Các giảipháp chung nâng cao chất lượng dịch vụVTHKCC bằngxe buýt 1Nhóm các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ VTHKCC tuyến buýt 04 ( Bến Thành – Cộng Hòa – An Sương ) (Trang 63 - 70)

ĐỀXUẤT VÀ LỰA CHỌN GIẢIPHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG TUYẾN BUÝT

3.2 Các giảipháp chung nâng cao chất lượng dịch vụVTHKCC bằngxe buýt 1Nhóm các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt.

Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ngày càng phát triển. Nhu cầu sử dụng của người dân về loại hình vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ngày càng nhiều đòi hỏi sự cố gắng và nỗ lực hơn nữa của các cơ quan nhà nước cũng như các đơn vị tham gia vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. Việc nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt sẽ là yếu tố quan trọng để thu hút người dân đi lại bằng xe bus và dần dần hình thành thói quen đi lại bằng xe bus, góp phần bảo vệ môi trường, giảm chi phí xã hội và tai nạn giao thông.

Nhóm các giải pháp chung nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng có thể được biểu diễn bởi sơ đổ sau:

Hình 0-23: Các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt

a. Nhóm giải pháp về tổ chức quản lý.

Rút ngắn thời gian chuyến xe :

− Thời gian một chuyến xe :

TC= t t V V L đc M T M l M l L L + − + = 0 0 1 Trong đó :

TC: thời gian 1 chuyến xe LM: chiều dài tuyến Vl: vận tốc lữ hành VT: vận tốc khai thác Nhóm các giải pháp Giải pháp về phương tiện. Giải pháp về cơ sở hạ tầng Giải pháp về con người Giải pháp về tổ chức quản lý

t0: thời gian dừng tại 1 điểm dừng dọc đường

tđc

: thời gian đón, trả khách tại các điểm đầu, cuối

Như vậy, thời gian một chuyến xe phụ thuộc vào : Tdc ,VT, LM ,to, lo

Dựa vào công thức trên , để giảm thời gian chuyến đi ta có các biện pháp sau :

+ Tăng vận tốc kỹ thuật trên tuyến. Vận tốc kỹ thuật là yếu tố khách quan phụ thuộc vào chất lượng kỹ thuật phương tiện, điều kiện đường xá, trình độ lái xe. Vì vậy để tăng vận tốc kỹ thuật chúng ta có thể sử dụng các biện pháp:

− Làm đường riêng dành cho xe bus, sử dụng làn đường riêng, tổ chức phân bổ giao thông hợp lý…

− Tăng cường duy tu, nâng cấp chất lượng đường xá.

− Sử dụng đèn tín hiệu ưu tiên cho xe bus tại các điểm giao cắt.

− Nâng cao chất lượng phương tiện:

+ Sử dụng phương tiện có tính gia tốc lớn để có thể tăng tốc nhanh khi rời các điểm dừng đỗ. + Trong quá trình hoạt động phương tiện không được hỏng hóc. Để đảm bảo được phương tiện hoạt động tốt phải thực hiện tốt công tác duy tu bảo dưỡng, sửa chữa phương tiên, kiểm tra phương tiện trước khi hoạt động

− Nâng cao trình độ lái xe, ý thức của lái xe trong việc chấp hành luật lệ giao thông để không xảy ra những vi phạm ảnh hưởng đến thời gian chuyến xe.

+ Giảm số lượng điểm dừng và giảm thời gian dừng tại các điểm trên hành trình

− Giảm số điểm dừng đỗ: bằng cách tăng lo nhưng lo chỉ tăng đến một giới nhất định. Nếu lớn quá thì tuy thời gian đi bằng phương tiện giảm nhưng khoảng cách đi bộ của hành khách sẽ tăng.

− Giảm to : thời gian dừng đỗ tại một điểm bao gồm : + Thời gian bắt đầu đến điểm đỗ và dừng hẳn.

+ Thời gian lên xuống của hành khách + Thời gian phát tín hiệu và đóng cửa xe + Thời gian rời khỏi điểm đỗ

Do đó thời gian dừng đỗ tại một điểm phụ thuộc vào số cửa lên xuống, chiều rộng cửa, số bậc lên xuống, trình độ lái xe…Ngoài ra xe phải dừng đúng điểm dừng đỗ. Thông thường thời gian dừng tại các điểm dừng của xe bus nội đô trong khoảng từ 15- 45 giây là hợp lý. Tuy nhiên việc giảm thời gian một chuyến xe cũng chỉ có thể đến một giới hạn nhất định trong điều kiện cho phép mà vẫn phải đảm bảo an toàn giao thông.

