Hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, quy hoạch các ngành, các địa phương phù hợp với xu thế hội nhập và tình hình

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận chung về nghèo đói.doc (Trang 86 - 89)

- Nhóm 3: Những nguyên nhân thuộc về vai trò của Nhà nước:

3.2.1.3.Hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, quy hoạch các ngành, các địa phương phù hợp với xu thế hội nhập và tình hình

MỤC TIÊU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ TRONG THỜI GIAN TỚ

3.2.1.3.Hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, quy hoạch các ngành, các địa phương phù hợp với xu thế hội nhập và tình hình

quy hoạch các ngành, các địa phương phù hợp với xu thế hội nhập và tình hình địa phương

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, quy hoạch ngành và quy hoạch các địa phương là cơ sở để phân bố lực lượng sản xuất; bố trí lại các khu dân cư, các vùng kinh tế mới, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp hàng hoá công cộng, các dịch vụ xã hội; lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi và các ngành nghề một cách khoa học. Đồng thời nó còn là cơ sở để xây dựng và điều hành, tổ chức thực hiện kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm, lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án đầu tư, tránh được sự đầu tư dàn trải, phân tán hoặc chồng chéo. Thực hiện các chương trình phát triển kinh tế-xã hội theo đúng quy hoạch sẽ tạo được sự liên kết không gian phát triển bền vững, huy động tổng hợp được các nguồn lực và tạo ra tác động cùng chiều của các yếu tố đối với đầu tư phát triển của tỉnh, hiệu quả của nền kinh tế sẽ tăng lên. Vì vậy, quy hoạch đúng đắn, có tính khả thi sẽ tạo ra được môi trường ổn định, hạn chế được những biến động bất thường trong quá trình thực hiện các chính sách kinh tế, hấp dẫn các nhà đầu tư yên tâm bỏ vốn ra sản xuất kinh doanh; tránh được tình trạng "quy hoạch treo" gây lãng phí, phá hủy môi trường.v.v.. Qua rà soát thực trạng quy hoạch ở tỉnh cho thấy: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2010 đã được xây dựng từ năm 1996, năm 2000 đã có một bước điều chỉnh, bổ sung; còn quy hoạch các ngành và các địa phương đã xây dựng cách đây 8-9 năm, đến nay vẫn chưa được rà soát, điều chỉnh, bổ sung. Trong quá trình thực hiện có nhiều yếu tố mới xuất hiện. Những yếu tố này đang tác động sâu sắc đến các quy hoạch của tỉnh. Nhiều chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2010 đến nay đã thực hiện đạt và vượt; một số chỉ tiêu đã rất cố gắng phấn đấu nhưng vẫn đạt rất thấp (tăng trưởng GDP bình quân hàng năm, dịch vụ công); một số chỉ tiêu không có khả năng thực hiện (các chỉ tiêu sản xuất xi măng, sản xuất bia, sản xuất mía đường.v..v). Một số nhân tố mới xuất hiện mà trước đây chưa dự báo được là: Việt Nam đã gia nhập WTO; tiến hành hội nhập ASEAN đã được đẩy nhanh hơn khi mà cầu hữu nghị bắc

qua sông Mê Công đi qua đường xuyên Á nối Thái Lan-Lào và Quảng Trị của Việt Nam được khánh thành trong tháng 12/2006. Hành lang kinh tế Đông-Tây đi qua Quảng Trị sẽ nhanh chóng trở nên sôi động hơn. Khu kinh tế thương mại Lao Bảo ở vùng miền núi đã có sự chuyển biến mới về thu hút đầu tư. Công trình thủy điện Rào Quán ở huyện Hướng Hoá hoàn thành xây dựng đưa vào sử dụng sẽ tạo ra một động lực mới của vùng. Chiến lược phát triển du lịch biển của Quảng Trị nhằm khai thác lợi thế của hành lang kinh tế Đông-Tây gặp nhiều thuận lợi.

