II. Các khoản phải trả
2.3.2. Phân tích khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán là một vấn đề tài chính rất được quan tâm đối với hầu hết tất cả các Công ty. Khả năng thanh toán cho biết tình hình tài chính của công ty có thuận lợi hay không. Qua đó ta có thể dự đoán được khả năng đáp ứng cho các khoản nợ đến hạn thanh toán trong tương lai gần, tạo sự chủ động trong thanh toán.
Để có một cái nhìn rõ nét hơn nữa về thực trạng thanh toán của Công ty Công nghiệp Hóa chất Mỏ, ta sẽ căn cứ vào việc đánh giá khả năng thanh toán của Công ty thông qua một số chỉ tiêu sau:
Biểu 3.5: Một số chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Công ty Công nghiệp Hóa chất Mỏ
STT Chỉ tiêu Năm 2007 (lần) Năm 2006 (lần) So sánh Chênh lệch Tỷ lệ (%)
1 Hệ số thanh toán khái quát 1,46 1,52 -0,06 -3,95
2 Hệ số thanh toán tức thời 0,3 0,22 0,08 36,4
3 Hệ số thanh toán nhanh 0,17 0,16 0,01 6,25
4 Hệ số thanh toán Nợ ngắn hạn
của Tài sản ngắn hạn 1,09 1,2 -0,11 -9,17
5 Hệ số chuyển đổi Tài sản ngắn
hạn thành tiền 0,15 0,13 0,02 15,38
7 Hệ số thanh toán phí lãi vay 2,93 5,06 -2,13 -42,09 8 Hệ số thanh toán Nợ dài hạn
của Tài sản dài hạn 4,56 5,65 -1,09 -19,29
Hệ số thanh toán khái quát của Công ty giảm từ 1,52 năm 2006 xuống 1,46 năm 2007, tuy nhiên vẫn nằm trong khoảng hợp lý, cho thấy khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán của Công ty là khả quan tại bất kỳ một thời điểm nào. Đây là nhân tố góp phần ổn định tình hình tài chính để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Công ty.
Hệ số thanh toán tức thời và Hệ số thanh toán nhanh của Công ty năm 2007 tăng lên so với năm 2006 nhưng vẫn ở mức rất thấp (< 0,5%). Điều này chứng tỏ mức tồn quỹ tiền mặt và tiền gửi của Công ty là quá thấp, không đủ để đáp ứng nhu cầu thanh toán trong thời gian ngắn. Công ty đầu tư quá nhiều vào TSCĐ và HTK dẫn đến mất sự chủ động trong việc thanh toán các khoản nợ, thậm chí có những thời điểm rơi vào tình thế khó khăn.
Hệ số thanh toán Nợ ngắn hạn của Tài sản ngắn hạn của Công ty năm 2007 giảm 0,11 so với năm 2006, tương ứng tốc độ giảm 9,17%. Nhưng trong cả hai năm 2006 và 2007 hệ số này đều >1, như vậy Công ty vẫn giữ được sự ổn định về khả năng thanh toán. Tuy nhiên Công ty cũng nên xem xét để đảm bảo hệ số này không bị giảm xuống <1.
Hệ số chuyển đổi Tài sản ngắn hạn thành tiền của Công ty năm 2007 tăng 15,38% so với năm 2006 nhưng ở mức thấp, Điều này càng khẳng định cho nhận định về việc Công ty đã đầu tư quá nhiều vào TSCĐ và HTK, gây khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán. Tuy nhiên với đặc điểm kinh doanh mặt hàng Vật liệu nổ công nghiệp không thường xuyên phải thanh toán ngay nên phần nào cũng giảm bớt áp lực tài chính cho Công ty.
Hệ số thanh toán phí lãi vay của Công ty năm 2007 giảm mạnh nhưng vẫn ở mức cao (> 2), chứng tỏ khả năng thanh toán phí lãi vay của Công ty khá tốt. Tuy nhiên Công ty cần xem xét lại hiệu quả hoạt động kinh doanh để khắc phục sự giảm sút này.
Hệ số thanh toán Nợ dài hạn của Tài sản dài hạn của Công ty năm 2007 giảm 19,29% so với năm 2006 nhưng vẫn ở mức rất cao (> 4), chứng tỏ một phần tài sản dài hạn được đầu tư từ vốn chủ sở hữu, góp phần ổn định tình hình tài chính của Công ty.
Tóm lại, thông qua việc đánh giá một số chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh
toán của Công ty Công nghiệp Hóa chất Mỏ, ta thấy khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán dài hạn của Công ty là tương đối tốt, tuy nhiên, khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty lại không khả quan. Công ty nên cân đối lại cơ cấu tài sản, cụ thể là tăng mức tồn quỹ của tiền mặt và tiền gửi để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý tài chính cũng như đáp ứng được nhu cầu thanh toán của các khoản nợ đến hạn của Công ty.
