Việc triển khai VDLMod e2 trên thế giớ

Một phần của tài liệu ứng dụng của vhf data link mode 4 trong môi trường cns atm (Trang 33 - 35)

SITA đã có hợp đồng với công ty Harris để phát triển trạm mặt đất cung cấp cả VDL Mode 2 và dịch vụ ACARS VHF. Sự triển khai trạm này bắt đầu từ cuối năm 2000 và khả năng VDL sẽ được triển khai vào năm 2001.

Các công ty Rockwell Colin và Honeywell/Allied Signal đang thực hiện VDL Mode 2 trong khối quản lý liên lạc.

3.2.4. VDL Mode 3

VDL Mode3 được thiết kế do US FAA cho phép tích hợp, hỗ trợ cả liên lạc thoại và dữ liệu trên tần số dữ liệu VHF. Nó tương tự như hệ thống vệ tinh di động hàng không trong đó khối di động vệ tinh thực hiện cả liên lạc thoại và dữ liệu.

Giao thức VDL Mode3 sử dụng một thuật toán “cổ điển” Đa truy nhập phân chia theo thời gian được quản lý bởi một trạm mặt đất để cung cấp 3 hay 4 kênh logic trên một kênh VHF 25 KHz. Mỗi mạch logic có thể được sử dụng để trao đổi dữ liệu thoại được số hoá hoặc các liên lạc dữ liệu.

Nguyên lý hoạt động cơ bản của VDL Mode3 cho tất cả các máy bay trong sector kiểm soát được ấn định một mạch được sử dụng cho sector đó thông qua kiểm soát viên không lưu. Tất cả các máy bay giải mã mỗi một cuộc trao đổi sao cho phi công sẽ có cảm nhận như khi họ sử dụng thoại VHF tương tự truyền thống. Họ phải nghe các mạch và đảm bảo rằng nó không bận trước khi thực hiện cuộc trao đổi tương tự như cho kênh VHF tương tự.

Khi các trạm mặt đất muốn cung cấp thông tin thoại, nó yêu cầu một kênh VHF được dành cho mỗi trạm trong vùng bao phủ của nó, giống như cho trạm thoại VHF mặt đất mà chúng thay thế. Các trạm VDL Mode 3 phải tiếp quản các kênh bị từ bỏ bởi các sector kiểm soát chuyển sang sử dụng VDL Mode3.

Một vấn đề cần phải xem xét nữa trong việc chuyển từ thoại tương tự sang số là thuật toán mã hoá và giải mã thoại trong VDL Mode 3 là một bộ trễ xử lý 240 ms. Điều này sẽ giới hạn thời gian của việc sử dụng một số ứng dụng ATC đặt biệt là trong kết nối của đường VSAT tới các trạm sử dụng tại mặt đất.

3.2.4.1. Giao thức VDL Mode 3

Giao thức VDL mode 3 phân chia thời gian thành những siêu khe 120 ms, những siêu khe này sẽ được phân chia thành 4 khe thời gian 30 ms khi hoạt động ở khoảng cách bình thường hoặc 3 khe 40 ms khi hoạt động ở khoảng cách xa. Mỗi một khe được ấn định là một mạch logic. Trong một khe 30 ms khoảng 10ms được sử dụng để trao đổi dữ liệu về quản lý kênh truyền và 20 ms được sử dụng cho việc trao đổi khoảng 600 bít dữ liệu người sử dụng.

Dữ liệu người sử dụng VDL Mode 3 có thể là thoại đã được số hoá, và được phát ra từ bộ Codec trong hệ thống vô tuyến dữ liệu VHF. Bộ Codec có tốc độ 4800 bít/s được phân chia với 8 khe thời gian một giây với dung lượng là 600 bit/khe. Hệ thống này được FAA công nhận.

Các khe TDMA còn được sử dụng để trao đổi các bản tin dữ liệu. FAA đã quy định việc sử dụng VDL Mode 3 cho việc trao đổi các bản tin ATN. FAA mong muốn các bản tin ATN được truyền dẫn nh các gói dữ liệu không cần giao thức định hướng liên kết mạng con nh giao thức X.25 được sử dụng trong VDL Mode 2.

Dịch vụ đường liên kết dữ liệu VDL Mode3 chỉ có hiệu quả nếu như chiều dài của bản tin là nhỏ hơn 600 bít để nó có thể truyền trong một khe thời gian đơn do đó nó có thể chỉ được sử dụng chủ yếu trong liên lạc CPDLC.

Một phần của tài liệu ứng dụng của vhf data link mode 4 trong môi trường cns atm (Trang 33 - 35)