Phát triển mạnh mẽ phong trào xã hội hoá các hoạt động văn hoá xã hộ

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận chung về nghèo đói.doc (Trang 104 - 106)

- Nhóm 3: Những nguyên nhân thuộc về vai trò của Nhà nước:

3.2.2.5.Phát triển mạnh mẽ phong trào xã hội hoá các hoạt động văn hoá xã hộ

MỤC TIÊU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ TRONG THỜI GIAN TỚ

3.2.2.5.Phát triển mạnh mẽ phong trào xã hội hoá các hoạt động văn hoá xã hộ

Thông qua các chương trình, dự án đào tạo tổ chức nhiều hơn nữa các lớp tập huấn cho các bộ xã, thôn về các hình thức trợ giúp hộ nghèo, nhất là các hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số. Kế hoạch đào tạo phải gắn với bố trí sử dụng cán bộ hợp lý; ưu tiên đào tạo và sử dụng người tại chỗ, đồng bào dân tộc thiểu số để cán bộ này trực tiếp về làm việc tại cộng đồng dân tộc của mình. Kế hoạch đào tạo và bố trí sử dụng cán bộ phải bảo đảm các xã vùng khó khăn ở miền núi sớm có khả năng làm được chủ đầu tư và quản lý có hiệu quả các công trình, dự án phân cấp cho cấp xã.

Khẩn trương hoàn thiện và tổ chức thực hiện đề án tăng cường cán bộ cho các xã nghèo. Trước mắt chọn một số cán bộ có trình độ, năng lực, có lòng nhiệt tình bố trí tăng cường cho các xã ĐBKK thuộc chương trình 135. Có chính sách khuyến khích để cán bộ, công chức tích cực tự học tập, nâng cao trình độ năng lực làm việc, ưu tiên tuyển dụng đối với các sinh viên tốt nghiệp loại giỏi tại các trường đại học, cao đẳng về nhận công tác tại tỉnh; chính sách hỗ trợ cán bộ công tác ở vùng sâu, vùng xa.

3.2.2.5. Phát triển mạnh mẽ phong trào xã hội hoá các hoạt động văn hoá - xã hội xã hội

Xã hội hoá các hoạt động văn hoá - xã hội là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, toàn xã hội vào sự phát triển sự nghiệp văn hoá - xã hội, nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao và sự phát triển về thể chất, tinh thần của nhân dân. Yêu cầu chung của xã hội hoá là phải đa dạng hoá được các hình thức hoạt động để khai thác tiềm năng và nguồn lực trong xã hội; thiết lập

mối quan hệ chặt chẽ, đồng bộ có tác dụng hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển toàn diện đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân. Các hoạt động xã hội hoá do tập thể hoặc cá nhân thực hiện phải nằm trong khuôn khổ chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; mở rộng các cơ hội cho các tầng lớp nhân dân chủ động và bình đẳng tham gia. Xã hội hoá không có nghĩa là giảm nhẹ trách nhiệm của Nhà nước, giảm bớt phần ngân sách của Nhà nước mà thực chất là Nhà nước phải thường xuyên tạo thêm nguồn thu để từng bước tăng tỷ lệ chi ngân sách cho các hoạt động này, đồng thời tăng cường quản lý tốt hơn để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí được cấp. Thục hiện xã hội hoá các hoạt động văn hoá - xã hội, cũng là một trong những giải pháp để thực hiện chính sách công bằng xã hội, tạo điều kiện cho toàn xã hội, đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo được hưởng thụ tốt hơn thành quả giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục - thể thao v.v...ở mức độ ngày càng cao hơn.

- Về giáo dục - đào tạo: Thực hiện xã hội hoá đi đôi vơi nâng cao quản lý nhà nước. Huy động tổng hợp các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo. ngân sách Nhà nước ưu tiên đầu tư những nhiệm vụ trọng điểm, vùng khó, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các trường dân tộc nội trú v.v...Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; khuyến khích các ngành, địa phương, tổ chức kinh tế, xã hội và người sử dụng lao động tham gia xây dựng trường, hỗ trợ kinh phí cho người ở cơ quan, đơn vị mình đi học. Xây dựng quy chế, quy định về huy động, sử dụng các nguồn đóng góp của nhân dân, của cộng đồng để xây dựng trường học và các mục tiêu khác cho phát triển giáo dục - đào tạo. Khuyến khích thành lập các cơ sở giáo dục - đào tạo và đạy nghề ngoài công lập. Nâng cao chất lượng các cơ sở giáo dục từ xa, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng. Quan tâm đào tạo nghề cho lực lượng lao động ở nông thôn theo yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.

- Về y tế: Nhà nước phải tiếp tục tăng đầu tư ngân sách cho y tế; trong đó ưu tiên bảo đảm kinh phí hoạt động cho y tế cộng đồng, chăm sóc sức khoẻ cho các đối tượng chính sách, người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa. Hỗ trợ đào tạo các bộ y tế cơ sở và vùng miền núi. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân

trong và ngoài nước tham gia hoạt động từ thiện, hỗ trợ trang thiết bị y tế và khám chữa bệnh cho người dân trên địa bàn. Củng cố và mở rộng hoạt động bảo hiểm y tế theo hướng đa dạng các loại hình bảo hiểm; Từng bước thực hiện người đóng bảo hiểm y tế có quyền được lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh phù hợp. Tiếp tục thực hiện tốt chính sách khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, vùng có nhiều khó khăn và đồng bào dân tộc thiểu số. Tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động y tế nhất là các cơ sở y tế tư nhân , kinh doanh thuốc, dược liệu...

- Về văn hoá:

Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động văn hoá, tích cực huy động nguồn lực để đầu tư cho văn hoá, trước hết là tập trung hoàn thiện các thiết chế văn hoá cơ sở; ngân sách ưu tiên cho vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Bảo tồn và tôn tạo những giá trị văn hoá phi vật thể có ý nghĩa với sự nghiệp phát triển và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Tạo điều kiện và cơ hội cho mọi người, nhất là người nghèo được tiếp cận nhiều hơn, hưởng thụ nhiều hơn những thành quả phát triển về văn hoá, nghệ thuật.

- Về dân số, lao động, việc làm và XĐGN: Tăng cường đầu tư co sở vật chất và thực hiện có hiệu quả chương trình dân số kế hoạch hoá gia đình, bảo vệ tốt sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, giảm nhịp độ tăng dân số tự nhiên ở các vùng nông thôn, miền núi. Mở rộng các hình thức đào tạo nghề. Trước mắt đào tạo lao động nông thôn tiếp cận với kiến thức kinh doanh nhỏ, kỹ thuật trong sản xuất, chăn nuôi, xây dựng dân dụng v.v... Khuyến khích người lao động tích cực học nghề, tự tạo việc làm để tăng thu nhập. Phát huy hiệu quả hoạt động của các trung tâm dịch vụ giới thiệu việc làm, tuyển người lao động cho cá cơ sở sản xuất và thực hiện xuất khẩu lao động. Phát huy vai trò và sức mạnh của quần chúng, tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các phong trào: toàn dân tích cực ủng hộ quỹ "ngày vì người nghèo", truyền thống " tình làng nghĩa xóm", "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư", tạo môi trường thuận lợi để mọi người, mọi tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội tích cực tham gia hoạt động XĐGN.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận chung về nghèo đói.doc (Trang 104 - 106)