Hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ khi có Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nớc, Pháp lệnh công ty tài chính và các tổ chức tín dụng đến kh

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế quản lý hoạt động kinh doanh của Agribank trong nền kinh tế thị trường (Trang 67 - 70)

hàng Nhà nớc, Pháp lệnh công ty tài chính và các tổ chức tín dụng đến khi có Luật Ngân hàng Nhà nớc, Luật các tổ chức tín dụng

* Theo Pháp lệnh về ngân hàng, Pháp lệnh về công ty tài chính và các tổ chức tín dụng [39].

Sự ra đời của hai Pháp lệnh về Ngân hàng Việt Nam năm 1990 thể hiện ở lệnh số 37 và 38/LCTHĐNN8 là một yêu cầu khách quan của nền kinh tế, nó có ý nghĩa quan trọng cả về mặt đối ngoại lẫn đối nội. Theo Pháp lệnh, hệ thống Ngân hàng Việt Nam trong nền kinh tế bao gồm :

* Ngân hàng Nhà nớc Việt Nam:

Lệnh số 37/LCTHĐN8 xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nớc Việt Nam :

+ Là một pháp nhân, là cơ quan ngang bộ trực thuộc Chính phủ. Có Hội sở Trung ơng đóng tại Hà Nội và các chi nhánh trực thuộc tại các tỉnh, thành phố

trong cả nớc, Ngân hàng Nhà nớc Việt Nam đợc tổ chức dới hình thức Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị bao gồm :

- Chủ tịch Hội đồng quản trị là Thống đốc Ngân hàng Nhà nớc Việt Nam; - Phó chủ tịch Hội đồng quản trị là Phó Thống đốc thứ nhất Ngân hàng Nhà nớc;

- Các uỷ viên là các thành viên của các Bộ có liên quan ở cấp Thứ trởng có hiểu biết về lĩnh vực tiền tệ, tín dụng đó là thứ trởng các bộ: Bộ Tài chính; Bộ Th- ơng mại; Uỷ ban kế hoạch Nhà nớc và Uỷ ban Nhà nớc về hợp tác đầu t.

+ Thực hiện chức năng quản lý Nhà nớc ở tầm vĩ mô về lĩnh vực tiền tệ, tín dụng ngân hàng. Độc quyền in và phát hành giấy bạc vào lu thông, tổ chức thực hiện chức năng ngân hàng của các ngân hàng trong nền kinh tế.

* Các tổ chức tín dụng trực thuộc Ngân hàng Nhà nớc Việt Nam:

Theo lệnh số 38/LCTHĐNN8, các tổ chức tín dụng trực thuộc NHNN bao gồm :

1. Ngân hàng thơng mại;

2. Ngân hàng Đầu t và Phát triển; 3. Hợp tác xã tín dụng;

4. Công ty tài chính.

Mỗi tổ chức tín dụng là một pháp nhân. Ngoài Hội sở Trung ơng các tổ chức tín dụng đợc lập các chi nhánh trực thuộc tại các tỉnh, thành phố. Riêng Ngân hàng thơng mại, nếu xét theo hình thức sở hữu bao gồm :

- Ngân hàng thơng mại quốc doanh: có 3 Ngân hàng thơng mại quốc doanh do Nhà nớc quản lý và cấp phát vốn pháp định, đó là: Ngân hàng Công thơng Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thơng Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Khi mới thành lập đợc Nhà nớc cấp vốn điều lệ cho mỗi ngân hàng thơng mại quốc doanh là 200 tỷ VND. Ngày 30/11/1994 Thủ tớng Chính phủ ra quyết định số 30 ấn định mức vốn điều lệ cho: Ngân hàng Công thơng Việt Nam: 1.100 tỷ

VND, Ngân hàng Ngoại thơng Việt Nam: 1.100 tỷ VND và Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam: 2.200 tỷ VND. Mỗi ngân hàng thơng mại là một pháp nhân hạch toán kinh tế độc lập, thực hiện hạch toán kinh tế toàn ngành cho ngân hàng mình (các chi nhánh là những đợn vị hạch toán phụ thuộc).

- Ngân hàng thơng mại cổ phần: đợc hình thành do vốn đóng góp của các cổ đông dới hình thức phát hành cổ phiếu.

- Ngân hàng thơng mại liên doanh: hoạt động bằng một phần vốn của ngân hàng nớc ngoài và một phần vốn của ngân hàng thơng mại trong nớc dới hình thức liên doanh.

- Ngân hàng thơng mại nớc ngoài : thực chất là một chi nhánh của ngân hàng nớc ngoài mở tại Việt Nam, hoạt động theo pháp luật của Việt Nam.

* Theo Luật Ngân hàng Nhà nớc và Luật các tổ chức tín dụng [16+17]

Theo Lệch Chủ tịch nớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 01/L-CTN ngày 26/12/1997 ban hành Luật Ngân hàng Nhà nớc và Luật các tổ chức tín dụng [19]:

Ngân hàng Nhà nớc Việt Nam (gọi tắt là Ngân hàng Nhà nớc) :

- Là cơ quan của Chính phủ và là Ngân hàng trung ơng của nớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Thực hiện chức năng quản lý Nhà nớc về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.

- ổn định giá trị đồng tiền, góp phần đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định h- ớng xã hội chủ nghĩa.

- Là một pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu Nhà nớc; có trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội.

- Các tổ chức tín dụng Việt Nam gồm: tổ chức tín dụng nhà nớc, tổ chức tín dụng cổ phần của Nhà nớc và nhân dân, tổ chức tín dụng hợp tác.

- Theo nhu cầu cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nớc, Nhà n- ớc cho phép thành lập tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100% vốn nớc ngoài hoạt động tại Việt Nam: cho phép mở tại Việt Nam chi nhánh của ngân hàng nớc ngoài.

Tổ chức tín dụng nớc ngoài có thể mở văn phòng đại diện tại Việt Nam. Văn phòng đại diện không đợc thực hiện hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

- Chỉ các tổ chức tín dụng có đủ điều kiện theo qui định của pháp luật mới đ- ợc phép thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, phục vụ đa lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội (Điều 12- Luật các tổ chức tín dụng).

Tóm lại: Từ khi đổi mới đến nay, hệ thống Ngân hàng ở Việt Nam đã có

những thay đổi lớn và mang những đặc trng cơ bản sau:

- Hệ thống ngân hàng một cấp tồn tại hàng chục năm trở về trớc đã đợc đổi mới, chuyển đổi thành hệ thống ngân hàng 2 cấp phù hợp với điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trờng đang hình thành.

- Hệ thống ngân hàng 2 cấp đã phân định rõ chức năng quản lý Nhà nớc và chức năng kinh doanh của ngân hàng. Hệ thống ngân hàng này đã từng bớc tiếp cận đợc phơng thức quản lý ngân hàng tiên tiến trên thế giới.

Ngân hàng thơng mại phát triển đa dạng trên một phạm vi rộng với nhiều ngân hàng trên cùng một địa bàn kinh tế. Hoạt động của ngân hàng thực sự đã bắt đầu đi vào kinh doanh, có sự cạnh tranh trên nhiều lĩnh vực, đây là động lực thúc đẩy phát triển các nghiệp vụ ngân hàng trong nền kinh tế mà ở thời kỳ hệ thống ngân hàng một cấp không thực hiện đợc.

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế quản lý hoạt động kinh doanh của Agribank trong nền kinh tế thị trường (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w