Nhóm giải pháp tác động đến vùng nghèo

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận chung về nghèo đói.doc (Trang 90 - 92)

- Nhóm 3: Những nguyên nhân thuộc về vai trò của Nhà nước:

3.2.2.Nhóm giải pháp tác động đến vùng nghèo

MỤC TIÊU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ TRONG THỜI GIAN TỚ

3.2.2.Nhóm giải pháp tác động đến vùng nghèo

Đây là những giải pháp nhằm hỗ trợ giải quyết những khó khăn riêng biệt của từng vùng. Hỗ trợ tạo cho các vùng có điều kiện tốt hơn để khai thác những lợi thế riêng biệt của vùng mình cho phát triển kinh tế-xã hội, XĐGN, thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các vùng. Các giải pháp hỗ trợ vùng nghèo tập trung chủ yếu vào các vấn đề: Phân bổ lại dân cư; tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội; phát triển các ngành kinh tế; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, trong đó có người nghèo; phát triển đồng bộ các ngành dịch vụ công; đào tạo nâng cao năng lực cán bộ.v.v. Tuy nhiên ở Quảng Trị có 3 vùng địa lý kinh tế tự nhiên là: vùng núi, đồng bằng và trung du, vùng ven biển có điều kiện thuận lợi,

khó khăn khác nhau, yêu cầu giải quyết các vấn đề cho mục tiêu phát triển và XĐGN cũng khác nhau nên nội dung của các giải pháp trên đối với từng vùng cũng có sự khác nhau:

*Đặc điểm nổi bật của các vùng:

- Vùng miền núi Quảng Trị bao gồm lãnh thổ các huyện Hướng Hoá, Đa Krông và một số xã phía tây của các huyện: Vĩnh Linh, Gio Linh và Cam Lộ. Toàn vùng có 47 xã, thị trấn, chiếm 65,8% tổng diện tích, 13% dân số toàn tỉnh. Điểm khác biệt của vùng miền núi Quảng Trị với nhiều vùng miền núi của các tỉnh khác ở miền Trung ở chỗ: Tuy là vùng đồng bào DTIN sinh sống, tập trung các xã nghèo, tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh, song chính vùng này lại có các trọng điểm phát triển kinh tế của tỉnh và có lợi thế hơn các vùng khác. Đó là có cửa khẩu quốc tế Lao Bảo nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây nối Thái Lan -Lào với miền Trung Việt Nam; có khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo; là vùng tập trung sản xuất cà phê của tỉnh, tiềm năng đất đai rất lớn. Trong vùng có nhiều di tích lịch sử, di tích cách mạng và danh lam thắng cảnh tự nhiên, khí hậu mát mẻ thuận lợi phát triển du lịch. Có công trình thuỷ điện Rào Quán 100MW đang được xây dựng, sẽ hoàn thành trong thời gian tới. Thị trấn Lao Bảo và thị trấn Khe Sanh sẽ trở thành đô thị loại III trong tương lai gần. Khó khăn của vùng là: cơ sở hạ tầng yếu kém, dân cư thưa thớt, trình độ dân trí thấp, thiếu thông tin, lực lượng cán bộ mỏng, năng lực yếu; nhiều phong tục tập quán lạc hậu; kinh tế thị trường chưa phát triển; điều kiện tiếp cận các dịch vụ công của người dân còn khó khăn.

-Vùng đồng bằng và trung du là nơi tập trung các thị xã và thị trấn; mật độ dân số đông; khu vực tập trung nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp, thương mại, đầu mối giao thông. Vùng có tiềm năng đất đai để sản xuất lương thực, phát triển cây công nghiệp (cao su, hồ tiêu...)., có khả năng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đa dạng hoá ngành nghề, sản phẩm có tỷ trọng đóng góp lớn cho nền kinh tế của tỉnh. Vấn đề đặt ra đối với vùng này là: từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội; đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp, các ngành nghề dịch vụ, du lịch; chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá để góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển vững chắc cho nền kinh tế của tỉnh. Về mục tiêu XĐGN,

đây là vùng có tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn các vùng khác, cần tập trung giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, đất sản xuất, nhà ở cho các hộ nghèo thuộc đối tượng chính sách là trọng tâm.

- Vùng ven biển: Đây là vùng có tiềm năng phát triển mạnh du lịch biển và các loại hình kinh tế biển (đất đai, nuôi trồng, chế biến và hậu cần nghề cá). Song vùng ven biển của tỉnh, ngoại trừ khu vực có cửa sông lớn là Cửa Việt và Cửa Tùng, còn lại rất khó khăn. Toàn bộ đất tự nhiên của vùng chủ yếu là cồn cát và bãi cát trắng. Đất khô cằn, thiếu nước tưới và sinh hoạt, thường xảy ra hiện tượng cát bay, cát lấp. Nhiều khu vực thường bị nhiễm mặn. Khu vực bãi ngang rất khó có điều kiện phát triển đánh bắt xa bờ. Đây là vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao, mật độ dân cư đông. Vấn đề cần giải quyết của vùng này là: tăng cường hệ thống cơ sở hạ tầng: giao thông, thông tin liên lạc, điện, thuỷ lợi cung cấp nước tưới và sinh hoạt, ngăn mặn, các dịch vụ phục vụ sản xuất, khai thác kinh tế biển và phục vụ đời sống.

Trên cơ sở phân tích đặc điểm khác nhau của từng ùng, nhóm giải pháp tác động đến vùng nghèo tập trung vào những nội dung sau đây:

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận chung về nghèo đói.doc (Trang 90 - 92)