- Nhóm 3: Những nguyên nhân thuộc về vai trò của Nhà nước:
MỤC TIÊU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ TRONG THỜI GIAN TỚ
3.2.2.3. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập và xoá đói giảm nghèo phù hợp với đặc điểm của từng vùng
nhập và xoá đói giảm nghèo phù hợp với đặc điểm của từng vùng
* Đối với vùng miền núi:
- Phát huy thế mạnh của vùng kinh tế động lực: Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo và 5 xã: Tân Thành, Tân Long, Tân Liên, Tân Hợp, Tân Lập nằm trên trục đường xuyên Á với chiều dài 25 km là vùng kinh tế động lực chính của vùng miền núi. Định hướng phát triển kinh tế chủ yếu của vùng này là:
+ Phát triển mạnh các ngành kinh doanh thương mại, dịch vụ xuất nhập khẩu, kho ngoại quan, dịch vụ du lịch. Xây dựng và củng cố hệ thống các khu chợ trung tâm, cửa hàng miễn thuế, siêu thị; khu dịch vụ xuất nhập khẩu, kho tổng hợp, bãi hàng hoá tạm nhập, tái xuất; hệ thống khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ phục vụ du lịch; cải tiến phương pháp kiểm tra, kiểm soát hải quan.v..v để phát huy hiệu quả kinh tế cửa khẩu quốc tế. Tăng cường quảng bá thu hút đầu tư, kết hợp công tác quản lý có hiệu quả hoạt động đầu tư sản xuất tại các khu công nghiệp ở vùng này, nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo nhiều việc làm mới, tăng thu nhập cho người lao động.
+ Khác với các vùng khác trong tỉnh là thời tiết khí hậu ở đây rất mát mẻ, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Đất đai trong vùng rất tốt, phù hợp các loại cây công nghiệp, cây ăn quả. Do đó, cần thực hiện tốt công tác quy hoạch, giao quyền sử dụng đất lâu dài cho các hộ gia đình; tổ chức các dịch vụ hướng dẫn kỹ thuật canh tác, cung ứng vật tư, bao tiêu sản phẩm hàng hoá cho nâng dân để phát triển mạnh sản xuất các loại cây công nghiệp: cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả.
- Đối với các xã không thuộc vùng kinh tế động lực, đời sống của nhân dân rất khó khăn, thu nhập chính dựa vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Vì vậy, phải đẩy mạnh phát triển nông, lâm nghiệp theo định hướng: đa dạng hoá sản xuất trên cơ sở phát huy lợi thế đất đai rộng lớn của vùng; chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi; xây dựng những vùng sản xuất chuyên canh kết hợp thâm canh tăng vụ và tăng năng suất;
ổn định vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến là con đường cơ bản để thoát nghèo và vươn lên làm giàu của cả vùng. Giải pháp tác động để phát triển kinh tế của vùng này là:
+ Tiến hành quy hoạch chi tiết sử dụng đất; quy hoạch xây dựng vùng sản xuất chuyên canh tập trung những loại cây hàng hoá; bố trí lại dân cư và xây dựng các vùng kinh tế mới. Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất và thị trường tiêu thụ. Quy hoạch sản xuất phải đi đôi với phát triển mạng lưới thu mua, chế biến. Có chính sách hỗ trợ phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hoá của vùng. Đẩy nhanh việc giao đất lâu dài, khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình quản lý và sử dụng. Mở rộng diện tích kết hợp thâm canh tăng năng suất vùng chuyên canh sản xuất tập trung cây cà phê, cây hồ tiêu ở các xã Hướng Tân, Hướng Phùng, Hướng Sơn, Hướng Linh, thị trấn Khe Sanh và một số địa bàn ở các xã vùng Lìa. Phấn đấu đến năm 2010 diện tích cà phê đưa vào khai thác của toàn vùng miền núi đạt trên 4.000ha, cây hồ tiêu 1.000ha. xây dựng vùng sản xuất cây sắn nguyên liệu ở vùng Lìa cung cấp cho nhà máy tinh bột của tỉnh với diện tích trên 3.500ha. Đẩy mạnh sản xuất các loại cây ăn quả hàng hoá đã được khẳng định trên địa bàn như: chuối, xoài, bơ và một số loại cây khác. Chú trọng khâu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về canh tác, thu hoạch, bảo quản sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Quan tâm khâu lựa chọn và sử dụng giống cây trồng phù hợp, hạn chế việc đưa ra thử nghiệm các loại giống mới trên quy mô diện rộng khi chưa được nghiên cứu, khảo sát kỹ tránh gây thiệt hại kinh tế và làm mất lòng tin của nhân dân.
