Tăng cường các biện pháp quản lý kinh tế, xã hộ

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận chung về nghèo đói.doc (Trang 89 - 90)

- Nhóm 3: Những nguyên nhân thuộc về vai trò của Nhà nước:

MỤC TIÊU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ TRONG THỜI GIAN TỚ

3.2.1.4. Tăng cường các biện pháp quản lý kinh tế, xã hộ

- Uỷ ban nhân dân tỉnh, các huyện, thị xã, các xã, phường, thị trấn phải tiến hành công bố công khai các quy hoạch: sử dụng đất; phát triển đô thị; xây dựng kết cấu hạ tầng; nhà ở, cấp điện, nước, chợ, bến xe, đường giao thông... và các chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước trên phạm vi toàn tỉnh để các doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế, các hộ gia đình lựa chọn đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh.

- Tăng cường các biện pháp quản lý việc huy động và sử dụng vốn, quản lý đất đai; quản lý chặt chẽ và có hiệu quả quy trình xây dựng cơ bản, các chương trình, dự án đầu tư. Thực hiện phân cấp mạnh cho cơ sở trong lĩnh vực quản lý tài chính và ngân sách; quản lý và quyết định đầu tư theo hướng tăng quyền hạn và trách nhiệm cho cấp xã, đối tượng được hưởng lợi, kết hợp nâng cao năng lực cán bộ. Bảo đảm cho nhân dân nói chung và các hộ nghèo nói riêng có được đầy đủ thông tin về hoạt động kinh tế, các chỉ tiêu kế hoạch và các nguồn tài chính đầu tư cho các chương trình, dự án ở địa phương. Bảo đảm cho người dân hưởng lợi phải được tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch, tham gia thực hiện, sử dụng và quản lý công trình. Thực hiện công khai, minh bạch nguồn thu và chi ngân sách địa phương, kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng đúng mục đích, đối tượng và có hiệu quả các nguồn vốn huy động được cho hoạt động XĐGN.

- Thường xuyên tổ chức tốt công tác cung cấp thông tin dự báo tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, dự báo thị trường, giá cả để định hướng tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh cho người dân. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các dịch vụ khuyến nông, lâm, ngư, các quỹ tín dụng nhân dân...đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và tổ chức đời sống của nhân dân nhất là các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa và vùng bãi ngang ven biển.

- Có kế hoạch tổ chức tốt các hoạt động quản lý thị trường. Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường của người nghèo, vùng nghèo. Rà soát quy hoạch và tiến hành xây dựng hệ thống chợ nông thôn, các trung tâm buôn bán, chợ đầu mối ở các vùng nghèo để cung cấp kịp thời nhu cầu tiêu dùng hàng hoá và tiêu thụ các loại nông

sản hàng hoá cho nôngdân. Chống tình trạng tư thương lợi dụng ép giá, ép mua, ép bán các loại nông sản hàng hoá gây thiệt hại cho người sản xuất, nhất là vùng nghèo vốn đã chịu nhiều thiệt thòi. Tổ chức phân phối công bằng và đúng đối tượng các mặt hàng chính sách được trợ giá, trợ cước vận chuyển, các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho đồng bào DTIN và các đối tượng thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước.

- Tăng cường các biện pháp bảo vệ sản xuất và đời sống, hạn chế thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Cần có chính sách và kế hoạch thực hiện phòng trừ các loại sâu phá hoại mùa màng, các loại dịch bệnh đối với người, cây trồng, con nuôi. Làm tốt công tác dự báo thời tiết, khí hậu, lịch thời vụ; dự báo bão, lũ lụt để người dân chủ động kế hoạch sản xuất và phòng tránh hợp lý.

- Đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính, áp dụng cơ chế một cửa thật sự có hiệu quả. Nâng cao tính hiệu quả của bộ máy hành chính, tính trách nhiệm và minh bạch trong các hoạt động của cơ quan công quyền, hạn chế gây phiền hà cho nhân dân và doanh nghiệp. Tăng cường các biện pháp chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm, xử lý nghiêm những vụ việc vi phạm, trước hết là trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, cấp phép đầu tư, đấu thầu, quản lý dự án, phân bổ ngân sách, quản lý đất đai; chặt phá rừng, tranh chấp hợp đồng kinh tế, phá huỷ môi trường, các hoạt động phá hoại sản xuất, buôn bán trái phép. Bảo vệ lợi ích chính đáng của người sản xuất và quyền lợi của người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận chung về nghèo đói.doc (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w