua tài khoản mở tại ngân hàng. Đây là một chính sách rất có lợi cho việc kinh doanh của các ngân hàng và ngân hàng nông nghiệp Hà Tĩnh cũng không nằm ngoài sự cạnh tranh đó. Ban lãnh đạo ngân hàng nông nghiệp Hà Tĩnh đã ra chỉ tiêu cho các cán bộ nhân viên trong ngân hàng phải đạt được chỉ tiêu huy động các tổ chức đoàn thể trường học mở thẻ. Những chỉ tiêu đặt ra đó thúc đẩy các nhân viên làm việc tích cực hơn. Nếu ngân hàng nông nghiệp Hà Tĩnh thực hiện được việc này thì sẽ tăng được một lượng khách hàng rất là lớn. Chiếm khoảng 40% thị phần trên địa bàn.

- Triển khai các hoạt động thẻ, cung cấp dịch vụ thẻ ngân hàng tới khách hàng. Ngân hàng triển khai các hoạt động hướng dẫn cho khách hàng biết tiện ích của việc mở thẻ ATM.

- Nghiên cứu phát triển các sản phẩm dịch vụ dựa trên nên tảng công nghệ ngân hàng hiện đại, đồng thời tiếp tục cải tiến các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống.

- NHNo&PTNT Hà Tĩnh tranh thủ nguồn vốn huy động từ trung ương, nguồn vốn các dự án quốc tế nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho vay các doanh nghiệp, lập kế hoạch dài hạn về nguồn vốn hỗ trợ từ trung ương để cho vay các dự án lớn trên địa bàn.

Định hướng mức huy động bình quân tăng tối thiểu 28%. Đạt 3450 tỷ vào năm 2008, 4255 tỷ năm 2009 và 5300 tỷ năm 2010.

Về dư nợ tăng quy mô đầu tư hàng năm bình quân từ 1.4 tỷ/dự án lên 2.5 tỷ/dự án vào năm 2010. Đưa tốc độ dư nợ hàng năm lên 32% chiếm tỷ trọng 20%tổng dư nợ vào năm 2010, 25% vào năm 2015 và 30% vào năm 2020.

Tiếp cận 100% số doanh nghiệp trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động quản lý mối quan hệ khách hàng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh (Trang 55 - 56)