Các giải pháp phân tán rủi ro

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank Láng Hạ (Trang 65 - 67)

III -D nợ phân theo chất lợng TD

3.2.4.Các giải pháp phân tán rủi ro

NHNo&PTNT Láng Hạ

3.2.4.Các giải pháp phân tán rủi ro

a. Thực hiện đa dạng hoá các hình thức tín dụng.

Đa dạng hoá các hình thức hoạt động tín dụng là tất yếu khách quan vì: Thực hiện đa dạng hoá hoạt động tín dụng, Ngân hàng sẽ giảm thiểu rủi ro tín dụng, tạo uy tín thu hút đợc nhiều khách hàng có cơ sở vững chắc để mở rộng tín dụng. Thực hiện đa dạng hoá hoạt động tín dụng để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng cũng nh những tiến bộ nhanh chóng của kỹ thuật và công nghệ Ngân hàng.

Các giải pháp cụ thể để thực hiện đa dạng hoá các hình thức tín dụng:

Một là: Nắm vững nhu cầu của thị trờng để kịp thời đa ra các hình thức tín dụng, dịch vụ mới để phục vụ tạo ra sự độc đáo trong kinh doanh.

Hai là: Tận dụng lợi thế của Ngân hàng tiến hành các dịch vụ t vấn trọn gói. Trong cạnh tranh, dịch vụ t vấn của Ngân hàng thờng chiếm u thế so với các tổ chức t vấn khác. Vì thế, để phát huy lợi thế này Ngân hàng phải không ngừng nâng cao chất lợng t vấn để củng cố niềm tin và tạo sự tín nhiệm của khách hàng đối với Ngân hàng.

Ba là: Quản lý chặt chẽ các khoản cho vay nói chung cũng nh tài sản có rủi ro nói riêng, để xác định chính xác mức độ rủi ro hiện tại của Ngân hàng. Trên cơ sở đó xác định giới hạn và phạm vi đa dạng hoá hoạt động Ngân hàng.

Qua quản lý nợ, Ngân hàng sẽ định lợng đợc rủi ro trong giới hạn an toàn cho phép, Ngân hàng sẽ thực hiện các khoản vay tốt dới nhiều hình thức để bù lại khả năng rủi ro có thể xảy ra đối với khoản vay có chất lợng kém.

b. Đa dạng hoá đối tợng đầu t.

Cách phân phối tín dụng tốt nhất đối với một khách hàng muốn tránh khỏi rủi ro là chia nguồn tiền của mình vào nhiều khoản đầu t, vào nhiều loại khách hàng khác nhau. Để thực hịên vấn đề này cần quán triệt các vấn đề sau:

Cho vay nhiều đối tợng thuộc các loại hình sản xuất kinh doanh khác nhau, không nên cho vay quá nhiều để sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm hàng hoá, nhất là những hàng hoá không thiết yếu, hoặc nhà nớc không khuyến khích. Không thực hiện quá mức cho vay tối đa quá cao đối với một dự án, một đối tợng cho vay cụ thể. Cần nâng cao khả năng vốn tự có của khách hàng và các nguồn vốn khác.

Không đầu t một số tiền lớn cho một khách hàng mà phải san ra cho nhiều khách hàng trong cùng một ngành sản xuất đó. Đây chính là việc phân tán hệ số rủi ro trên số món vay.

Nên đầu t vào nhiều địa bàn khác nhau: Chi nhánh nên mở rộng địa bàn đầu t phân tán vốn vay tới nhiều vùng để có thể tránh dồn vốn cho một vùng có thể có nguy cơ rủi ro thuần tuý bởi thiên tai nh bão lụt, hoả hoạn.

c. Liên kết đầu t (đồng tài trợ).

Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn rất lớn mà một Ngân hàng không thể đáp ứng đợc hoặc khó xác định khả năng mức độ rủi ro có thể có thì các Ngân hàng liên kết đầu t. Bằng cách này, Ngân hàng cũng đã tự phân tán rủi ro với các Ngân hàng khác. Trong liên kết đầu t, các Ngân hàng cũng cần xem xét đánh giá khách hàng cũng nh nhu cầu xin vay vốn của họ một cách kỹ càng nhằm tối thiểu hoá rủi ro trớc khi tiến hành tài trợ. Trong khi đầu t, các Ngân hàng cũng phải cùng nhau ký kết hợp đồng đầu t, thoả thuận rõ ràng trách nhiệm quyền hạn của các bên trong hợp đồng.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank Láng Hạ (Trang 65 - 67)