Kiến nghị đối với Nhà nớc

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank Láng Hạ (Trang 73 - 76)

III -D nợ phân theo chất lợng TD

NHNo&PTNT Láng Hạ

3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nớc

a. Những vớng mắc về cơ chế chính sách.

Do đặc điểm của NHNo&PTNT địa bàn hoạt động nông nghiệp nông thôn là chủ yếu thì mức độ xảy ra rủi ro càng cao.

Những năm qua, Nhà nớc đã có nhiều chính sách mở cho ngành Ngân hàng hoạt động kinh doanh nhất là lĩnh vực đầu t tín dụng. Từ đó, Ngân hàng có thể chủ động trong việc mở rộng đầu t vốn song đây cũng là nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng mà vấn đề này Ngân hàng phải chịu trách nhiệm. Có thể nêu ra một số vớng mắc trong hoạt động tín dụng cần đề nghị xem xét chỉnh sửa, cụ thể:

Một là: Nghị định 85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002 của Chính phủ về giao quyền định giá đất theo giá thị trờng cho Ngân hàng. Mặc dù đã có thông t 07/2003/TT-NHNN ngày 19/5/2003 của NHNN VN hớng dẫn thực hiện và công văn số 605/NHNo-TD ngày 13/3/2003 của NHNo & PTNT VN hớng dẫn tính giá trị quyền sử dụng đất theo giá thị trờng và mức cho vay. Nhng qua thực tế Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ gặp một số khó khăn v- ớng mắc cần đợc giải quyết đó là:

- Nếu tính giá trị quyền sử dụng đất theo khung giá của Nhà nớc thì rất thấp, thấp hơn giá thị trờng thì khách hàng sẽ không vay vì không đáp ứng đ- ợc yêu cầu trong khi đó mức độ cạnh tranh giữa các Ngân hàng trên cùng địa bàn là rất gay gắt, Ngân hàng sẽ mất khách hàng.

- Nếu căn cứ vào giá thị trờng để tính toán giá trị quyền sử dụng đất thì cha có chuẩn mực để xác định, mặc khác giá trị thị trờng biến động hàng ngày, nếu biến động xuống thấp hơn khi xác định giá trị để cho vay thì lúc đó Ngân hàng sẽ gặp rủi ro khi phải sử dụng thanh lý tài sản thu nợ nếu khách hàng không trả nợ đợc.

- Việc chậm chễ hoặc thay đổi quy hoạch đất đai của các cấp Chính quyền địa phơng cũng là một khó khăn rất lớn khi xem xét cho vay của Ngân hàng. Trờng hợp Ngân hàng cho vay nằm trong vùng quy hoạch thì việc đền bù của Nhà nớc là rất thấp khi đó Ngân hàng sẽ gặp rủi ro không thu đợc hết nợ vay.

- Việc tính toán giá trị quyền sử dụng đất không có căn cứ, hớng dẫn cụ thể nên phụ thuộc vào chủ quan của cán bộ tín dụng. Vì thế sẽ xảy ra các tr- ờng hợp: Sợ trách nhiệm định giá cho vay thấp làm mất khách hàng hoặc có trờng hợp lợi dụng, móc ngoặc với khách hàng tăng mức cho vay dẫn đến rủi ro tín dụng.

- Trong thực tế còn xảy ra trờng hợp ngời vay lừa đảo làm nhiều bộ hồ sơ đất để vay nhiều Ngân hàng trong đó có sự sơ hở, tiếp tay của một số cơ quan Nhà nớc mà hậu quả cuối cùng là Ngân hàng phải gánh chịu rủi ro.

Một là: Việc xác định giá trị đất theo giá thị trờng tại thời điểm cho vay, do cán bộ Ngân hàng xác định cùng khách hàng mà giá cả thị trờng thì biến động liên tục khi đó không có cơ quan nào xác định cho Ngân hàng định giá đất là đúng với giá thị trờng tại thời điểm cho vay. Vì vậy rủi ro xảy ra sau thời gian dài cán bộ Ngân hàng bị quy trách nhiệm là cố tình nâng giá trị đất lên để cho vay sai.

Hai là: Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ tín dụng, vấn đề rủi ro là tất yếu sẽ xảy ra chỉ có mức độ cao thấp là khác nhau do công tác quản lý của ngành. Chính phủ đã có quyết định xử lý tài chính thông qua việc trích lập và xử lý rủi ro trong ngành Ngân hàng và đây cũng là thông lệ quốc tế. Trong thực tế khi xảy ra rủi ro do khách hàng mang lại thì việc cán bộ Ngân hàng cho vay lại bị các cơ quan pháp luật hình sự hoá và xử lý cán bộ Ngân hàng bằng pháp luật.

Ba là: Rủi ro trong hoạt động tín dụng Ngân hàng có nhiều nguyên nhân, nguyên nhân chủ quan do cán bộ Ngân hàng thì đợc xử lý theo quy định của ngành Ngân hàng, nếu sai phạm nặng vi phạm pháp luật thì bị pháp luật xử lý, nguyên nhân khách quan do khách hàng thì khách hàng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm vì khi cho vay thì khách hàng toàn quyền sử dụng đồng vốn vay đợc việc giám sát của Ngân hàng đặt ra nhng không quyết định đợc việc sản xuất kinh doanh và xử lý tài chính của khách hàng.

Bốn là: Hiện nay một số khách hàng có nhiều khoản nợ trong đó có một khoản nợ bị chuyển sang nhóm 3 (4, 5) thì toàn bộ d nợ của khách hàng bị chuyển sang hạch toán ở nhóm đó, đó là điều không phù hợp giữa văn bản 165 và văn bản hớng dẫn hạch toán.

b. Kiến nghị về hớng chỉnh sửa.

Từ thực tế những vớng mắc trên đề nghị Nhà nớc cần chỉnh sửa một số nội dung liên quan đến vấn đề quyết định cho vay và xử lý rủi ro trong ngành Ngân hàng thơng mại.

Về định giá đất theo giá thị trờng, Chính phủ cần chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong cả nớc chỉnh sửa và có những quy định cụ thể kịp thời để Ngân hàng căn cứ thực hiện và có cơ sở pháp lý khi xử lý thu nợ và giải quyết rủi ro. Nhằm khắc phục tình trạng lợi dụng, móc ngoặc trong lĩnh vực này. Cơ chế rủi ro đã có việc xử lý khi có vấn đề rủi ro xảy ra là bình thờng theo cơ chế tài chính. Vì vậy nếu Ngân hàng nào mà xử lý tài chính tốt, kinh doanh hiệu quả thì tồn tại và phát triển, còn Ngân hàng nào yếu kém thì sẽ dẫn đến phá sản nếu không khắc phục đợc.

Việc sử dụng vốn sai mục đích, kinh doanh kém hiệu quả hoặc lừa đảo của khách hàng thì khách hàng phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trớc pháp luật, Ngân hàng là ngời bị hại có quyền đề nghị truy tố khách hàng đó để đảm bảo quyền bảo vệ tài sản của Ngân hàng chứ không phải chịu tội cùng khách hàng. Vì vậy, vấn đề thất thoát trong hoạt động tín dụng Ngân hàng là vấn đề tất yếu có thể xảy ra, là vấn đề giải quyết theo hợp đồng dân sự giữa Ngân hàng và khách hàng chứ không phải vấn đề hình sự.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank Láng Hạ (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w