Kiện toàn bộ máy ban chỉ đạo các cấp, tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận chung về nghèo đói.doc (Trang 112 - 113)

- Nhóm 3: Những nguyên nhân thuộc về vai trò của Nhà nước:

MỤC TIÊU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ TRONG THỜI GIAN TỚ

3.2.4.1. Kiện toàn bộ máy ban chỉ đạo các cấp, tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân

truyền nâng cao nhận thức cho người dân

Tiếp tục duy trì cơ cấu bộ máy chỉ đạo, ban quản lý điều hành XĐGN cả 3 cấp từ tỉnh đến cơ sở. Thường xuyên kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành của các ban chỉ đạo, ban quản lý điều hành. Tăng cường cán bộ cho các xã nghèo theo đề án đã được áp dụng thực hiện từ năm 2006; rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy chế hoạt động của các ban chỉ đạo phù hợp với nhiệm vụ trong tình hình mới, sát với thực tiễn, nâng cao trách nhiệm của các thành viên ban chỉ đạo. Đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ trực tiếp làm công tác XĐGN ở huyện, xã, đặc biệt là trang bị

cho họ những kiến thức cần thiết về công tác dân vận. Bố trí đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác XĐGN ở các cấp phải ổn định, tránh hiện tượng thay đổi thường xuyên như hiện nay dẫn đến hiệu quả và chất lượng công việc không cao. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức hội, đoàn thể tham gia các hoạt động XĐGN. Đối với những vùng đồng bào DTIN cần chú ý phát huy vai trò của các già làng, trưởng bản, trưởng họ và những người có uy tín trong cộng đồng tham gia tuyên truyền, vận động và gương mẫu thực hiện XĐGN. Thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền về công tác giảm nghèo với nhiều hình thức phong phú như thông qua hệ thống phát thanh, truyền hình, báo chí, tờ rơi, áp phích, hội thảo chuyên đề và các hoạt động văn hoá, văn nghệ lồng ghép chủ đề giảm nghèo phù hợp với tâm lý, tập quán của người dân, các DTIN nhằm nâng cao nhận thức, xây dựng ý chí, lòng tin quyết tâm tự vươn lên thoát nghèo. Thông qua công tác tuyên truyền, vận động khuyến khích, kêu gọi các cấp, các ngành, các tổ chức kinh tế-xã hội và mọi người dân tham gia ủng hộ nguồn lực phục vụ tốt cho thực hiện chương trình. Cũng qua thông tin tuyên truyền kịp thời giới thiệu những nhân tố điển hình, mô hình sản xuất kinh doanh và cách làm ăn thoát nghèo có hiệu quả, kinh nghiệm hay để nhân rộng các mô hình làm ăn tốt trên địa bàn. Tích cực vận động nhân dân phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau; nêu cao đạo lý "uống nước nhớ nguồn", "nhường áo sẻ cơm" lúc khó khăn, hoạn nạn để giúp đỡ những người nghèo mà trước hết là giúp đỡ ngay những người nghèo khó ở bên cạnh mình, ở cộng đồng mình.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận chung về nghèo đói.doc (Trang 112 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w