Hiện trạng hạ tầng CNTT

Một phần của tài liệu Hiện trạng phát triển ngành công nghệ thông tin tỉnh nam định (Trang 25 - 29)

II. Thực trạng về phát triển ngành CNTT của tỉnh Nam Định hiện nay.

1. Hiện trạng hạ tầng CNTT

1.1 Hạ tầng kỹ thuật công nghệ cơ quan Đảng, nhà nước.

1.1.1 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật công nghệ cơ quan Đảng.

Hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ quan Đảng trong thời gian vừa qua từng bước được xây dựng và mở rộng. Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin của các cơ quan Đảng Tỉnh uỷ Nam Định được triển khai cơ bản đồng bộ; đã thực hiện kết nối mạng 10/10 huyện, thành uỷ, các ban Đảng của Tỉnh uỷ, cơ quan Báo Nam Định, Trường Chính trị Trường Chinh. Tổng số có 17 mạng LAN, gồm 10 mạng LAN huyện, thành uỷ, 01 mạng LAN khu vực làm việc của Văn phòng Tỉnh uỷ và 04 ban Đảng, 02 Đảng uỷ khối (gồm Ban Tổ chức, Tuyên giáo, Dân vận, UB kiểm tra, Đảng uỷ khối dân chính và doanh nghiệp).

Các Ban Đảng Tỉnh uỷ đã trang bị 4-6 máy trạm và từ 01- 02 máy in.

10 huyện, thành uỷ mỗi đơn vị được trang bị 01 máy chủ truyền thông và 2 máy chủ cơ sở dữ liệu, 9 máy trạm, 2 máy in, 1 máy quét, 01 Switch Cisco, 2 Switch HUB, 01 modem ADSL.

Các Đảng uỷ trực thuộc đã được trang bị 3-4 bộ máy tính, 02 máy in phục vụ công tác cập nhật dữ liệu văn kiện Đảng và đổi thẻ Đảng, triển khai chương trình quản lý CSDL hồ sơ Đảng viên.

Các hệ thống mạng của Tỉnh uỷ, các huyện, thành uỷ chưa có đủ thiết bị dự phòng để đảm bảo có thể hoạt động liên tục, chưa có đủ các thiết bị đảm bảo yêu cầu về an ninh mạng và bảo mật thông tin. Các Đảng uỷ xã, phường đến nay chưa được trang bị máy tính kết nối mạng diện rộng của Tỉnh uỷ.

1.1.2 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật công nghệ cơ quan nhà nước.

Tỉnh Nam Định đã xây dựng hệ thống mạng phục vụ công tác cải cách quản lý hành chính của tỉnh. Hệ thống đó đang hoạt động ổn định, tích hợp được một số thông tin dùng chung cho tỉnh. Hệ thống bao gồm các máy chủ, các thiết bị mạng và hạ tầng kỹ thuật bao gồm:

Đường truyền :

Tại UBND tỉnh đã có đường truyền kênh thuê riêng (leased line) với dung lượng 4Mbps, cấp địa chỉ IP tĩnh. Các sở ngành, huyện chủ chủ yếu kết nối qua mạng Internet cộng cộng (ADSL).

Máy chủ phục vụ truy cập:

Hạ tầng UBND tỉnh đã được trang bị hệ thống máy chủ phục vụ cho ứng dụng công nghệ thông tin của khối các cơ quan trực thuộc Uỷ ban như các máy chủ kết nối, dữ liệu, thư điện tử và các máy chủ ứng dụng văn bản, quản lý điều hành.

Việc phát triển cơ sở hạ tầng trong thời gian qua đã mang lại những kết quả; số lượng máy tính trang bị cho Văn phòng UBND tỉnh là 65 máy/70 cán bộ công chức, đạt tỷ lệ gần 1 người/máy, số lượng máy in là 12 chiếc đạt tỷ lệ 5 người/máy.

Số lượng máy tính trang bị cho các Sở, ban, ngành, huyện, thành phố là: 654 chiếc đạt tỷ lệ 0,4 máy/người, số lượng máy chủ: 40 chiếc, máy tính xách tay 38 chiếc; Số nút mạng tại các đơn vị là: 606 nút.

Tất cả các đơn vị sử dụng đường truyền Internet tốc độ cao ADSL.

Qua điều tra, bình quân mỗi xã/phường/thị trấn được trang bị 02 máy tính, các xã/phường chưa chú trọng trang bị hạ tầng máy tính, hầu hết chưa có kết nối mạng LAN, 50% có kết nối Internet.

Đánh giá:

Hạ tầng công nghệ thông tin trong các cơ quan Nhà nước bước đầu đạt được một số kết quả, góp phần quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc. Đã hình thành một số hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu dùng chung giúp từng bước đổi mới phương thức làm việc, đổi mới lề lối làm việc của các cơ quan hành chính nhà nước, nâng cao hiệu quả, chất lượng các hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành đến tận các xã, phường trong toàn tỉnh.

Đã đầu tư xây dựng được cơ bản hệ thống hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin và truyền thông bao gồm trang bị máy tính, các thiết bị ngoại vi, mạng nội bộ (LAN) cho các sở, ban, ngành, đơn vị trực thuộc.