+ Phát triển thuỷ lợi nhỏ, hỗ trợ khai hoang ruộng nước cho đồng bào DTIN và các hộ nghèo để đẩy mạnh sản xuất lúa nước, bảo đảm lương thực cho nhân dân trong vùng, nhất là các hộ đồng vào DTIN, hộ nghèo; chấm dứt tình trạng du canh, du cư và tình trạng phá rừng làm nương rẫy.
+ Tích cực trồng mới rừng tập trung và khoanh nuôi bảo vệ rừng nhằm tăng nhanh tốc độ phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo vệ nguồn tài nguyên rừng. Phát triển các mô hình kinh tế trang trại và kinh tế hộ có sử dụng nhiều lao động tại chỗ theo các mô hình nông lâm kết hợp, mô hình VAC. Cần tạo mọi điều kiện để huy động vốn, đào tạo lao động, ứng dụng kỹ thuật mới, mở rộng thị trường tiêu thụ sản
phẩm để các trang trại phát triển sản xuất thuận lợi, góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động của địa phương.
+ Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi hàng hoá: Vùng có thế mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc, nuôi ong lấy mật. Cần khuyến khích phát triển mạnh chăn nuôi trâu, bò, dê, hưu, nai (lấy nhung), lợn, ong lấy mật. Bên cạnh mở rộng quy mô đàn gia súc, Nhà nước cần hỗ trợ khâu kỹ thuật như: giống, chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, tổ chức các hình thức chăn nuôi tập trung. Có kế hoạch hỗ trợ xây dựng các cơ sở công nghiệp chế biến các sản phẩm chăn nuôi.
+ Cùng với việc hình thành các trung tâm cụm xã, cụm kinh tế kỹ thuật và dịch vụ, cần tập trung hỗ trợ để phát triển tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ miền núi, hỗ trợ người nghèo tiêu thụ sản phẩm. Phát triển hệ thống thương mại vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện về cơ chế chính sách để các chợ vùng sâu, vùng xa phát triển và trở thành các thị tứ, trung tâm giao lưu buôn bán, tiêu thụ sản phẩm của nông dân. Mở rộng các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp sản xuất mộc gia dụng, chế biến lâm sản (mây, tre, đan lát.v.v.), chế biến lương thực, thức ăn gia súc, những sản phẩm có nguyên liệu trong vùng và sử dụng lao động tại chỗ; phát triển công nghiệp chế biến cà phê để giải quyết sản phẩm đầu ra của trồng trọt.
+ Quan tâm phát triển đồng bộ các ngành dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống của vùng như: vận tải hàng hoá và hành khách; thông tin, báo chí, phim ảnh. Tổ chức tốt mạng lưới tín dụng cho vay, bảo hiểm đến tận thôn, bản và hộ gia đình. Nâng cao chất lượng phục vụ của các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, bảo vệ thực vật; hoạt động y tế, chăm lo sức khoẻ nhân dân, hoạt động kế hoạch hoá gia đình; trung tâm giáo dục cộng đồng; đẩy mạnh giáo dục toàn diện đối với toàn vùng miền núi.
* Đối với vùng đồng bằng và trung du:
- Vùng đồng bằng và trung du của Quảng Trị có tỷ lệ hộ nghèo đói thấp hơn các vùng khác và có 3 khu vực rõ rệt đó là: Khu vực (I) gồm: 2 thị xã Đông Hà, thị xã Quảng Trị; các thị trấn Vĩnh Linh, Gio Linh, Hải Lăng, Ái Tử, Cam Lộ. Trong khu vực này có các khu công nghiệp: Nam Đông Hà, Quán Ngang và các cụm công nghiệp các huyện, cũng là nơi tập trung nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp của tỉnh.
Khu vực (II) gồm các xã đồng bằng chuyên canh cây lúa của các huyện: Vĩnh Linh, Triệu Phong, Gio Linh, Hải Lăng, Cam Lộ. Đặc điểm: đất ít, nguời đông. Khu vực (III) là vùng trung du (gò đồi) gồm các xã 5 huyện trên. Đặc điểm: đất rộng, mật độ dân cư thưa hơn đồng bằng, có nhiều tiềm năng phát triển cây công nghiệp, trồng rừng, chăn nuôi hàng hoá; sản xuất công nghiệp chế biến và vật liệu xây dựng.v.v..