Ngoài các chỉ tiêu phân trên, kế toán thanh toán cũng cần phải chú ý tới một số chỉ tiêu khác như: Tổng mức dư nợ TGNH, tiền mặt, tiền vay ngắn hạn. Kế toán thanh toán nên tính ra mức tồn quỹ trung bình trong tháng của mỗi tháng. Để đơn giản, có thể tính như sau:
Tồn quỹ đầu kỳ + cuối kỳ Tồn quỹ trung bình =
2
Sau khi tính được các mức tồn quỹ trung bình, kế toán so sánh với định mức cho mỗi loại quỹ. Việc so sánh này phần nào đánh giá được việc quản lý quỹ có hiệu quả hay không. Nếu tồn quỹ tiền mặt, tiền gửi và tiền vay ngắn hạn đều cao chứng tỏ kế toán không chú ý tới vấn đề quản lý nguồn vốn thanh toán, không cân đối được vốn có và vốn vay. Trong khi có tiền ở TK 111 và TK 112 mà không dùng lại đi vay ngắn hạn để thanh toán, làm cho Công ty phải chịu một khoản chi phí tài chính không đáng. Cho dù tiền ở TK 112 cũng sinh lời nhưng không thể nào bù đắp được chi phí lãi vay phải trả. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác chỉ tiêu này cần lưu ý “Định mức tồn quỹ” phải được xây dựng một cách hợp lý, đảm bảo khả năng thanh toán của công ty luôn ở trạng thái tốt.
Trong kinh doanh, thường thì những khách hàng có quan hệ làm ăn lâu dài có số dư nợ phải thu khá cao và thời hạn thanh toán cũng dài hơn, trong khi giá bán cho những khách hàng này lại thường thấp hơn những khách hàng khác. Do vậy, ta cần đánh giá hiệu quả của việc áp dụng chính sách ưu đãi về giá bán và thời hạn thanh toán đối với những khách hàng đó. Việc đánh giá có thể thông qua một số chỉ tiêu sau:
- So sánh tỷ lệ chiếm dụng vốn và tỷ lệ sinh lời của mỗi khách hàng: Dư nợ phải thu bình quân Tỷ lệ chiếm dụng vốn =
Vốn kinh doanh bình quân
Lợi nhuận khách hàng đó đem lại Tỷ lệ sinh lời =
Tổng lợi nhuận Trong đó:
Lợi nhuận khách hàng đem lại = Doanh thu thuần – Giá vốn (đối với mỗi khách hàng)
Ví dụ, hiệu quả kinh doanh với một khách hàng có tỷ lệ chiếm dụng vốn là 9% đem lại lợi nhuận 2% sẽ không hiệu quả bằng khách hàng chiếm dụng 6% vốn mà đem lại 3% lợi nhuận cho Công ty.
- Tính toán lợi nhuận mà một khách hàng đem lại: chỉ tiêu này ở công thức trên được tính một cách tương đối bằng doanh thu – giá vốn, bởi nó còn nằm trong sự so sánh với số vốn chiếm dụng. Chỉ số này chính xác được tính như sau:
Lợi nhuận KH đem lại = Doanh thu thuần – Giá vốn – Chi phí vốn Với: Chi phí vốn = Dư nợ bình quân × Lãi suất thực tế NH
Ví dụ, một khách hàng có doanh thu là 50 tỷ/ tháng, giá vốn là 43 tỷ, số dư nợ phải thu bình quân là 20 tỷ. Như vậy, nếu lãi suất ngân hàng là 1%/ tháng thì số lợi nhuận thực tế mà khách hàng đó mang lại trong tháng là:
Lợi nhuận KH đem lại = 50 – 43 – 1% × 20 = 6,8 tỷ
Công thức này có thể được sử dụng để làm căn cứ tính ra dư nợ định mức cho mỗi khách hàng.
Đối với một công ty có nhiều khách hàng như Công ty Công nghiệp Hóa chất Mỏ, việc tính toán trên là rất mất thời gian. Chính vì thế, kế toán thanh toán chỉ cần quan tâm đến một số khách hàng đặc biệt, hoặc luân phiên chọn ra một vài khách hàng để phân tích, hoặc viết bổ sung chương trình tính toán các chỉ tiêu trên cho phần mềm kế toán, khi đó công việc phân tích, đánh giá của kế toán viên sẽ đơn giản hơn rất nhiều.
Trên đây là một số ý kiến đóng góp để hoàn thiện hơn công tác kế toán các nghiệp vụ thanh toán với người mua và người bán tại Công ty Công nghiệp Hóa chất Mỏ, nhằm tăng cường công tác quản lý tài chính tại Công ty.
Cùng với sự tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế đất nước, yêu cầu đặt ra đối với công tác kế toán nói chung và công tác kế toán các nghiệp vụ thanh toán ngày một đòi hỏi cao hơn. Tại Công ty Công nghiệp Hóa chất Mỏ, các nghiệp vụ thanh toán luôn chiếm một vị trí quan trọng nên em đã mạnh dạn nghiên cứu về đề tài này, trong đó, tập trung đi sâu nghiên cứu về các công tác kế toán các nghiệp vụ thanh toán với người mua và người bán. Đồng thời nghiên cứu các chỉ tiêu được sử dụng trong phân tích thanh toán để có được cái nhìn toàn diện về thực trạng tài chính của Công ty.
Do trình độ và phương pháp nghiên cứu hạn chế nên chuyên đề của em chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đánh giá và góp ý của thầy cô và các anh chị trong phòng kế toán của Công ty Công nghiệp Hóa chất Mỏ để em có thể hoàn thiện hơn chuyên đề của mình.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo rất nhiệt tình của ThS. Trương Anh Dũng và các anh chị trong phòng kế toán đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.