Vai trò của công tác thẩm định dự án của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long – chi nhánh Hà Nội – Phòng giao dịch Lý Nam Đế. Thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 33)

III, Thực trạng hoạt động thẩm định dự án của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại PGD Lý Nam Đế.

2. Vai trò của công tác thẩm định dự án của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Công tác thẩm định dự án để ra quyết định cho vay với dự án của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng một vai trò hết sức quan trọng.Bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng ,song do năng lực của doanh nghiệp chưa đáp ứng hết yêu cầu trả nợ của ngân hàng ,các dự án xin vay vốn được lập một cách sơ sài ,không tính toán đầy đủ các yếu tố rủi ro…do vậy công tác thẩm định dự án của ngân hàng không chỉ đơn thuần để ra quyết định cho vay với

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương

dự án mà còn một lần nữa đánh giá tính khả thi của dự án ,đánh giá các yếu tố rủi ro bất lợi có thể xảy ra với dự án để dự án khắc phục theo hướng mang tính khả thi cao hơn. Hay công tác thẩm định còn giúp doanh nghiệp trong việc góp ý bổ sung với những nội dung còn thiếu xót của dự án vay vốn ,giúp dự án hoàn thiện hơn. Với PGD Lý Nam Đế ,mục tiêu trong chiến lược cho vay của PGD là hỗ trợ vốn cho dự án của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ,điều này vừa phù hợp với khả năng quyết định cho vay của PGD vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có điều kiện phát triển. Do vậy công tác thẩm định càng phải được quan tâm chú trọng đặc biệt ,đáp ứng yêu cầu về hoạt động kinh doanh của PGD.

Thẩm định dự án của các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn đóng vai trò trong việc đảm bảo mức độ an toàn của nguồn vốn cho vay. Kết quả thẩm định là cơ sở để ngân hàng đánh giá về tính khả thi của dự án và ra quyết định tài trợ cho dự án hay không. Đồng thời thẩm định dự án còn là đánh giá năng lực của doanh nghiệp vừa và nhỏ ,từ đó duy trì tạo mối quan hệ kinh doanh lâu dài với doanh nghiệp ,điều này có vai trò to lớn ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thẩm định dự án còn là cơ sỏ để xác định số tiền cho vay ,giải ngân theo phương thức nào ,hạn mức cho vay ,lãi suất ,thu nợ gốc và trả lãi của doanh nghiệp…tạo tiền đề cho quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp và ngân hàng ,đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

3,Số lượng các dự án vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ được thẩm định.

Khó khăn chung của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam là thiếu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh ,cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất của mình…Trong khi đó việc vay vốn từ ngân hàng và các tổ chức kinh tế còn tồn tại nhiều bất cập. Thực tế cho thấy rằng sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế, góp phần vào sự phát triển tăng trưởng của xã hội. Đứng trước thực trạng này, PGD Lý Nam Đế đã có chiến lược ưu đãi cho vay với các dự án của doanh nghiệp vừa và nhỏ ,phù hợp với khả năng cho vay ra quyết định của PGD cũng như thuận lợi trong công tác thẩm định dự án do đội ngũ cán bộ thẩm định của PGD còn hạn chế về số lượng ,mặt khác cho vay với các doanh nghiệp vừa và nhỏ giúp PGD dễ dàng kiểm soát nguồn vốn giải ngân ,mang lại hiệu quả kinh doanh cho PGD.

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương

Bảng 3.1: Tình hình thẩm định dự án vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại PGD Lý Nam Đế. Kết cấu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1.Số dự án được thẩm định của các doanh nghiệp vừa và nhỏ . 1 9 15 2. Số dự án được chấp thuận. 1 7 13 3. Tỉ lệ các dự án được chấp thuận. 100% 77,8% 86,7%

(Nguồn : báo cáo thẩm định dự án vay vốn tại PGD Lý Nam Đế) Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường thiếu kinh nghiệm và chuyên môn trong công tác lập dự án ,mặt khác lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp này thường không chiếm ưu thế nhiều trên thị trường và không phân phối được thị trường như nhiều doanh nghiệp lớn .Do đó công tác thẩm định dự án của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò hết sức quan trọng tại PGD Lý Nam Đế ,nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cho vay và hiệu quả kinh doanh của PGD.

