Nguyên tắc quy đổi ngoại tệ và xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoá

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người mua và người bán tại Công ty Công nghiệp Hóa chất Mỏ (Trang 27 - 30)

CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT MỎ

2.1.5. Nguyên tắc quy đổi ngoại tệ và xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoá

Các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ và tỷ giá hối đoái tại Công ty Công nghiệp Hóa chất Mỏ chủ yếu phát sinh khi Công ty thực hiện giao dịch với các nhà cung cấp nước ngoài, ngoại tệ sử dụng chủ yếu là Đôla Mỹ (USD). Khi ghi nhận các nghiệp vụ này, kế toán sử dụng tỷ giá thực tế để quy đổi ngoại tệ, đó là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố và được đăng trên báo Nhân dân số ra hàng ngày.

Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh được ghi nhận khi có sự thay đổi tỷ giá giữa ngày giao dịch và ngày thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ, hoặc trong việc đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính.

Trong quá trình thanh toán, đối với các khoản công nợ có phát sinh chênh lệch tỷ giá, kế toán tính ra số chênh lệch theo công thức:

Chênh lệch tỷ giá hối đoái =

Tỷ giá thực tế ngày thanh toán -

Tỷ giá thực tế ngày phát sinh nợ × Số nguyên tệ của khoản nợ thanh toán Trong trường hợp Công ty thanh toán nợ cho nhà cung cấp mà khoản chênh lệch tỷ giá này dương thì Công ty sẽ bị lỗ về tỷ giá, khoản chênh lệch này sẽ được hạch toán vào chi phí tài chính. Ngược lại, Công ty được lãi về tỷ giá và được ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính.

Trong trường hợp khách hàng thanh toán nợ cho Công ty, nếu khoản chênh lệch này dương sẽ ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính và ngược lại sẽ hạch toán vào chi phí tài chính.

Đến cuối kỳ, kế toán công nợ sẽ đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ và tính ra khoản chênh lệch tỷ giá theo công thức:

Chênh lệch tỷ giá hối đoái =

Tỷ giá thực tế ngày cuối kỳ - Tỷ giá thực tế ngày phát sinh nợ × Số nguyên tệ của khoản công nợ

Căn cứ vào giá trị của khoản chênh lệch tỷ giá tính ra được, kế toán định khoản như sau:

• Với khoản phải trả nhà cung cấp nước ngoài:

Nếu khoản chênh lệch dương: Nợ Tk 4131 Có Tk 331 Nếu khoản chênh lệch âm: Nợ Tk 331

Có Tk 4131 • Với khoản trả trước cho nhà cung cấp nước ngoài:

Nếu khoản chênh lệch dương: Nợ Tk 331

Có Tk 4131 Nếu khoản chênh lệch âm: Nợ Tk 4131

Có Tk 331 • Với khoản phải thu khách hàng bằng ngoại tệ:

Nếu khoản chênh lệch dương: Nợ Tk 131

Có Tk 4131 Nếu khoản chênh lệch âm: Nợ Tk 4131

Có Tk 131 • Với khoản khách hàng trả trước bằng ngoại tệ:

Nếu khoản chênh lệch dương: Nợ Tk 4131 Có Tk 131 Nếu khoản chênh lệch âm: Nợ Tk 131

Có Tk 4131

Sau đó, kế toán tổng hợp số liệu trên tài khoản 413 – “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” để kết chuyển sang chi phí tài chính (nếu lỗ về tỷ giá) hoặc doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi về tỷ giá).

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người mua và người bán tại Công ty Công nghiệp Hóa chất Mỏ (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w