Những giải pháp chính tác động để phát triển kinh tế-xã hội và thực hiện XĐGN vùng này là:
- Đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp và dịch vụ ở khu vực (II):
+ Phát huy hiệu quả của các cơ sở sản xuất công nghiệp hiện có như nhà máy xi măng, thép, gỗ ván ép, gạch ngói, chế biến thuỷ, hải sản, chế biến tinh bột sắn.v..v Hoàn thiện cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp: Nam Đông Hà, Quán Ngang và các cụm công nghiệp ở các thị trấn, kết hợp thu hút và mở rộng các cơ sở sản xuất công nghiệp mới; khuyến khích tiểu thủ công nghiệp và các ngành truyền thống phát triển nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế và tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho lao động trong tỉnh; giải quyết việc làm cho các hộ nghèo, nhất là các hộ nghèo thuộc đối tượng chính sách.
+ Phát triển đồng bộ và nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ. Trước hết là ưu tiên xây dựng trung tâm thương mại Đông Hà trở thành trung tâm thương mại lớn của khu vực miền Trung. Mở rộng quy mô phục vụ kết hợp nâng cao chất lượng hoạt động đối với tất cả các loại hình dịch vụ gồm: bưu chính viễn thông, giao thông vận tải, tài chính, ngân hàng, thương mại, du lịch, dịch vụ tư vấn, kỹ thuật, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục-đào tạo, văn hoá nghệ thuật, vui chơi giải trí.
Nhiệm vụ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ của khu vực này phải bảo đảm thực hiện nhiệm vụ là đầu tàu hạt nhân trong việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, định hướng, hỗ trợ để thúc đẩy các vùng khác phát triển; tạo nguồn lực để tỉnh có điều kiện thực hiện các chính sách hỗ trợ XĐGN.
- Đối với khu vực các xã đồng bằng chuyên canh cây lương thực là chủ yếu thì cần thực hiện các giải pháp chính sau:
+ Tăng cường hệ thống giao thông nội vùng (liên thôn, liên xã); hoàn thiện hệ thống thủy lợi tưới, tiêu; hệ thống điện điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt; hệ thống trạm, trại dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống.
+ Tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi để nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất. Xây dựng vùng chuyên canh sản xuất lúa hàng hoá chất lượng cao để tăng giá trị xuất khẩu. Thực hiện thâm canh tăng vụ, tăng năng suất đồng thời tận dụng tối đa diện tích đất nông nghiệp đưa vào sản xuất nhằm tăng giá trị sử dụng đất, tăng thu nhập cho người lao động. Đối với những diện tích đất không có khả năng chủ động tưới nước hoặc kém màu mỡ cần chuyển sang trồng màu, cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày. Hướng vào sản xuất các loại sản phẩm lương thực, thực phẩm sạch và cao cấp để tăng giá trị hàng hoá, phục vụ nhu cầu phát triển du lịch của địa phương.
+ Tận dụng diện tích mặt nước các ao, hồ, sông ngòi để đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản. Những khu vực gần hạ nguồn sông Hiếu, sông Bến Hải cần đẩy mạnh nuôi tôm xuất khẩu. Tăng cường chăn nuôi lợn và gia cầm theo hướng sản xuất hàng hoá. Phát triển chăn nuôi phải gắn với đẩy mạnh các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm.
- Đối với khu vực (III): Phát huy lợi thế đất đai còn khá rộng và chưa được khai thác hoặc khai thác chưa hiệu quả để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng đa dạng hoá sản phẩm hàng hoá.
+ Tiến hành quy hoạch chi tiết sử dụng đất đai, thực hiện giao quyền sử dụng đất lâu dài và khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình. Xây dựng vùng sản xuất chuyên canh tập trung cây công nghiệp: cao su, hồ tiêu với năng suất, chất lượng cao ở các xã vùng đồi của huyện Gio Linh, Vĩnh Linh, Cam Lộ; kết hợp mở rộng diện tích với thâm canh tăng năng suất. Phấn đấu đến năm 2010 diện tích cây cao su đạt 17.000ha (trong đó đưa vào khai thác 12-13.000ha), cây hồ tiêu đạt 2.000ha. Tăng cường sản xuất các loại cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, các loại cây họ đậu, các loại cây đặc sản có giá trị hàng hoá như: các loại khoai, môn địa phương đang có thương hiệu tốt trên thị trường.
