Tiềm năng phát triển CNTT của NĐ giai đoạn 2011-2020

Một phần của tài liệu Hiện trạng phát triển ngành công nghệ thông tin tỉnh nam định (Trang 58 - 63)

1. Khả năng ứng dụng CNTT trong các cơ quản Đảng và Chính quyền.

Mạng WAN của tỉnh hiện đã có kết nối với 4/24 Sở, 5/10 huyện/thành phố qua mạng truyền dẫn công cộng. Đến năm 2010, các Sở Ban Ngành, Huyện, Thành phố sẽ phải được kết nối với nhau trong Mạng chuyên dụng. Mạng chuyên dụng được xây dựng bằng hệ thống cáp quang riêng để đảm bảo tốc độ, chất lượng truyền dẫn và an toàn, bảo mật. Đối với một số điểm do đặc thù của các vị trí địa lý và lưu lượng thông tin có thể sẽ có giải pháp không dây, hoặc sử dụng mạng viễn thông công cộng (ADSL, Dail_up với mô hình mạng riêng ảo – VPN); đến năm 2015 kết nối mạng chuyên dụng bằng cáp quang 100%.

Xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và Chính quyền là đi đến xây dựng Chính phủ điện tử để thực hiện quản lý điều hành điện tử. Ứng dụng CPĐT đòi hỏi một CSHT công nghệ thông tin để triển khai các lớp ứng dụng. CSHT cho CPĐT được phát triển trên một kiến trúc tổng thể và các chuẩn kết nối, giao tiếp, chuẩn an toàn bảo mật v.v.

Dự báo đến 2015:

- Tỉnh phải hoàn thiện mạng chuyên dụng nối các cơ quan Đảng và Nhà nước các cấp. Mạng chuyên dụng được xây dựng bằng hệ thống cáp quang riêng để đảm bảo tốc độ, chất lượng truyền dẫn và an toàn, bảo mật. Đối với một số điểm do đặc thù của các vị trí địa lý và lưu lượng thông tin có thể sẽ có giải pháp không dây, hoặc

sử dụng mạng viễn thông công cộng (ADSL, Dail_up với mô hình mạng riêng ảo – VPN);

- Xây dựng 10 hệ thống CSDL trọng điểm: Dân cư, đất đai, doanh nghiệp, CSDL Đảng, CSDL thông tin kinh tế xã hội, CSDL Giáo dục, CSDL y tế, CSDL cán bộ công chức, CSDL Lao động & Chính sách xã hội.

Đến năm 2020: cơ bản Nam Định có được hệ thống CSHT công nghệ thông tin vào loại khá so với cả nước, đáp ứng mọi nhu cầu cho phép xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử Nam Định:

- Mạng chuyên dụng được nâng cấp và kết nối bằng cáp quang 100%;

- Hệ thống cơ sở dữ liệu trọng điểm được bổ xung hoàn thiện, mỗi Sở, ban, ngành xây dựng cho ngành mình từ 2 đến 3 CSDL chuyên ngành.

Đến năm 2015: Nhu cầu nguồn nhân lực công nghệ thông tin sẽ còn tăng cao hơn ở những năm tiếp theo, khi công nghiệp công nghệ thông tin và dịch vụ công nghệ thông tin ngày càng phát triển trên địa bàn Nam Định; dự báo nguồn nhân lực có trình độ Đại học, Cao đẳng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh chiếm tỷ lệ 1,3-1,5 người trên 1.000 dân.

Bảng 3.1 Dự báo ứng dụng CNTT trong cơ quản Đảng nhà nước

STT Chỉ tiêu 2015 2020

1 Văn bản trao đổi qua mạng

Sở, Ban, Ngành 100% 100% Huyện, Thành phố 100% 100% Xã, Phường, Thị trấn 40% 70% 2

Ưng dụng công nghệ thông tin một cách đồng bộ các quy trình công tác, nghiệp vụ trong hệ thống các cơ quan Đảng và Nhà nước của tỉnh.

Tới cấp huyện 50-60 % 65-75 % Tới cấp xã phường 35-45 % 50-60 %

3 Số trường được trang bị đủ phòng máy, kết nối Internet Trung học phổ thông trở lên 100% 100% Trung học cơ sở 90% 100% Tiểu học 40% 100% 4 Ứng dụng chương trình quản lý y tế cấp huyện cấp cơ sở 5 Doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử

Doanh nghiệp

lớn 100% 100%

Doanh nghiệp

vừa và nhỏ 40% 70% 6 Tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ công 15% 30% 7 Tỷ lệ phổ cập tin học và sử dụng internet trong

dân cư 30% 50%

8 Hoàn thiện mạng cục bộ tại các cơ quan Đảng, cơ quan hành chính nhà nước

Cấp huyện 100% 100% Cấp xã

phường 100% 100%

9

Số hệ thống cơ sở dữ liệu quan trọng tại các cơ quan Đảng và Nhà nước của tỉnh được triển khai.

10-20 30-50

10 Triển khai mạng chuyên dụng kết nối các cơ quan các cấp

Cấp huyện 100% 100% Cấp xã

STT Chỉ tiêu 2015 2020

11 Cổng điện tử của tỉnh Giao

dịch

Nguồn nhân lực

12 Số cán bộ, công chức biết sử dụng công nghệ

thông tin trong các hoạt động nghiệp vụ 100% 100% 13 Số cơ quan Đảng và Nhà nước của có cán bộ

chuyên trách về CNTT

Cấp tỉnh 100% 100% Cấp huyện 50% 100%

2. Ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo, y tế, chăm sóc sức khỏe và người dân.

