Tổng quan về VTHKCC bằngxe buýt trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh 1Hiện trạng mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt tại Thành Phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ VTHKCC tuyến buýt 04 ( Bến Thành – Cộng Hòa – An Sương ) (Trang 26 - 28)

HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VTHKCC TUYẾN BUÝT SỐ 04, NHỮNG PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ

2.1 Tổng quan về VTHKCC bằngxe buýt trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh 1Hiện trạng mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt tại Thành Phố Hồ Chí Minh.

Mạng lưới tuyến.

Mạng lưới tuyến vận tải hành khách công cộng là tổng hợp toàn bộ các tuyến vận tải hành khách công cộng của thành phố. Hiện nay hệ thống mạng lưới tuyến vận tải hành khách công cộng tại TPHCM chỉ bao gồm các tuyến xe buýt.

Mạng lưới đường phố của thành phố Hồ Chí Minh hiện nay phân bố theo dạng hình quạt. Trung tâm thành phố nằm bên bờ sông Sài Gòn là nơi tập trung của các trục đường phố chính trong thành phố, và từ đây các tuyến tỏa đi theo các hướng tạo thành hệ thống mạng lưới tuyến.

Hình 0-3: Mô hình hoá hệ thống mạng lưới đường tại TPHCM

Với hình dạng mạng lưới đường phố như vậy, mạng lưới tuyến xe buýt cũng được hình thành theo dạng hình quạt với nan quạt là các tuyến hướng tâm (chiếm trên 40%) nối trạm đầu mối đặt tại khu vực chợ Bến Thành với các quận phía tây như: quận 5, quận 8, quận Phú Nhuận, Gò Vấp.... Phần còn lại các các tuyến xuyên tâm (chiếm 12%) và tuyến gom xương cá và tuyến gom vòng tròn (chiếm hơn 30%). Các tuyến xương cá và tuyến vòng tròn ngoài chức năng phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách tại cung đường không phải là trục chính còn có chức năng quan trọng là thu gom hành khách phục vụ cho các tuyến trục chính hướng tâm và xuyên tâm. Cũng do việc phân bố với đa phần là các tuyến hướng tâm

và tuyến xương tâm mà hiện nay mạng lưới tuyến xe buýt có sự tập trung dầy đặc tại trung tâm thành phố (khu vực Chợ Bến Thành, Chợ Lớn, Lê Lai, Hàm Nghi,...)

Về khả năng kết nối, có thể nói mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt về cơ bản đã hình thành và kết nối được giữa khu vực trung tâm thành phố với khu vực ngoại thành, giữa nội thành với ngoại thành và giữa thành phố với một số tỉnh liền kề,… Nguyên tắc tổ chức mạng lưới tuyến dựa trên mô hình “Tuyến trục chính - tuyến nhánh”. Tức là hành khách hoàn toàn có thể thực hiện chuyến đi của mình với số tuyến cần đi là từ một đến hai tuyến.

Hình 0-4: Sơ đồ hoá hệ thống mạng lưới tuyến xe buýt TPHCM

Ngoài ra, một số chỉ tiêu đánh giá tính hợp lý của hệ thống mạng lưới tuyến như mật độ mạng lưới tuyến (Kn) và hệ số mạng lưới tuyến (Kt) của thành phố Hồ Chí Minh đều nằm trong khoảng cho phép.

Tính đến ngày 01/01/2012, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có 146 tuyến xe buýt phổ thông, tăng 49 tuyến so với năm 2002. Trong đó:

− Tuyến buýt phổ thông có trợ giá là 108 tuyến, tăng 63 tuyến so với năm 2002.

− Tuyến buýt phổ thông không trợ giá là 38 tuyến, giảm 14 tuyến so với năm 2002.

− Tổng số cự ly tuyến buýt có trợ giá tăng từ 1.542 km năm 2002 lên 3.452 km năm 2011, tăng gấp 2,2 lần.

Cự ly tuyến Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng cự ly tuyến Km 3.315 3.303 3.499 3.487 3.494 3.407 - Có trợ giá Km 2.215 2.083 2.124 2.113 2.165 2.140 - Không trợ giá Km 1.100 1.220 1.375 1.374 1.329 1.268 Cự ly tuyến b/quân Km 22,7 21,9 23,2 23,6 23,6 23,3 - Có trợ giá Km 18,8 17,8 18,5 18,9 19,3 19,8 - Không trợ giá Km 39,3 35,9 38,2 38,2 36,9 33,4

Bảng 0-2:Luồng tuyến xe buýt

Một đặc điểm quan trọng khiến cho VTHKCC bằng xe buýt ngày càng thu hút người dân sử dụng là sự đa dạng về khả năng cung ứng của dịch vụ, các tuyến buýt thường, buýt nhanh, tuyến buýt chạy ban đêm, tuyến chuyên phục vụ HS-SV, tuyến buýt dành cho người khuyết tật,…đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho người dân sử dụng.

Tuy nhiên, mạng lưới tuyến hiện hữu còn hạn chế như chưa có sự phân cấp giữa các tuyến, đa số các tuyến được xây dựng nối kết với trung tâm thành phố hoặc nối kết trực tiếp giữa 2 điểm có nhu cầu đi lại lớn. Điều này làm giảm khả năng tiếp chuyển của hệ thống mạng lưới tuyến và làm cho mật độ tập trung của các tuyến tăng lên, đặc biệt là ở các cửa ngõ vào thành phố.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ VTHKCC tuyến buýt 04 ( Bến Thành – Cộng Hòa – An Sương ) (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w