+ Mở rộng hoạt động kinh doanh nghề rừng, trồng rừng phòng hộ, rừng kinh tế để phủ xanh đất trống, đồi trọc, cải tạo môi trường, cung cấp nguyên liệu cho nhà
máy chế biến gỗ ván ép của tỉnh; đồng thời tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Đẩy mạnh phát triển các mô hình kinh tế trang trại, mô hình kinh tế hộ gia đình sử dụng nhiều lao động tại chỗ để khai thác tiềm năng đất đai.
+ Phát triển mạnh chăn nuôi hàng hoá. Áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật để mở rộng chăn nuôi đàn gia súc, trọng tâm là đàn bò, dê, hươu, nai lấy nhung, nuôi ong lấy mật, chăn nuôi trăn, rắn, ba ba.v.v.
- Đối với cả hai khu vực (II) và (III): Cần hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động để mở rộng phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, nghề truyền thống để tăng thêm việc làm, giảm thời gian lao động nhàn rỗi ở nông thôn.
+ Khuyến khích và hỗ trợ đất đai, vốn, lao động kỹ thuật.v.v để phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp chế biến nông sản ở các vùng tập trung nguyên liệu, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Các ngành công nghiệp cần ưu tiên phát triển là: Công nghiệp chế biến cao su, hồ tiêu, hoa quả, thủy sản, thịt hộp, lương thực, thức ăn gia súc...
+ Phát triển đồng bộ các ngành dịch vụ, phục vụ sản xuất, đời sống như: vận tải, thông tin liên lạc, các loại hình báo chí, dịch vụ tín dụng ngân hàng, bảo hiểm.
Nâng cao chất lượng phục vụ của hệ thống các trung tâm, trạm trại các dịch vụ khuyến nông, lâm, công, thuỷ sản, bảo vệ thực vật; chăm sóc sức khoẻ nhân dân, kế hoạch hoá gia đình, giáo dục đào tạo; văn hoá văn nghệ...
* Đối với vùng ven biển:
- Tiến hành quy hoạch chi tiết, giải phóng mặt bằng và tăng nhanh tiến độ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch để phát triển ngành du lịch biển, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm cho dân vùng biển. Trong đó ưu tiên phát triển mạnh các khu du lịch quan trọng: Cửa Việt, Cửa Tùng, Mỹ Thuỷ và một số cụm du lịch khác dọc bờ biển.
- Cải tạo, nâng cấp cảng Cửa Việt để trở thành cảng hàng hoá, đáp ứng yêu cầu phát triển các ngành sản xuất công nghiệp; thương mại của tỉnh.
- Tăng cường năng lực tàu thuyền đánh bắt xa bờ với tổng công suất tàu thuyền toàn vùng năm 2010 đạt 35.000 CV và sản lượng khai thác hải sản đạt 20-21 ngàn tấn. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ, hải sản, đưa diện tích nuôi trồng toàn vùng đạt trên 1.500 ha, trong đó diện tích nuôi các loại
tôm xuất khẩu đạt trên 1.100 ha. Khai thác biển và nuôi trồng phải gắn liền với bảo vệ môi trường và nguồn lợi biển, bảo đảm cho việc phát triển bền vững.
- Phát triển mạnh các ngành nghề dịch vụ hậu cần nghề cá như: xây dựng các khu neo đậu, tránh bão cho tàu, thuyền; cung cấp nguyên, nhiên vật liệu, ngư lưới cụ và sửa chữa tàu thuyền. Tổ chức hệ thống thu mua, chế biến thuỷ hải sản nhằm giải quyết khâu tiêu thụ sản phẩm và nâng cao giá trị sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu. Bảo đảm công ăn việc làm ổn định và tăng thu nhập cho lao động.
- Tổ chức các mô hình sản xuất nông, lâm nghiệp trên cát để vừa phát triển sản xuất vừa cải tạo môi trường vùng cát. Kết hợp với các chương trình, dự án trồng rừng với việc di dãn dân lập làng sinh thái ra vùng cát, hình thành các tụ điểm dân cư