Tuy nhiên, việc triển khai đầu tư trang bị, cơ sở hạ tầng vẫn còn thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng tốt yêu cầu triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan, đơn vị.

1.2 Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp, các trường, trung tâm đào tạo:

1.2.1 Hạ tầng công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp:

Các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp liên doanh đã quan tâm đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, viễn thông, điện lực; phần lớn các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp FDI lớn đã có mạng LAN và có kết nối Internet băng thông rộng ADSL, Leadline.

Tổng số máy tính trong khối doanh nghiệp có khoảng 15.000 máy, trung bình đạt 7,5 máy/doanh nghiệp, đây cũng là một con số tương đối cao vì đa phần các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là các doanh nghiệp nhỏ.

60% doanh nghiệp tư nhân có trang bị máy tính và sử dụng dịch vụ Internet. Các doanh nghiệp trên địa bàn đều sử dụng đường truyền Internet tốc độ cao ADSL. Một số ít doanh nghiệp xây dựng được hệ thống mạng nội bộ quy mô lớn, còn lại chủ yếu là hệ thống mạng nhỏ lẻ từ 5-10 máy. Hình thức kết nối sử dụng mạng ngang hàng, khoảng 2% số doanh nghiệp có Website. Hầu hết các doanh nghiệp chỉ có số máy tính được kết nối Internet để truyền dữ liệu hoặc tìm kiếm thông tin, xem tin tức.

Tóm lại, hạ tầng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp đã từng bước được xây dựng và đạt được một số kết quả, đáp ứng được yêu cầu ứng dụng trong

nội bộ các doanh nghiệp. Tuy nhiên do hạ tầng công nghệ thông tin của tỉnh vẫn còn thiếu và yếu, nên các doanh nghiệp vẫn còn chậm ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của mình.

1.2.2 Hạ tầng công nghệ thông tin tại các trường và trung tâm đào tạo:

Hệ thống giáo dục trong tỉnh có trên 800 trường đào tạo từ cấp tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học, cao đẳng, đại học và các trường dạy nghề. Theo số liệu điều tra, 100% các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông đã được đầu tư hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin bao gồm: hệ thống mạng máy tính và kết nối Internet tốc độ cao ADSL; 100% trường trung học cơ sở, trường tiểu học được trang bị máy tính trong đó có khoảng 40% được kết nối mạng Internet;

Trong đó, tổng số máy tính tại các trường tiểu học đã điều tra có 183 chiếc. Một số trường đã được trang bị phòng máy và kết nối LAN như: Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái

Tại các trường Trung học cơ sở có tổng số 118 máy tính. Hệ thống mạng LAN và phòng máy để phục vụ cho công tác giảng dạy chỉ có ở một số trường có như: Trần Đăng Ninh, Mỹ Hưng, Ngô Đồng. Tại các phòng máy tính này học sinh chỉ được học tin học cơ bản làm quen với máy tính, chưa có phần mềm để giảng dạy.

Tại các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp có tổng số 1.832 máy tính; 100% các trường kết nối Internet tốc độ cao; 100% có mạng nội bộ (tuy nhiên chỉ có các máy trong văn phòng là được nối mạng); 100% các trường có phòng máy để giảng dạy; 50% số trường đã xây dựng được Website.

* Đánh giá:

Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp, các trường, trung tâm đào tạo đã được các cấp các ngành quan tâm đầu tư, từng bước được xây dựng và mở rộng, đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động sản xuất kinh doanh và đào tạo dạy nghề.

1.3 Hiện trạng hạ tầng mạng viễn thông.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh, 100% các huyện, thành phố được kết nối với nhau bằng các tuyến cáp quang và đang đẩy nhanh thực hiện cáp quang đến trung tâm xã. Trên địa bàn tỉnh có 3 tuyến truyền dẫn cáp quang liên tỉnh của VNPT, Viettel và EVN Telecom theo hướng Ninh Bình - Nam Định – Thái Bình, Ninh Bình – Nam Định - Hà Nam.

* Mạng Internet

Nam Định hiện có VNPT và Viettel cung cấp dịch vụ truy nhập Internet. Mạng Internet băng rộng ADSL đã được triển khai cung cấp dịch vụ tại 10/10 trung tâm huyện, thành phố. Năm 2007, mạng ADSL của VNPT tại tỉnh Nam Định bao gồm 10 DSLAM với dung lượng lắp đặt 10.000 port; Viettel có 07 DSLAM với dung lượng lắp đặt 400 ports. Tính đến hết năm 2007 tổng số thuê bao Internet trên toàn tỉnh là 26.093 thuê bao, đạt mật độ 1,31 (thuê bao/100 dân), trong đó số thuê bao internet băng rộng là 8.170 thuê bao, chiếm 31.3% . Hiện tại EVN Telecom chưa triển khai cung cấp dịch vụ Internet ADSL tại tỉnh Nam Định.

Một phần của tài liệu Hiện trạng phát triển ngành công nghệ thông tin tỉnh nam định (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w