Kiện toàn bộ máy tổ chức đặc biệt với hoạt động thẩm định dư án vay vốn của các DNVVN.

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long – chi nhánh Hà Nội – Phòng giao dịch Lý Nam Đế. Thực trạng và giải pháp (Trang 77 - 80)

III ,Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại PGD Lý Nam Đế.

1. Kiện toàn bộ máy tổ chức đặc biệt với hoạt động thẩm định dư án vay vốn của các DNVVN.

các DNVVN.

1.1. Bố trí cán bộ làm công tác thẩm định có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của từng dự án được thẩm định. ứng yêu cầu của từng dự án được thẩm định.

Trong mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội thì nhân tố con người luôn là trung tâm, quyết định chất lượng hiệu quả công việc. Với công tác thẩm định dự án cũng vậy ,con người là nhân tố chính làm nên hiệu quả của báo cáo thẩm định.Đặc biệt với công tác thẩm định dự án cho vay của các doanh nghiệp vừa và nhỏ- một lĩnh vực còn chứa đựng nhiều vướng mắc và hạn chế trong khâu lập dự án cũng như trong

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương

việc huy động vốn cho hoạt động của dự án.Vì thế chất lượng của công tác thẩm định đóng vai trò quan trọng với việc ra quyết định đầu tư tài trợ vốn cho dự án của khối doanh nghiệp vừa và nhỏ.Điều này lại phụ thuộc rất nhiều đến trình độ chuyên môn của cán bộ thẩm định.

Có những dự án qui mô nhỏ ,đơn giản nhưng cũng có những dự án lớn ,đòi hỏi tính chất kỹ thuật phức tạp .Hay có những dự án về xây dựng nhà xưởng nhưng cũng có những dự án về mua sắm máy móc thiết bị hoặc xây dựng cầu đường...Vậy làm thế nào để đáp ứng yêu cầu của từng loại dự án thì phụ thuộc rất nhiều vào chuyên môn ,kinh nghiệm của cán bộ thẩm định để đánh giá chính xác các chỉ tiêu hiệu quả của dự án ,đánh giá chính xác về các thông số tiêu chuẩn kỹ thuật của máy móc thiết bị ,công nghệ sử dụng cho dự án...Điều này đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có trình độ ,chuyên môn trong từng lĩnh vực phù hợp. Ngoài ra cán bộ thẩm định cũng phải am hiểu các qui chế, qui định của nhà nước ,các bộ ban ngành có liên quan...biết phân tích đánh giá dự án đầu tư, nhưng không máy móc mà có sáng tạo khoa học.

Như vậy để phù hợp với yêu cầu tích chất của từng dự án thì ngân hàng cần chủ động tổ chức đào tạo nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ thẩm định thông qua tổ chức các lớp tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ thẩm định dự án ,tổ chức đào tạo cho cán bộ kinh tế những kiến thức về cầu đường ,xây dựng công trình giao thông, kỹ thuật ...Tổ chức các hội thảo trao đổi với các PGD trong cùng hệ thống MHB về kinh nghiệm thẩm định các dự án .Bên cạnh đó ngân hàng cần có chính sách khen thưởng đúng lúc để động viên khích lệ nhưng cũng cần xử lý nghiêm các sai phạm của cán bộ thẩm định đặc biệt sai phạm về câu kết với khách hàng, thiếu trung thực nghiêm túc trong thẩm định gây ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.

Mặt khác ,thực tế công tác thẩm định dự án tại PGD chỉ có 2 cán bộ đảm nhiệm, trong khi đó số lượng hồ sơ vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại PGD ngày càng tăng.Do vậy ,PGD và chi nhánh Hà Nội nên có chính sách tuyển dụng ,phân công thêm cán bộ thẩm định dự án cho PGD Lý Nam Đế. Đồng thời ,tại PGD Lý Nam Đế nên chủ trương phân chia đội ngũ cán bộ thẩm định trong đó có cán bộ tín dụng khách hàng doanh nghiệp ,nhằm đảm bảo hướng dẫn tiếp xúc với dự án của doanh nghiệp và chuyên phụ trách công việc thẩm định dự án của doanh nghiệp vừa và nhỏ .Nhưng bên cạnh đó ,vẫn cần có sự hỗ trợ tham gia của các cán bộ thẩm định khác trong quá trình thẩm định với những dự án mang tính chất kỹ thuật phức tạp hoặc không phù hợp với khả năng của cán bộ tính dụng khách hàng doanh nghiệp.

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương

Bản thân cán bộ thẩm định cần là những người có đạo đức nghề nghiệp ,có ý thức kỷ luật cao ,tinh thần trách nhiệm trong công việc và có lòng say mê tâm huyết với nghề nghiệp.Cán bộ thẩm định không chỉ tham gia sự nâng cao chuyên môn từ các khóa đào tạo của ngân hàng mà còn tự mình nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm ,tự mình tham gia các khóa học bổ sung chuyên môn ,kiến thức cần thiết để phục vụ cho công tác thẩm định. Đồng thời phải thường xuyên cập nhật các thông tư qui chế của nhà nước về thẩm định dự án ,về đầu tư xây dựng...và tuân thủ theo văn bản hướng dẫn thẩm định của hội sở chính ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long. Cán bộ thẩm định còn phải áp dụng các chính sách ưu tiên ưu đãi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình thẩm định nhưng trên cơ sỏ đúng mục đích cho vay của ngân hàng ,không có sự thiên vị sai lệch quan điểm.

