Hiện trạng nguồn nhân lực CNTT trong các cơ quan Đảng và nhà

Một phần của tài liệu Hiện trạng phát triển ngành công nghệ thông tin tỉnh nam định (Trang 35 - 38)

II. Thực trạng về phát triển ngành CNTT của tỉnh Nam Định hiện nay.

3.1Hiện trạng nguồn nhân lực CNTT trong các cơ quan Đảng và nhà

3. Hiện trạng nguồn nhân lực CNTT tỉnh Nam Định

3.1Hiện trạng nguồn nhân lực CNTT trong các cơ quan Đảng và nhà

* Các cơ quan, đơn vị cấp Sở, Ban, Ngành

Theo số liệu điều tra sơ bộ tại 29 đơn vị với tổng số 2092 cán bộ công chức có khoảng 170 cán bộ đã được đào tạo chuyên môn về CNTT, chiếm tỉ lệ 8,08%. Trong đó :

Tỉ lệ người có trình độ CNTT trên đại học là 0,1%. Tỉ lệ người có trình độ CNTT từ đại học là 1,96%. Tỉ lệ người có trình độ CNTT cao đẳng là 2,96%. Tỉ lệ người có trình độ CNTT trung cấp là 3,06%.

Số tuổi đời của các lao động công nghệ thông tin cũng còn rất trẻ, ở độ tuổi 23 – 25 là 16 người, chiếm 22%, độ tuổi 26 – 30 có 46 người, chiếm 62% tổng số lao động chuyên môn công nghệ thông tin.

Đây là nguồn nhân lực chính để triển khai các hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và nhà nước.

Số cán bộ, công chức, viên chức biết sử dụng máy tính trong các cơ quan Đảng và Nhà nước là 1.153 người/ trên tổng số 1.664 cán bộ công chức được điều tra, chiếm 70%, trong đó số cán bộ công chức biết sử dụng Internet là 1.064 người, chiếm 64%. Trên phạm vi cả nước số người biết sử dụng máy tính và sử dụng Internet tương ứng là 80 % và 75%.

Số cán bộ công chức là lãnh đạo của đơn vị biết sử dụng máy tính trong các cơ quan Đảng và nhà nước là 63 người/ trên tổng số 65 cán bộ công chức là lãnh đạo được điều tra, chiếm 97%.

Cấp huyện\thành phố

Qua điều tra 10 đơn vị hành chính cấp huyện và thành phố với tổng 1.322 cán bộ công chức, ta có:

+ Cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện: sử dụng máy tính là 776 người, chiếm tỷ lệ 58,7%; sử dụng Internet 594 người, chiếm tỷ lệ 45%;

+ Cán bộ lãnh đạo cấp huyện: biết sử dụng máy tính 178/210 người được điều tra, chiếm tỷ lệ 85%; biết sử dụng Internet 163/210 người, chiếm tỷ lệ 77,6%;

+ Đào tạo về công nghệ thông tin: Có 468/1.322 người được đào tạo về công nghệ thông tin, chiếm tỷ lệ 37,7%, trong đó số cán bộ lãnh đạo được đào tạo về công nghệ thông tin là 100/210 người, chiếm tỷ lệ 47,6%.

Cấp xã, phường, thị trấn:

Qua 34 xã phường, thị trấn được điều tra với tổng 715 cán bộ công chức, ta có: + 32 xã có sử dụng máy tính cho công việc, chiếm tỷ lệ 94%;

+ Tổng số máy tính của 34 xã là 67 cái, bình quân mỗi xã có 2 máy tính;

+ Cán bộ công chức cấp xã: sử dụng máy tính 239 người, chiếm tỷ lệ 33,5%; sử dụng Internet 85 người, chiếm tỷ lệ 12%;

+ Cán bộ lãnh đạo cấp xã: biết sử dụng máy tính 62/102 người được điều tra, chiếm tỷ lệ 61%; biết sử dụng Internet 43/102 người, chiếm tỷ lệ 42%;

+ Đào tạo về công nghệ thông tin: Có 130/715 người được đào tạo về công nghệ thông tin, chiếm tỷ lệ 18,2%, trong đó số cán bộ lãnh đạo được đào tạo về công nghệ thông tin là 27/102 người, chiếm tỷ lệ 26,5%.