Hiện tại, ngành giáo dục đào tạo là một trong những ngành của Nam Định sử dụng khá hiệu quả công nghệ thông tin trong hoạt động của mình. Thời gian tới, ngành giáo dục đào tạo là nơi cung cấp nguồn nhân lực cho công nghệ thông tin chủ yếu của tỉnh. Nhu cầu phát triển và đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin rất lớn. Vì vậy ngành giáo dục và đào tạo sẽ phải chuẩn bị cả cơ sở vật chất và chương trình đào tạo công nghệ thông tin. Các trường tiểu học, trung học cơ sở đến trung học phổ thông đều đưa chương trình giảng dạy công nghệ thông tin, bắt buộc ở cấp trung học phổ thông và lựa chọn ở cấp tiểu học. Tất cả các trường học các cấp tại các trung tâm huyện, thị, thành phố đều có phòng máy tính học tin học. Máy tính cùng máy chiếu sẽ là những công cụ hỗ trợ giảng dạy hữu hiệu. Ngoài ra, mạng giáo dục sẽ cung cấp các thông tin và dịch vụ cho học sinh và giáo viên trong học tập, ôn tập cũng như cung cấp các dịch vụ công thuộc lĩnh vực giáo dục cho mọi người dân. Đến năm 2015:

• 100% THCS, THPT được trang bị phòng máy tính và kết nối mạng LAN, Internet.

• Trên 70% trường Tiểu học được trang bị phòng máy tính, kết nối Internet.

• Các cơ sở đào tạo đều ứng dụng, khai thác công nghệ thông tin, đưa tin học vào giảng dạy chính thức.

• Dưới sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, mạng Internet, đào tạo từ xa dần trở nên phổ biến, tạo ra môi trường thuận lợi nhất để phát triển xã hội học tập.

Trong y tế và chăm sóc sức khỏe

• Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin được nâng cấp trong tương lai sẽ tạo điều kiện cho việc kết nối giữa các bệnh viện trong tỉnh thành một mạng y tế. Các bệnh viện cấp tỉnh và cấp huyện đều có mạng máy tính và kết nối Internet. Các số liệu thống kê cũng như bệnh án điện tử sẽ được trao đổi và lưu trữ tập trung phục vụ cho nghiên cứu chữa bệnh. Mạng thông tin này sẽ phục vụ các bác sỹ, y tá trong ngành y tế nâng cao trình độ cũng như để tìm kiếm thông tin y tế trong nước cũng như trên thế giới. • Với hệ thống E-health (y tế điện tử), người dân từ các vùng xa cũng vẫn

được hưởng sự chăm sóc sức khoẻ của các chuyên gia mà không phải mất chi phí đi lại, ăn ở.

• Năm 2015: 100% bệnh viện, các cơ sở y tế đều ứng dụng và khai thác công nghệ thông tin trong công tác quản lý, hỗ trợ khám chữa bệnh; Hệ thống y tế, chăm sóc sức khoẻ trực tuyến đã bắt đầu phát huy hiệu quả và sẽ phát triển mạnh mẽ vào năm 2020.

Trong người dân

• Đến năm 2015: Trên 90% thành niên ở khu vực thành thị và trên 50% ở khu vực nông thôn biết sử dụng máy tính và truy cập Internet. 50% người dân sử dụng các dịch vụ công qua mạng.

3. Khả năng phát triển ngành công nghiệp CNTT.

phát triển mạnh giao dịch điện tử, nhiều dịch vụ công cho doanh nghiệp sẽ được cung cấp qua mạng … đòi hỏi các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định phải triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành sản xuất kinh doanh, kết nối mạng Internet, xây dựng trang Web, xúc tiến hoạt động trên mạng tiến tới hoạt động thương mại điện tử.

Các doanh nghiệp của Nam Định sẽ ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là sử dụng phần mềm quản lý tổng thể nguồn lực doanh nghiệp (ERP), Quản lý khách hàng (CRM) … để phát triển và hoàn thiện quản lý, nâng cao năng lực sản xuất, giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Ngoài ra, rất nhiều máy móc mới, các dây chuyền sản xuất được điều khiển bằng máy tính sẽ được đưa vào hoạt động trong khu công nghiệp nên sẽ hình thành nhu cầu xây dựng và cài đặt phần mềm nhúng cũng như các phần mềm tự động hoá các quá trình sản xuất.

Đến năm 2010, mạng Internet băng thông rộng sẽ phủ đến hầu hết các xã, cước truy cập sẽ giảm tạo điều kiện cho ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp của Nam Định sẽ dễ dàng hơn, nhu cầu đến năm 2010 tại tỉnh Nam Định có khả năng:

- 70–80% các doanh nghiệp vừa và nhỏ có kết nối Internet và hộp thư điện tử. - 10–20% các doanh nghiệp vừa và nhỏ thiết lập được website riêng phục vụ

quảng bá sản phẩm, thương hiệu và giao dịch trao đổi thông tin đơn giản.

Đến năm 2015: 100% doanh nghiệp vừa và nhỏ có kết nối Internet và hộp thư điện tử. Trên 40% các doanh nghiệp vừa và nhỏ thiết lập được website riêng phục vụ quảng bá sản phẩm, thương hiệu và giao dịch trao đổi thông tin đơn giản.

Một phần của tài liệu Hiện trạng phát triển ngành công nghệ thông tin tỉnh nam định (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w