4 Rút ngắn thời gian chuyến đi của hành khách :

tt t t t

TC = db(O)+ ch+ vt+ db(D)

Theo công thức trên các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian chuyến đi của hành khách bao gồm

− Thời gian đi bộ tdb . Thời gian đi bộ phụ thuộc các yếu tố :

+ Mật độ mạng lưới đường giao thông .

+ Khoảng cách giữa các điểm dừng đỗ.

− Thời gian chờ xe bus tch . Thời gian chờ xe bus phụ thuộc vào giãn cách chạy xe.

− Thời gian đi trên xe bus tvt . Thời gian đi trên xe bus phụ thuộc vào các yếu tố :

+ Chiều dài chuyến đi của hành khách lhk

+ Vận tốc kỹ thuật của phương tiện

+ Thời gian dừng ở một điểm dừng

+ Khoảng cách giữa các điểm dừng đỗ

Như vậy để có thể giảm thời gian chuyến đi của hành khách thì phải giảm từng thành phần trong thời gian chuyến đi của hành khách , cụ thể :

+ Giảm thời gian đi bộ :

V l l t db o db 4 . 3 1 + = δ

Để giảm thời gian đi bộ , có thể sử dụng các cách sau :

− Tăng mật độ mạng lưới giao thông :

Mạng lưới giao thông là tập hợp toàn bộ các tuyến giao thông mà trên đó có hành trình của các phương tiện. Quá trình đi lại của hành khách diễn ra trên tuyến giao thông của mạng lưới vì thế mạng lưới giao thông có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đi lại của hành khách , đặc biệt là thời gian đi lại. Tăng mật độ mạng lưới giao thông bằng cách :

+ Đa dạng hóa mạng lưới tuyến: đường vòng , hướng tâm, xuyên tâm, vành đai…

+ Tăng chiều dài mạng lưới xe bus cho phù hợp với diện tích dân số của thành phố, với phương tiện hiện có

+ Cải tạo nút giao thông , làm dải phân cách cứng giữa các nút…

+ Mở rộng mạng lưới đường giao thông qua các khu dân cư trong khu vực nội ngoại thành và các vùng lân cận, qua các điểm thu hút để từ đó mở rộng các tuyến xe bus.

Tuy nhiên, việc tăng mật độ mạng lưới hành trình sẽ giảm được thời gian đi bộ , nhưng nếu tăng quá nhiều sẽ dẫn tới tăng số giao cắt trên mạng lưới giao thông làm ảnh hưởng tới tốc độ phương tiện.

Mật độ mạng lưới đường tối ưu là δ = 2,5 – 3,5 Km/Km2 . Nếu chúng ta tăng mật độ mạng lưới đường thì chỉ nên tăng mật độ đến khả năng cho phép.

− Giảm khoảng cách giữa các điểm dừng đỗ : việc giảm khoảng cách giữa các điểm dừng đỗ cũng chỉ cho phép trong một giới hạn nhất định. Nếu giảm khoảng cách đó quá ngắn sẽ làm giảm thời gian đi bộ nhiều nhưng sẽ làm tăng thời gian đi trên phương tiện (do giảm khoảng cách giữa các điểm dừng đỗ nên số lượng điểm dừng dọc đường sẽ tăng dẫn đến thời gian dừng tăng).

Giảm thời gian chờ đợi tch

Thời gian chờ đợi phương tiện phụ thuộc vào giãn cách chạy xe I . Để giảm thời gian chờ đợi thì cần rút ngắn giãn cách chạy xe I. Để giảm I chúng ta có thể sử dụng một số biện pháp:

− Giảm hệ số trùng lặp tuyến : khi tăng hệ số trùng lặp tuyến sẽ thuận lợi cho nhu cầu đi lại của hành khách nhưng hiệu quả hoạt động sẽ giảm. Việc giảm hệ số trùng lặp tuyến sẽ dẫn đến giảm khả năng chuyển tải, đổi tuyến của hành khách , ảnh hưởng tới sự thuận tiện của hành khách do đó việc giảm hệ số trùng lặp tuyến cần phải xem xét đến một giới hạn nhất định.

− Tăng số lượng phương tiện hoạt động trên hành trình . Tuy nhiên khả năng thông qua của các tuyến là có hạn nên khi số lượng phương tiện tăng lên quá lớn sẽ dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông , sẽ làm giảm hiệu quả khai thác của phương tiện và của toàn tuyến .