3.2 Hiện trạng nguồn nhân lực CNTT trong doanh nghiệp.

Với 39 doanh nghiệp trả lời các chỉ tiêu của phiếu điều tra về trình độ công nghệ thông tin của lao động, ta có:

Bảng 2.2 Tỉ lệ lao động CNTT

Chỉ tiêu Số người Tỷ lệ %

Tổng số lao động công nghệ thông tin 189 100

Lao động có trình độ trên đại học 3 1,6

Lao động có trình độ đại học 69 36,5

Lao dộng có trình độ cao đẳng 48 25,4

Lao dộng có trình độ trung cấp 35 18,5

Lao động có các trình độ khác 29 15,4

Phân tích các số liệu điều tra cho thấy trung bình mỗi doanh nghiệp có 4,85% lao động có trình độ chuyên môn về công nghệ thông tin, trong đó mỗi doanh nghiệp có trung bình 3 lao động có trình độ công nghệ thông tin từ cao đẳng trở lên.

Số lao động công nghệ thông tin có trình độ chủ yếu là đại học (36,5%) và cao đẳng (25,4%); số lao động có trình độ trên đại học và có các chứng chỉ quốc tế chỉ chiếm có 4,2% tổng số lao động có trình độ chuyên môn công nghệ thông tin.

Theo ước tính, số lao động số trình độ công nghệ thông tin ước đạt 2% trên tổng số lao động của các doanh nghiệp không chuyên về công nghệ thông tin. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3 Hiện trạng nguồn nhân lực CNTT trong giáo dục và y tế.

Qua điều tra 48 trường, trong đó tiểu học là 15 trường, trung học cơ sở là 15 trường và trung học phổ thông là 18 trường ta thấy:

Có 28 trường có giáo viên dạy tin học, chiếm tỷ lệ 58,3%; trong đó số giáo viên dạy tin học chiếm tỷ lệ 2,2% trên tổng số giáo viên.

Về kỹ năng sử dụng máy tính của giáo viên ta thấy: qua số liệu điều tra số giáo viên biết sử dụng máy tính và Internet có tỷ lệ tương đối cao, 50% giáo viên biết sử dụng máy tính, sử dụng Internet thì có tỷ lệ ít hơn chiếm 31%, trong đó giáo viên sử dụng máy vi tính giúp cho hoạt động giảng dạy của mình là 30,2%. Đây là một trong những yếu tố thuận lợi trong việc cải cách phương thức dạy và học, đưa công nghệ thông tin vào trong trường học, đặc biệt trong việc biên soạn các giáo án điện tử…

Số giáo viên giảng dạy công nghệ thông tin, toán tin trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp là 195 người, chiếm tỷ lệ 20,4%, số giáo viên dạy chuyên công nghệ thông tin chiếm 8,4%, chuyên điện tử viễn thông chiếm 7,4%, chuyên tin học ứng dụng chiếm 4,6% trên tổng số giáo viên, đây là một tỷ lệ khá cao, nó cho ta thấy các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp tập trung khá nhiều nguồn lực cho việc đào tạo công nghệ thông tin.

Về kỹ năng sử dụng máy tính của giáo viên: có tới 98,3% giáo viên biết sử dụng máy tính, 96,4% giáo viên biết sử dụng Internet, trong đó kỹ năng biết sử dụng thành thạo chiếm khoảng 60% tổng số giáo viên.

Qua điều tra 12 bệnh viện và trung tâm y tế với 1.474 cán bộ công chức ta thấy có 34,1% số cán bộ công chức có trình độ từ đại học trở lên; 57,4% có trình độ từ cao đẳng trở lên, còn lại 42,6% có trình độ là trung cấp và các trình độ khác.

Trong tổng số 1.474 cán bộ công chức các đơn vị y tế có 469 người biết sử dụng máy tính chiếm 32%, 410 người biết sử dụng Internet chiếm 27,8%. Đây là một tỷ lệ tương đối thấp, điều này cho ta thấy việc sử dụng máy tính và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác của các cán bộ công chức ngành y tế còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Hiện trạng phát triển ngành công nghệ thông tin tỉnh nam định (Trang 35 - 38)