Trích lập rủi ro đúng qui định

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank Láng Hạ (Trang 72 - 73)

III -D nợ phân theo chất lợng TD

3.2.10.Trích lập rủi ro đúng qui định

NHNo&PTNT Láng Hạ

3.2.10.Trích lập rủi ro đúng qui định

Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ cần phải thực hiện tốt cơ chế thông tin phòng ngừa rủi ro, luôn cập nhật thông tin về thị trờng, về khách hàng để tránh việc lợi dụng của khách hàng vay vốn sử dụng sai mục đích và trái với qui định của Nhà nớc. Đồng thời cán bộ tín dụng cần nâng cao ý thức theo dõi chặt chẽ chất lợng của từng khoản tín dụng, nâng cao trình độ của mình phù hợp với cách thức phân loại rủi ro mới để không bị bỡ ngỡ và có thể triển khai thực hiện nhanh chóng, hiệu quả. Nợ quá hạn là chỉ tiêu tất yếu trong hoạt động tín dụng của mỗi ngân hàng, nó luôn tồn tại với hoạt động cho vay. Với nguyên tắc phòng chống hơn xử lý và theo quy định của NHNN, bản thân các ngân hàng luôn trích lập dự phòng rủi ro tín dụng xuống mức thấp nhât có thể.

Theo quyết định số 488 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nớc, NHNo & PTNT Việt Nam đã ban hành quyết định số 88/QĐ/HĐQT - 03 qui định phân loại tài sản “có” trích lập dự phòng và xử lý rủi ro trong hệ thống NHNo, trên cơ sở phân loại tài sản có thành các nhóm khác nhau và đợc hạch toán vào chi phí hoạt động

Từ ngày 22/04/05 thực hiện quyết định 493 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nớc, NHNo&PTNT Việt Nam đã ban hành quyết định số 636/QĐ/HĐQT quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của NHNo&PTNT VN.

Các văn bản chỉ đạo những vấn đề vớng mắc trong quá trình khoanh nợ, trích lập dự phòng xử lý rủi ro...

Việc luật các tổ chức tín dụng cho phép ngân hàng trích lập rủi ro vào chi phí thể hiện sự sẵn sàng chia sẻ rủi ro của Nhà nớc đối với ngân hàng, đây là điểm tích cực của một cơ chế hoạt động mới.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank Láng Hạ (Trang 72 - 73)