− Tăng tốc độ khai thác của phương tiện Vk :

tt t t L V dc dd lb M K= + +

LM không đổi do vậy để tăng VT thì cần phải giảm thời gian lăn bánh, thời gian dừng đỗ, thời gian đầu cuối. Ta có thể sử dụng một số biện pháp sau:

+ Phân luồng giao thông hợp lý, dùng làn đường riêng cho xe bus + Sử dụng tín hiệu ưu tiên cho xe bus

+ Giảm số lượng điểm dừng đỗ và thời gian dừng tại các điểm dừng

+ Các bến xe phải được bố trí hợp lý thông thoáng để xe vào bến được nhanh chóng không bị ùn tắc.

Như vậy, để giảm thời gian chờ đợi thì cần có biện pháp giảm giãn cách chạy xe hợp lý.

Giảm thời gian đi trên xe bus

tl l l Vl t t t o o HK T HK dd lb vt 1.      − + = + =

− Giảm thời gian dừng đỗ dọc đường :

+ Giảm số lượng điểm dừng đỗ bằng cách tăng khoảng cách giữa các điểm dừng. + Giảm thời gian dừng đỗ tại một điểm

− Giảm thời gian đi trên phương tiện :

Do lhklà yếu tố khách quan nên để giảm thời gian đi trên phương tiện chỉ có thể tăng vận tốc kỹ thuật của phương tiện

Các biện pháp để rút ngắn từng thành phần trong thời gian một chuyến đi của hành khách, có thể áp dụng kết hợp với giải pháp tổ chức chạy xe trên hành trình:

Hiện nay ở TP HCM chỉ áp dụng hình thức chạy xe buýt thông thường. Hình thức chạy xe này có ưu điểm là thỏa mãn được nhu cầu lên xuống ở các tất cả các điểm dừng trên hành trình, giảm được thời gian đi bộ của hành khách . Tuy nhiên thời gian một chuyến tăng lên do thời gian dừng lớn. Do vậy để có thể giảm thời gian một chuyến có thể sử dụng hình thức chạy xe bus nhanh: trên hành trình chọn ra các điểm dừng chủ yếu (số lượng điểm dừng ít hơn so với hình thức chạy xe thông thường, ưu điểm là giảm được thời gian một chuyến cho những người có nhu cầu lên xuống ở các điểm dừng chủ yếu, nhưng lại gây khó khăn cho những hành khách có nhu cầu lên xuống ở những điểm dừng khác. Khi áp dụng hình thức chạy xe này cần thông báo rộng rãi cho hành khách biết, để khỏi nhầm lẫn với hình thức chạy xe thông thường. Ngoài ra xe cần có những ký hiệu riêng, cần ghi cụ thể các điểm dừng trên xe.

Vào giờ cao điểm, lưu lượng phương tiện tham gia giao thông lớn, do đó dễ xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông , làm tăng thời gian chuyến đi. Do vậy việc tổ chức chạy xe vào giờ cao điểm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo thời gian chuyến đi so với tính toán. Vào giờ cao điểm có thể sử dụng các biện pháp sau :

− Giảm khoảng cách chạy xe so với giờ bình thường

− Sử dụng xe có trọng tải lớn

− Áp dụng các hình thức chạy xe khác nhau như: hình thức chạy xe bus nhanh, chạy xe theo hành trình rút ngắn..

− Tổ chức phân luồng giao thông hợp lý, ưu tiên cho xe bus hoạt động, làm làn đường riêng cho xe bus…

Bên cạnh đó chất lượng phương tiện hoạt động trên hành trình, chất lượng đường sá… cũng cần phải được đảm bảo.

Việc tổ chức chạy xe có ảnh hưởng rất lớn đến thời gian một chuyến đi của hành khách . Vì vậy việc tổ chức chạy xe hợp lý sẽ làm giảm đáng kể thời gian chuyến đi của hành khách.

Nâng cao việc thực hiện đúng thời gian biểu chạy xe.

Trong thời gian biểu chạy xe có quy định cụ thể thời gian xuất bến và thời gian về bến tối thiểu của xe hoạt động trên hành trình. Các lái xe căn cứ vào thời gian biểu chạy xe để đưa xe ra tuyến hoạt động. Việc vi phạm thời gian xuất bến là khá phổ biến. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc vi phạm này, có thể kể đến những nguyên nhân khách quan như tắc đường, hỏng xe đột xuất…. hay do lỗi của lái xe. Các giải pháp đưa ra để đảm bảo thời gian xuất bến và về bến đúng quy định:

− Điều động xe kịp thời để đảm bảo thời gian xuất bến theo quy định

− Tăng cường kiểm tra kỹ thuật phương tiện để đảm bảo phương tiện luôn ở trạng thái tốt trong quá trình hoạt động trên hành trình.

