Những lợi thế cơ bản:

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận chung về nghèo đói.doc (Trang 47 - 49)

- Tài nguyên đất: Theo số liệu thống kê đất 1/1/2000 thì tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 474.415ha trong đó:

a) Những lợi thế cơ bản:

- Những thành tựu do chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước đã tạo cho nền kinh tế của đất nước ta phát triển nhanh, ổn định với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2001-2005 là 7,5%/năm. Nền kinh tế nước ta đã thích nghi và hội nhập với kinh tế các nước trong khu vực và thế giới, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ mở ra một bước phát triển mới cho tương lai. Năng lực và trình độ sản xuất của nhiều ngành kinh tế sẽ tăng nhanh. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến tốt, phát huy được thế mạnh của từng ngành, từng vùng, chất lượng tăng trưởng đã được cải thiện, tiềm năng và nội lực từng bước được nâng lên, lĩnh vực xã hội đã được quan tâm nhiều hơn. Nhiều cơ chế, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước được triển khai và cụ thể hoá ở tỉnh Quảng Trị, cùng với những chính sách đặc thù như chính sách phát triển khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo, đang đi vào cuộc sống, tạo môi trường và động lực phát triển cho các ngành, các thành phần kinh tế phát triển, thúc đẩy tiến trình hội nhập. Điều đó tạo cơ hội lớn cho mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hoá, phát triển thương mại, tăng khả năng tiếp cận với các nhà đầu tư, với công nghệ tiên tiến, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, ổn định chính trị, xã hội v.v.. tạo tiền đề thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội và XĐGN của tỉnh.

- Trong quy hoạch lãnh thổ khu vực Miền Trung có nhấn mạnh đến các vấn đề liên quan đến Quảng Trị đó là:

+ Vùng Bắc Trung Bộ (từ Thanh Hoá đến Thừa Thiên Huế) với quy mô dân số dự báo đến năm 2010 vào khoảng 10-11 triệu người. Theo Ngân hàng thế giới tổng kết về cơ cấu tiêu dùng với mức GDP/người khoảng 600-700 USD thì tỷ lệ chi cho hàng công nghiệp sẽ khoảng 40% tổng chi. Như vậy, tổng giá trị chi cho hàng công nghiệp của vùng năm 2010 vào khoảng 2.400-2.800 triệu USD. Nếu Quảng Trị có các giải pháp đẩy mạnh phát triển công nghiệp với hàng hoá chất lượng cao để chiếm lĩnh được khoảng 5-10% thị phần hàng hoá công nghiệp của vùng thì cũng sẽ có được giá trị 120 - 240 triệu USD. Cũng theo Ngân hàng thế giới tổng kết với mức

thu nhập trên thì mức chi cho hàng lương thực, thực phẩm chiếm khoảng 13%. Như vậy, tổng giá trị chi cho mua hàng lương thực, thực phẩm của vùng Bắc Trung Bộ năm 2010 khoảng 910 triệu USD. Nếu Quảng Trị chiếm được 5-10% thị phần này thì ngành nông nghiệp cũng đã có được giá trị hàng hoá nông sản khoảng 60-90 triệu USD.

+ Tháng 12/2006 cầu Hữu Nghị bắc qua sông Mê Kông trên tuyến đường 9 được hoàn thành. Hành lang kinh tế Đông - Tây nối khu vực miền Trung Việt Nam (qua Quảng Trị) với các nước nội địa láng giềng như: khu vực miền Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan và phía Bắc Campuchia nối với các cảng biển của Việt Nam thông ra Thái Bình Dương, làm cho miền Trung mà trọng tâm là Quảng Trị giữ chức năng là trung tâm thương mại và trung chuyển của khu vực.

+ Nhà nước tiếp tục đầu tư và có chính sách để phát triển thêm một số khu thương mại dọc hành lang, trong đó khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo là trung tâm lớn. Liên kết hoạt động của các khu thương mại này để hình thành một hành lang thương mại quốc tế theo trục ngang. Với sự phát triển đó, khu vực miền Trung sẽ đẩy nhanh tốc độ phát triển và trở nên năng động hơn nhiều khi hành lang kinh tế Đông - Tây được thông thương.

Với vị trí địa lý thuận lợi (nằm trên trục hành lang kinh tế Đông - Tây) Quảng Trị có lợi thế để đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hóa; phát triển sản xuất công nghiệp; khai thác tiềm năng du lịch biển, hải đảo cùng với phát huy lợi thế của hệ thống các di tích lịch sử nổi tiếng như: Hiền Lương-Bến Hải, di tích Thành Cổ, địa đạo Vịnh Mốc, hàng rào điện tử Macnamara, sân bay Tà Cơn v.v.. và hệ thống các danh lam thắng cảnh tự nhiên (rừng, biển) v.v.. Phát triển du lịch liên vùng và quốc tế sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế nhanh, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động cũng như thực hiện mục tiêu XĐGN.

- Khoáng sản Quảng Trị tuy không lớn, nhưng đa dạng và phân bố khá đều trên lãnh thổ, cho phép khai thác quy mô nhỏ với sự tham gia của các thành phần kinh tế khác nhau, có ý nghĩa lớn trong việc sử dụng hợp lý nguồn lao động và tác động trực tiếp đến việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, XĐGN.

- Nguồn lao động khá dồi dào; nhân dân có truyền thống cách mạng và có lòng tin tương đối bền vững vào Đảng và Nhà nước. Nếu được đào tạo và sử dụng tốt sẽ là một thế mạnh trong phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

- Quảng Trị cũng là nơi được hưởng nhiều chính sách ưu đãi đầu tư phát triển của Nhà nước. Những năm qua, tỉnh đã thực hiện một khối lượng đầu tư khá lớn từ ngân sách Nhà nước cho xây dựng kết cấu hạ tầng, kinh tế-xã hội. Cơ sở hạ tầng đã có bước phát triển khá, nhiều công trình đầu tư lớn sẽ phát huy hiệu quả trong giai đoạn 2006-2010 và những năm tiếp theo. Các chỉ tiêu xã hội và XĐGN có chuyển biến tốt thuận lợi cho việc đề ra và thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch giai đoạn 2006 - 2010 cũng như những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận chung về nghèo đói.doc (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w