Trong nội bộ hoạt động của ngân hàng thì nên tổ chức các buổi tổng kết đánh giá khách quan về hiệu quả của hoạt động thẩm định nói chung và thẩm định dự án cho vay với các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động thẩm định cho vay với khối doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các năm tiếp theo,phù hợp với qui mô quyền phán quyết cho vay của PGD và thực hiện chính sách hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển.

1.2.Tổ chức và điều hành công tác thẩm định dự án cho vay với doanh nghiệp vừa và nhỏ phải khoa học ,hợp lý nhưng có sự linh động phù hợp với qui mô dự án.

Có sự phân công cán bộ thẩm định chuyên trách theo từng lĩnh vực kinh doanh nhất định vì các dự án đầu tư là đa dạng thuộc nhiều ngành nghề khác nhau với nhiều vấn đề phát sinh khác nhau.Một cán bộ thẩm định không thể am hiểu hết tất cả các lĩnh vực khác nhau nên việc một cán bộ phụ trách thẩm định nhiều loại dự án cùng một lúc sẽ không đáp ứng được yêu cầu của công tác thẩm định ,không có điều kiện thẩm định hết các yếu tố quan trọng của dự án ,ảnh hưởng lớn đến chất lượng thẩm định ,hiệu quả đẩu tư. Và đặc biệt với doanh nghiệp vừa và nhỏ ,khi công tác thẩm định dự án không đáp ứng được yêu cầu vay vốn của doanh nghiệp hoặc cho vay khi dự án của doanh nghiệp vẫn còn tính khả thi thấp thì sẽ dẫn đến phá sản doanh nghiệp vì doanh nghiệp nhỏ ,không đủ sức chống chọi với các tác động .

PGD có thẩm quyền quyết định cho vay với những dự án từ dưới 3 tỉ VND nhưng với những dự án lớn hơn thì vẫn do PGD đảm nhiệm thẩm định rồi lập báo cáo và nộp lên chi nhánh để tái thẩm định và ra quyết định cho vay.Như vậy việc này sẽ khiến cho công tác tổ chức thẩm định tại PGD gặp nhiều khó khăn khi mà số lượng

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương

cán bộ thẩm định còn hạn chế ,đồng thời làm cho công tác tổ chức thẩm định dự án trở lên phức tạp ,rắc rối.

Dự án của doanh nghiệp vừa và nhỏ nhiều khi được lập bởi tự bản thân doanh nghiệp mà không có sự hỗ trợ của cơ quan lập dự án nào cả nên có thể ý tưởng về dự án là rất tốt nhưng công tác nghiên cứu về thị trường ,kỹ thuật... của dự án chưa tốt dẫn đến cho ra đời 1 dự án mang không mang tính khả thi. Vì vậy vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh vừa không bỏ lỡ cơ hội đầu tư có nhiều triển vọng thì trong quá trình làm công tác nghiên cứu thẩm định về dự án ,cán bộ thẩm định có thể đóng vai trò làm nhà cố vấn bổ sung những điểm còn thiếu và giới thiệu dự án của doanh nghiệp với cơ quan nghiên cứu lập dự án để nghiên cứu lại cơ hội đầu tư có nhiều triển vọng nhằm không bỏ lỡ .

Thẩm định dự án đầu tư là tập hợp của rất nhiều hoạt động khác nhau nhưng nó lại có liên quan chặt chẽ với nhau. Do vậy, việc sắp xếp, tổ chức ra sao để các bộ phận hoạt động một cách nhịp nhàng, kế thừa và hỗ trợ cho nhau một thể thống nhất là rất cần thiết nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án. Một cơ chế tổ chức hoạt động phải đủ hai tiêu chuẩn: hiệu quả và an toàn. Tuy PGD đã hoạt động khá hiệu quả với mô hình tổ chức và cách quản lý như hiện nay trong nhiều năm. Nhưng thực tế cho thấy để hoạt động có hiệu quả hơn nữa PGD cần có những thay đổi về hình thức tổ chức quản lý và mô hình tổ chức phù hợp.

PGD cần tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận trong quá trình tham gia thẩm định dự án nói chung và các dự án vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng.

Việc quản lý tập trung, phân công hợp lý, phối hợp nhịp nhàng đòi hỏi những yêu cầu hết sức khắt khe về quy chế hoạt động, khả năng tổ chức và lãnh đạo của cán bộ quản lý. Điều đó không dễ dàng thực hiện và đòi hỏi những chi phí về thời gian, tiền của, công sức không nhỏ. Tuy nhiên, chỉ có làm được điều đó thì PGD Lý Nam Đế mới có thể tạo được sự hợp tác chặt chẽ, hiệu quả giữa các bộ phận trong hệ thống, phát huy được tiềm lực và các thế mạnh, đóng vào hoạt động kinh doanh chung của chi nhánh ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long- MHB Hà Nội.

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long – chi nhánh Hà Nội – Phòng giao dịch Lý Nam Đế. Thực trạng và giải pháp (Trang 77 - 80)

w