− Mỗi tuyến bus cần có tuyến trưởng chịu trách nhiệm điều hành quản lý trực tiếp trên tuyến để hỗ trợ lực lượng lái xe thực hiện tốt biểu đồ chạy xe.

− Nâng cao công tác tổ chức vận tải và năng lực, trình độ của đội ngũ điều độ viên , tuyến trưởng để có thể giải quyết kịp thời các tình huống phát sinh trên tuyến.

b. Các giải pháp về con người.

Nâng cao công tác tổ chức vận tải và năng lực, trình độ của đội ngũ điều độ viên, tuyến trưởng để có thể giải quyết kịp thời các tình huống phát sinh trong quá trình hoạt động của tuyến cũng như trong công tác tổ chức quản lý tuyến.

Đối với lái xe và nhân viên bán vé trên xe, là những lao động trực tiếp trên xe, trực tiếp quyết định phần lớn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng trên tuyến lên cần có những hình thức quản lý chặt chẽ. Phải đưa ra những hình thức kỷ luật đối với những trường hợp vi pham: không tuân thủ thời gian xuất bên, về bến không đúng quy định, bán vé không đúng quy định, không xé vé khi thu tiền, bỏ điểm, vi phạm luật giao thông…

Cần thường xuyên kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện thời gian biểu của lái xe để tạo lòng tin đối với hành khách.

Đối với vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, lái xe và nhân viên bán vé là người chịu trách nhiệm chủ yếu về hoạt động của xe trên hành trình. Lái xe cũng là người quyết định đện sự an toàn của hành khách tren xe. Hầu hết tai nạn xảy ra là do lỗi của lái xe. Những trường hợp vi phạm tiêu chí phục vụ trên xe phần lớn là do lái xe. Cần đưa ra những hình thức kỷ luật cụ thể và thực sự mạnh mẽ để đối với những trường hợp vi phạm và có những biện pháp để nâng cao chất lượng lái xe và nhân viên bán vé trên xe

− Cần thường xuyên đào tao, bồi dưỡng, kiểm tra trình độ lái xe.

− Tạo điều kiện , môi trường làm việc thuận lợi, kết hợp với nghỉ ngơi hợp lý để lái xe có thể ổn định tâm sinh lý, hiệu quả của công việc sẽ được nâng lên

− Thường xuyên tổ chức những lớp học để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho lái xe và nhân viên bán vé.

− Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện của lái xe và nhân viên bán vé

− Cần có những quy định về thưởng phạt để khuyến khích những lái xe chạy tốt và đảm bảo an toàn của hành khách và xử lý những lái xe vi phạm.

c. Các giải pháp về cơ sở vật chất kỹ thuật.

− Cải tạo, nâng cấp chất lượng đướng xá. Thường xuyên duy tu bảo dưỡng đường xá, tránh tình trạng xuống cấp của đường.

− Sửa chữa những đoạn đường hư hỏng.

− Trong điều kiện cho phép có thể mở rộng bề mặt đường để tăng số làn xe.

− Xây dựng đường dành riêng, làn đường riêng cho xe bus để đảm bảo an toàn cho xe và các phương tiện khác khi hoạt động trên đường, bên cạnh đó còn tăng được tốc độ chạy xe.

− Xây dựng thêm mới các điểm dừng thay thế các điểm dừng đã cũ, hỏng.

− Xây dựng thêm nhà chờ có mái che, có bản đồ chỉ dẫn về thông tin trên tuyến, thời gian đóng mở tuyến, thời gian biểu chạy xe…

d. Các giải pháp về phương tiện.

Áp dụng niên hạn sử dụng phương tiện theo nghị định 23/2004/NĐ – CP không đưa những phương tiện có niên hạn sử dụng lớn vào hoạt động

− Thay thế những xe bus cũ có chất lượng thấp bằng những xe buýt có chất lượng đảm bảo.

− Cải tiến kết cấu động cơ của phương tiện nhằm nâng cao tính êm dịu khi phương tiện hoạt động, sử dụng động cơ có tiếng ồn nhỏ, ít độc hại…

− Thường xuyên tiến hành kiểm tra chất lượng phương tiện trước và sau khi hoạt động .

− Chất lượng phương tiện trong quá trình hoạt động phụ thuộc nhiều vào chất lượng công tác

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ VTHKCC tuyến buýt 04 ( Bến Thành – Cộng Hòa – An Sương ) (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w