Thử nghiệm khả năng di động bằng phương pháp thạch mềm.

Một phần của tài liệu Xây dựng bộ sưu tập giống vi khuẩn lên men lactic có hoạt tính probiotics (Trang 84 - 86)

- Nhuộm vỏ nhầy (Capsule): Phương pháp nhuộm âm bản, phương pháp Đỏ Congo và Phương pháp dùng Tím kết tinh (Crystal violet)

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN 4.1 Phân lập vi khuẩn lên men lactic:

4.2.6. Thử nghiệm khả năng di động bằng phương pháp thạch mềm.

Ở vi khuẩn có tiên mao, chúng sẽ có khả năng di động, vì vậy trong môi trường thạch mềm, chúng sẽ phát triển lan sang môi trường xung quanh vết cấy chứ không mọc theo vết cấy, tạo thành những vệt mờ đục môi trường hơn khi đem so sánh với môi trường khi chưa cấy vi khuẩn (ống 1 hình 4.13).

Vi khuẩn lactic là vi khuẩn hiếu khí chịu oxy nên chúng vừa có thể phát triển ở phía trên vừa có thể phát triển ở sâu trong môi trường ở những chủng không có tiên mao, chúng sẽ tăng sinh khối theo vết cấy vì chúng không có khả năng di chuyển, vì vậy ta thấy một vệt thẳng theo vết cấy (ống 2 hình 4.13).

Khi ta ủ vi khuẩn qua 2 ngày, do ống nghiệm được bịt kín nên khí sinh ra sẽ đảy phần thạch trồi lên so với đáy ống. Cho nên ngoài việc xác định vi khuẩn có khả năng di động hay không ta còn có thể xác định được một số chủng vi khuẩn sinh khí mạnh hay yếu. Trong hình 4.13 vi khuẩn từ ống 4 sinh khí mạnh hơn ống 3

Kết quả thử nghiệm tính di động của 23 chủng đã qua định tính acid lactic dương tính. Quan sát vết cấy và so sánh với môi trường đối chứng, tất cả các chủng đều mọc theo vết cấy và ko làm đục môi trường xung quanh.

Hình 4.12: mẫu vi khuẩn sinh acid lactic

.

Hình 4.11: vi khuẩn Bacillus không

sinh acid lactic

SVTH: Dương Thúy Vy 85

Như vậy 23 chủng đều không có khả năng di động.

Hình 4.13: Kiểm tra tính di động của vi khuẩn

(Ống 1: Ống môi trường không cấy vi khuẩn; Ống 2: Vi khuẩn không có khả năng di động; Ống 3,4: Vi khuẩn không di động và có sinh khí)

Thông qua các bước kiểm tra từ mục 4.3 đến mục 4.7, các bước này được thực hiện theo sơ đồ 3.2 trong mục 1.1, tất cả 23 chủng vi khuẩn Gram dương phân lập được đều mang những đặc điểm chung của vi khuẩn lactic đã được mô tả trong Bergey’s manual như: không sinh bào tử, không có khả năng kháng acid, catalase âm tính, sinh acid lactic và không di động. Như vậy, trong trường hợp này ngay từ việc chọn nguồn phân lập đảm bảo chắc chắn có chứa vi khuẩn lactic mong muốn, việc chọn những khuẩn lạc đặc trưng và nhuộm Gram để loại bỏ vi khuẩn Gram âm ở các bước đầu tiên đã làm tăng lên rất nhiều khả năng thu nhận được nguồn vi khuẩn lactic. Mặc dù trình tự các bước kiểm tra có sự khác biệt so với trình tự kiểm tra trong đồ án phân lập của khóa 2005 nhưng vẫn chung mục đích là nhằm sàng lọc ra các vi khuẩn lactic. Đến đây ta xem như đã hoàn tất việc phân lập các chủng vi khuẩn lactic, tiếp theo nữa ta tiến hành

SVTH: Dương Thúy Vy 86

kiểm tra khả năng lên men đường và khả năng sinh khí của từng chủng và so sánh với khóa phân loại của Bergey để có thể định danh chúng đến cấp giống.

Một phần của tài liệu Xây dựng bộ sưu tập giống vi khuẩn lên men lactic có hoạt tính probiotics (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)