Xét bảng trên cho thấy số lượng các dự án xin vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại PGD tăng dần qua các năm ,cho thấy nhu cầu về vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất quan trọng.Song PGD cũng cân nhắc và thận trọng cho vay với từng dự án. Công tác thẩm định đóng vai trò hết sức quan trọng ,nó quyết định đến sự chấp thuận hay bãi bỏ đề suất vay vốn của dự án. Năm 2007 là năm đầu tiên PGD đi vào hoạt động cho nên số dự án xin vay vốn còn hạn chế ở mức 1 dự án.Tuy nhiên công tác thẩm định đã hỗ trợ cho việc ra quyết định cho vay với dự án ,tỉ lệ dự án được chấp thuận đạt 100%. Tuy nhiên năm 2008 tỉ lệ này chỉ còn 77,8% và năm 2009 tỉ lệ tăng lên đến 86,7 % .Kết quả trên cho thấy số dự án của các doanh nghiệp vừa và nhỏ xin vay vốn được chấp thuận nhiều hơn và công tác thẩm định cũng phát triển hơn.PGD tổ chức thẩm định kỹ lưỡng các khía cạnh của dự án ,cho đến việc đánh giá tài sản đảm bảo ,đánh giá rủi ro của dự án …rồi mới đi đến quyết định cho vay.

Bảng 3.2:Tỉ trọng dự án của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

(Đơn vị : %)

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tổng số các dự án 3 13 21

Dự án của các DNVVN

1 7 13

Tỉ trọng 33.3% 53,8 % 61,9%

(Nguồn : báo cáo thẩm định dự án vay vốn tại PGD Lý Nam Đế )

Dựa vào bảng số liệu về tỉ trọng dự án của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn tại PGD cho thấy số dự án của doanh nghiệp này luôn chiếm trên 50% trong tổng số các dự án được vay vốn tại PGD và có xu hướng gia tăng từ năm 2008. Điều này cho thấy công tác thẩm định dự án đóng một vai trò vô cùng quan trọng.Thẩm định dự án giúp đánh giá hiệu quả các dự vay vốn ,đặc biệt với các dự án của doanh nghiệp vừa và nhở ,từ đó giúp đưa lại kết quả cao như trên.

4.Nguồn nhân lực và trang thiết bị phục vụ cho thẩm định dự án của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Hiện nay, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức chỉ giành được những thắng lợi khi chúng ta biết khai thác hợp lý và sử dụng hiệu quả tất cả các nguồn lực. Song, yếu tố giữ vai trò quyết định nhất, đảm bảo cho sự thắng lợi của quá trình đó chính là nguồn lực con người, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao.Với công tác thẩm định dự án tại ngân hàng cũng vậy ,nguồn nhân lực giữ một vai trò đặc biệt quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến chất lượng hiệu quả của thẩm định dự án.

Thực tế hiện nay tại PGD có 2 cán bộ được phân công đảm nhiệm việc xem xét thẩm định hồ sơ ,dự án vay vốn của các doanh nghiệp ,tổ chức. Việc thẩm định dự án của các doanh nghiệp vừa và nhỏ không được phân công rõ ràng cho mà là công việc chung của 2 cán bộ tại PGD. Tuy nhiên ,hằng năm PGD có tổ chức cho 2 cán bộ tham gia các khóa đào tạo ngắn ngày để nâng cao năng lực chuyên môn.Ước tính chi phí đầu tư cho cán bộ thẩm định khoảng 30 triệu đồng mỗi năm ,nó bao gồm các chi phí liên quan đến giáo dục đào tạo ,nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe, cải thiện môi trường làm việc…

Trong quá trình thẩm định ,cán bộ phụ trách việc thẩm định dự án vay vốn có phân chia dự án theo qui mô và tính chất phức tạp của từng dự án và tùy theo năng

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương

lực khả năng của mỗi cán bộ mà đảm nhiệm phụ trách dự án phù hợp hoặc có sự phối hợp thẩm định của cả hai cán bộ.

Về trang thiết bị phục vụ cho hoạt động thẩm định dự án thì PGD đã đầu tư hệ thống máy tính có kết nối mạng ,đầu tư một số phần mềm hỗ trợ cho cán bộ thẩm định trong qua trình tính toán.Đặc biệt để hỗ trợ với hoạt động thẩm dự án vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì PGD đầu tư các trang thiết bị phần mềm về kế toán và tính toán các chỉ tiêu hiện đại nhất.

PGD còn thường xuyên tổ chức các cuộc khảo sát tìm hiểu về thị trường và khả năng phát triển của các doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ để đảm bảo cho chính sách của PGD là hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long – chi nhánh Hà Nội – Phòng giao dịch Lý Nam Đế. Thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 33)