Hai vùng khó khăn của tỉnh là miền núi và bãi ngang ven biển đang có nhiều triển vọng trở thành những vùng động lực phát triển kinh tế của tỉnh. Bênh cạnh đó, chất lượng của các quy hoạch đã xây dựng chưa cao, thiếu những luận cứ khoa học và giải pháp thực hiện có hiệu quả. Mặt khác, công tác điều hành thực hiện quy hoạch chưa tốt, bố trí đầu tư nhiều khi chưa tuân thủ quy hoạch, nhất là khâu quản lý và đầu tư xây dựng ở các đô thị, gây lãng phí, ô nhễm môi trường, hiệu quả đầu tư chưa cao. Công tác quản lý đầu tư xây dựng các khu công nghiệp Nam Đông Hà, các cụm công nghiệp, chợ, làng nghề ở các huyện chưa gắn đầu tư với khai thác, thu hút các nhà đầu tư... Tất cả những lý do đó đòi hỏi phải có sự rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch các ngành và các địa phương phù hợp với xu thế phát triển chung và đặc điểm của địa phương.

Nội dung hoàn thiện các đề án quy hoạch nêu trên phải bảo đảm được một số yêu cầu lớn sau đây:

- Nộidung của các đề án quy hoạch phải thể hiện được quan điểm, đường lối đổi mới đất nước của Đảng và Nhà nước ta trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội, đặc biệt là phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

- Quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội của tỉnh phải thể hiện được tầm chiến lược lâu dài, phù hợp với xu thế hội nhập, phát triển kinh tế thị trường trên cơ sở tính toán đầy đủ, chính xác đặc điểm và khả năng huy động nguồn lực ở địa phương. Đồng thời đảm bảo được sự cân đối và mối liên kết không gian phát triển bền vững trong nội bộ tỉnh với các vùng, khu vực bên ngoài. Quy hoạch các ngành và địa phương phải cụ thể hoá được các mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược của quy hoạch

chung do tỉnh xác định, tạo ra được những tác động đồng bộ và cùng chiều của các yếu tố ảnh hưởng tới mục tiêu phát triển.

- Phải khai thác và phát huy được những lợi thế so sánh với các địa phương, vùng khác, trọng tâm là:

+ Khai thác tốt lợi thế về hợp tác kinh tế của tuyến hành lang kinh tế Đông- Tây. Trước mắt phải đẩy mạnh phát triển thương mại, du lịch và các hoạt động dịch vụ khác. Ưu tiên phát triển ba trung tâm động lực chính trên tuyến hành lang Đông- Tây đi qua Quảng Trị để làm hạt nhân phát triển của toàn tuyến gồm:

* Tại Khu kinh tế thương mại đặc biệt gắn với của khẩu quốc tế Lao Bảo: cần đẩy nhanh phát triển cơ sở hạ tầng, hoàn thiện quy chế quản lý để tăng cường thu hút các nhà đầu tư vào sản xuất kinh doanh ở các khu trung tâm đã được quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng. Tổ chức quản lý tốt các hoạt động kinh tế của khu cửa khẩu nhằm thu hút khách du lịch.

* Quy hoạch chỉnh trang lại đô thị và xây dựng một số khu đô thị mới ở thị xã Đông Hà để đến năm 2010 Đông Hà trở thành phố; kết hợp công tác quản lý đô thị để thu hút khách du lịch quốc tế.

* Đẩy nhanh quy hoạch và xây dựng các khu du lịch ven biển từ cảng Cửa Việt đến bãi tắm Cửa Tùng, kết hợp khu du lịch đảo Cồn Cỏ.

+ Phát huy thế mạnh kinh tế biển, du lịch sinh thái (rừng biển), du lịch hồi tưởng: - Quy hoạch phân bố lại lực lượng sản xuất phải chú ý: quy hoạch bố trí lại dân cư một số khu vực, tăng dân cư vùng miền núi nhằm khai thác tài nguyên đất đai hiện còn rất dồi dào, tăng cường bảo vệ khu vực biên giới. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển mạnh ngành nghề, dịch vụ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản. Hình thành các vùng sản xuất chuyên canh các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao (cao su, cà phê, hạt tiêu) ở những vùng đất đai và khí hậu thuận lợi đã được khẳng định của các huyện Hướng Hoá, Gio Linh, Vĩnh Linh, Cam Lộ. Đẩy mạnh trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cải tạo môi trường. Mở rộng các ngành nghề sản xuất mới để tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao động. Tăng cường hệ thống cơ sở hạ tầng và hệ thống cung cấp các dịch vụ công cho các vùng khó khăn. Khai thác được tiềm năng,

thế mạnh của từng vùng và huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế cho phát triển kinh tế-xã hội và XĐGN.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận chung về nghèo đói.doc (Trang 86 - 89)