Đặc điểm xã hội:

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận chung về nghèo đói.doc (Trang 43 - 45)

- Tài nguyên đất: Theo số liệu thống kê đất 1/1/2000 thì tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 474.415ha trong đó:

a) Đặc điểm xã hội:

- Dân số: Năm 2005, dân số của tỉnh Quảng Trị là 628.954 người với các dân tộc: Kinh, Vân Kiều và Pacô, trong đó nam chiếm 49,5%, nữ chiếm 50,5% tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giai đoạn 2001-2005 từ 1,3-1,4%/năm. Dân số thành thị năm 2000 là 23,51% tăng lên 24,53% năm 2005; dân số nông thôn giảm từ 76,49% năm 2000 xuống 75,47% năm 2005 [34]. Điểm đáng chú ý là dân tộc ít người (DTIN) gồm dân tộc Pacô, Vân Kiều chỉ chiếm 9,6% dân số, còn lại là người Kinh, sự phân bố dân cư các vùng trong tỉnh chênh lệch khá lớn: Mật độ dân số trung bình cả tỉnh khoảng 133

người/km2. Dân cư tập trung ở hai thị xã và vùng đồng bằng, ven biển là chính; Thị xã Đông Hà 1.125người/km2; Vùng miền núi dân cư thưa thớt (Hướng Hoá 58người/ km2, ĐaKrông 30người/km2). Việc phân bố dân cư không đồng đều làm hạn chế khả năng khai thác tài nguyên đất đai vùng gò đồi, miền núi.

- Lao động: Lao động trong độ tuổi toàn tỉnh đến ngày 31/12/2005 là 316.475 người (chiếm 50% dân cư). Tham gia làm việc thường xuyên trong nền kinh tế 281.937 người (chiếm 90,8% số người trong độ tuổi lao động) Trong đó: Lao động nông lâm nghiệp 169.208 người (chiếm 60%); thuỷ sản 11.535 người (chiếm 4,1%); công nghiệp - xây dựng 29.599 người (chiếm 10,5%) còn lại các ngành dịch vụ là 71.595 người (chiếm 25,4%) [34]. Với tốc độ gia tăng khoảng trên 2%/năm, tiềm năng lao động của tỉnh còn rất dồi dào, nhưng tỷ lệ lao động qua đào tạo rất thấp (cuối năm 2005, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 24%, trong đó đào tạo nghề là 16,8%); còn hơn 20% quỹ thời gian lao động nhàn rỗi của nông thôn chưa được sử dụng. Do vậy, nhu cầu tạo việc làm và đào tạo nghề để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đang là vấn đề bức xúc của tỉnh hiện nay [32, tr.11].

- Về giáo dục đào tạo: Quảng Trị có số học sinh trong độ tuổi đi học tiểu học 98,5%, trung học cơ sở 95,1%, trung học phổ thông 71,8%; tỷ lệ tốt nghiệp tiểu học đạt 98-99%, trung học cơ sở 94,8%, THPT 91,5%; đã hoàn thành và được công nhận đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở từ năm 2005 [36, tr 37]. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục không đồng đều, vùng miền núi rất thấp, tình trạng bỏ học nhiều. Mạng lưới trường lớp phân bố khá đều trên khắp địa bàn, đáp ứng đủ điều kiện cho tất cả học sinh trong độ tuổi có thể đến trường. Tuy nhiên, chất lượng phòng học còn thấp, thiết bị phục vụ dạy học còn thiếu nhiều, hiện nay mới chỉ có 65% số trường được cao tầng, kiên cố hoá. Ngoài hệ thống trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Quảng Trị còn có hệ thống các trường phổ thông chuyên nghiệp như: Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị, trường Trung học nông nghiệp, trường Trung học y tế và trường dạy nghề tổng hợp tỉnh đào tạo nghề cho lao động hiện đang trong quá trình mới hình thành, đang từng bước xây dựng và phát triển.

- Lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ: Hiện nay 100% số xã, phường, thị trấn có trạm y tế. Năm 2005 tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm xuống còn 25%; 98%

trẻ em được tiêm chủng mở rộng; 66,7 số xã có bác sỹ [31]. Tỷ suất sinh giảm từ 20,54% năm 2001 xuống 17,04% năm 2005. Tỷ lệ tử vong của bà mẹ và trẻ sơ sinh...

- Văn hoá thông tin: Do đặc điểm Quảng Trị luôn là nơi nóng bỏng của các cuộc chiến tranh từ thời Trịnh - Nguyễn phân tranh cho đến chống Pháp, chống Mỹ đã tạo cho nền văn hoá Quảng Trị luôn gắn liền với các phong trào yêu nước của dân tộc, tính gắn kết cộng đồng rất cao, có lòng tin khá bền vững với cách mạng, các hủ tục lạc hậu được loại bỏ nhanh. Đến cuối năm 2005 có 53,7 hộ gia đình và trên 60% làng, bản, đơn vị được công nhận là đơn vị văn hoá, 90% diện phủ sóng phát thanh và 70% phủ sóng truyền hình trên địa bàn dân cư. Toàn tỉnh đã có trên 350 nhà văn hoá cộng đồng thôn, bản. Các hoạt động văn hoá, thông tin, báo chí, thể dục, thể thao phát triển cả về quy mô và có nhiều đổi mới về nội dung. Rất nhiều lễ hội lớn mang tầm quốc gia và quốc tế được tổ chức như: Lễ hội "Thống nhất non sông", "Nhịp cầu xuyên Á" có nhiều nước trong khu vực tham gia.

- Hậu quả chiến tranh: Hậu quả cuộc chiến tranh của Mỹ đã để lại cho Quảng Trị khá nặng nề. Theo điều tra của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thì trong cuộc chiến tranh chống Mỹ ở Quảng Trị cứ 5 người dân thì có 1 người chết hoặc bị thương và đến năm 2000 vẫn còn 2 vạn người lớn khuyết tật, trên 6.000 cháu nhỏ bị tật nguyền, 615 cháu mồ côi cả cha lẫn mẹ, hơn 2000 người già không nơi nương tựa và trong tổng số hộ nghèo đói có 4.259 chủ hộ là phụ nữ [38]. Bên cạnh đó chiến tranh đã phá huỷ tàn khốc cơ sở hạ tầng, phá huỷ môi trường đất, rừng, nguồn nước bị ô nhiễm, còn nhiều bom đạn trong lòng đất v.v.. Tất cả những điều đó làm cho Quảng Trị khó khăn lại càng khó khăn hơn, lực lượng lao động bị giảm sút, giải quyết chính sách xã hội càng là một gánh nặng.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận chung về nghèo đói.doc (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w