Các quy tắc về vô tuyến của ITU

Một phần của tài liệu ứng dụng của vhf data link mode 4 trong môi trường cns atm (Trang 92 - 93)

C. Phần thay đổi – Variable data field

61 01 p/f 11 11 c/ f= 0: bản tin dành cho DoS

5.2.2. Các quy tắc về vô tuyến của ITU

Tất cả các tần số vô tuyến trên thế giới được định ra và quản lý bởi Tiểu ban Vô tuyến của ITU. Tần số của hàng không cũng tuân theo các quy tắc trên và được sự đồng ý của ICAO.

Tổ chức ICAO đã phát triển chuẩn VDL để giải quyết vấn đề thiếu hụt phổ tần số ở các vùng đang sử dụng băng VHF cho các dịch vụ dẫn đường di động hàng không (Aeronautical Mobile (Route) Services -AM(R)S ), đó là băng tần 117.975MHz đến 137MHz. Băng tần trên đang được sử dụng cho thông tin thoại tương tự, bốn tần số trên cùng (136 – 136.975MHz) đã được chỉ định cho các dịch vụ liên kết dữ liệu. Băng tần dẫn đường (ARN – Aeronautical Radio navigation Services) 108 – 117.975MHz hiện nay đang được sử dụng cho các đài dẫn đường ISL và VOR. Có thể nhìn thấy trường các dịch vụ dẫn đường vệ tinh tăng cường mặt đất (GBAS) sẽ được chỉ định phổ tần trong băng này. Tại nhiều vùng trên thế giới hệ thống VOR đã được thay thế bằng các trạm DME và GNSS. Định nghĩa phổ của ITU cho dẫn đường cũng đã tính đến các hệ thống này, như ở Radar, hệ thống đã góp phần cho dẫn đường thông qua điều hành luồng không lưu hoặc hỗ trợ cho các chức năng dẫn đường. Điều này dẫn đến nhiều tranh luận rằng VDL Mode 4 nên sử dụng băng tần ARN.

Việc thiếu hụt phổ VHF cho hàng không đã được đưa ra bàn cãi rất nhiều trong những năm qua. Việc đưa các hệ thống VDL ra nhằm mục tiêu giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên băng tần ARN không được ITU cho phép sử dụng cho VDL vì nó chưa được phân loại rõ ràng. Hội nghị ngày 28 tháng 1 năm 2003 của tiểu ban Vô tuyến đã đưa ra

băng tần cho GBAS là băng ARN, còn ICAO trong hội nghị này đã đưa ra ý kiến các dịch vụ giám sát nên dùng chung với các dịch vụ dẫn đường.

Một phần của tài liệu ứng dụng của vhf data link mode 4 trong môi trường cns atm (Trang 92 - 93)