Nhóm chỉ tiêu đánh giá chất lợng tín dụng

Một phần của tài liệu Mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Nghiên cứu tại chi nhánh ngân hàng công thương Hoàn Kiếm) (Trang 26 - 29)

+ Chỉ tiêu nợ quá hạn: Nợ quá hạn là những khoản nợ mà thời gian tồn tại của nó vợt quá thời gian cho vay theo thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng cộng với thời gian đã đợc gia hạn thêm nếu khách hàng có yêu cầu. Nợ quá hạn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nh từ phía doanh nghiệp, do khách quan… các ngân hàng luôn mong muốn giảm thấp tỷ lệ nợ quá hạn bởi nó làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.

Tỷ này càng nhỏ càng tốt.

Cả hai chỉ tiêu này đều giúp ngân hàng quản lý rủi ro các khoản cho vay, tuy nhiên sự khác biệt giữa hai tỷ lệ là nợ quá hạn chỉ xem xét đến giá trị quá hạn của khoản nợ trong khi đó thì tỷ lệ đầu t rủi ro xem xét toàn bộ món vay mà phát sinh nợ quá hạn.

Hai chỉ tiêu này đều chịu ảnh hởng của chính sách xoá nợ của ngân hàng, nếu nh ngân hàng thực hiện xoá nợ quá nhanh thì hai tỷ lệ này sẽ ở mức thấp và không có ý nghĩa thực tiễn. Một ngân hàng có chính sách tốt là phải thiết lập đợc quỹ dự phòng rủi ro đủ mạnh và thông báo định kỳ về những món vay không có khả năng thu hồi, để tránh tình trạng trong một lúc ngân hàng phải thông báo con số nợ không có khả năng thu hồi quá lớn và làm giảm tài sản của ngân hàng một cách nghiêm trọng. Thông thờng khi lập bảng theo dõi nợ quá hạn ngân hàng thờng phân nợ quá hạn theo thời gian với các mốc là: 30-180, 180-360, >360 ngày kể từ ngày thu nợ. Sự phân loại này có ý nghĩa đối với việc quản lý chất lợng tín dụng và đánh giá để thiết lập dự phòng mất vốn.

Ngoài ra ngời ta còn xem xét các chỉ tiêu sau: Nợ khó đòi/ Tổng nợ quá hạn

Hoặc: Nợ khó đòi/ Tổng d nợ

Khi nợ quá hạn tồn tại đến một thời điểm nào đó và khả năng không thu hồi đợc là cao thì khoản nợ này đợc coi là khó đòi. Khi một khoản nợ đợc coi là nợ khó đòi thì đồng nghĩa với nó là việc ngân hàng sẽ khó có thể thu

Tỷ lệ đầu tư rủi ro =

Tổng dư nợ món vay có phát sinh rủi ro Tổng dư nợ cho vay

Tỷ lệ nợ quá hạn = Tổng dư nợ quá hạn

hồi đợc vốn. Tỷ lệ nợ khó đòi cao chứng tỏ hoạt động cho vay của ngân hàng kém hiệu quả và chất lợng của khoản vay là thấp.

Chỉ tiêu quản lý vốn: Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá việc quản lý vốn của mỗi ngân hàng.

Tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt. Điều này chứng tỏ số tiền cho vay đợc xoá nợ là thấp so với d nợ bình quân, các khoản cho vay của ngân hàng có độ an toàn cao.

Các ngân hàng đều có những khoản cho vay không có khả năng thu hồi nhng một ngân hàng quản lý tốt là có tỷ lệ này ở mức thấp. Rất nhiều ngân hàng phản đối việc xóa nợ vì họ có lòng tin là những khoản cho vay này vẫn có thể thu hồi. Một khi món nợ đã đợc xóa, các nỗ lực thu hồi vốn vấn tiếp tục nếu điều đó có ý nghĩa kinh tế. Xoá nợ đơn giản là một phơng pháp quản lý tài chính của ngân hàng chứ không phải là sự thừa nhận về mặt pháp lý rằng ngời vay không còn nợ ngân hàng nữa.

Tỷ lệ này đợc hình thành dựa trên tỷ lệ vỡ nợ trớc đây, tỷ lệ này chỉ ra phần trăm d nợ đợc dự đoán là không có khả năng thu hồi. Sự quản lý tài chính tốt và khai báo đầy đủ có ý nghĩa rằng khoản nợ không có khả năng thu hồi theo dự đoán thấp nhất. Tỷ lệ dự phòng mất vốn trích lập theo quy định đại diện cho khoản trích lập mất vốn đợc xoá nợ một thời kỳ. Tỷ lệ mất vốn đại diện cho tổng giá trị các món vay đợc xoá nợ trong một thời kỳ. Tỷ lệ dự phòng là số d còn lại trên bảng cân đối kế toán và tỷ lệ này càng nhỏ chứng tỏ ngân hàng càng có ít các khoản nợ có vấn đề.

Tỷ lệ dự phòng =

Dự phòng mất vốn Tổng dư nợ

Tỷ lệ mất vốn = Tổng số tiền cho vay được xoá nợ Dư nợ bình quân

+ Chất lợng tín dụng tốt còn đợc đánh giá thông qua chỉ tiêu lợi nhuận thu đợc từ hoạt động tín dụng chênh lệch lợi nhuận tín dụng ở các thời kỳ khác nhau cho biết sự tăng (giảm) của chất lợng tín dụng trong thời kỳ này.

Trong kinh doanh, tín dụng phải thực hiện lãi suất dơng, có nghĩa là lãi suất đầu ra cao hơn lãi suất đầu vào cộng với các chi phí nghiệp vị ngân hàng. Nguồn thu từ hoạt động kinh doanh là nguồn thu chủ yếu để ngân hàng tồn tại và phát triển. Ngân hàng có thể tuỳ từng thời gian, điều kiện kinh doanh cụ thể để có chính sách khách hàng hợp lý, mở rộng đầu t tín dụng, thu hút khách hàng nhng vẫn đảm bảo cho hoạt động tín dụng có hiệu quả cao nhất. Lợi nhuận do tín dụng đem lại chứng tỏ các khoản cho vay không những thu hồi đợc gốc mà còn thu đợc lãi, đảm bảo độ an toàn của đồng vốn cho vay.

Hiện nay, ngành ngân hàng đang áp dụng nhiều giải pháp cũng nh các biện pháp tình thế để đảm bảo chất lợng tín dụng, thể hiện qua nhóm chỉ tiêu định tính và định lợng.

Nhóm chỉ tiêu định tính thể hiện cho vay đảm bảo các quy chế thể lệ tín dụng.

Nhóm chỉ tiêu định lợng nhằm phân tán rủi ro, đảm bảo các thông số tiêu chuẩn để đánh giá chất lợng tín dụng nh: d nợ của 10 khách hàng nhỏ hơn hoặc bằng tổng d nợ, d nợ của một khách hàng nhỏ hơn hoặc bằng 10% vốn điều lệ và các quỹ, tỷ lệ nợ quá hạn nhỏ hơn hoặc bằng 5% tổng d nợ…

Các nhóm chỉ tiêu trên có thể thực hiện đợc hay không tuỳ vào ý thức chấp hành thể lệ tín dụng, quy trình kỹ thuật cho vay và các chỉ tiêu này đạt đợc thì chất lợng tín dụng mới đợc đảm bảo.

Một phần của tài liệu Mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Nghiên cứu tại chi nhánh ngân hàng công thương Hoàn Kiếm) (Trang 26 - 29)