Giải pháp về phát triển khoa học công nghệ, huy động vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Hiện trạng phát triển ngành công nghệ thông tin tỉnh nam định (Trang 85 - 89)

III. Các giải pháp lớn nhằm thực hiện chiến lược

5.Giải pháp về phát triển khoa học công nghệ, huy động vốn đầu tư

Ban hành các chính sách để huy động các nguồn vốn đầu tư cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.

Để đảm bảo nhu cầu vốn cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin cần huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Huy động các nguồn vốn xây dựng cơ bản, sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khoa học, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn FDI, hợp tác quốc tế và huy động nguồn vốn của các doanh nghiệp, vốn trong dân thông qua xã hội hoá, .... để thực hiện các dự án ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.

Huy động vốn trong nước

Vốn từ ngân sách:

Vốn từ ngân sách (ngân sách nhà nước và ngân sách của tỉnh) chủ yếu chỉ dành để đầu tư cho phát triển hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin và đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại các cơ quan sở, ban, ngành, huyện, thành phố, thị trấn, phường, xã, các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Theo tiến độ thực hiện dự án và khả năng cân đối ngân sách của tỉnh đầu tư cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin bảo đảm tỷ lệ tăng chi ngân sách cho công nghệ thông tin hằng năm cao hơn tỷ lệ tăng chi ngân sách nhà nước.

Huy động vốn trong các doanh nghiệp:

Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của đơn vị mình.

Các doanh nghiệp muốn đầu tư đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm, phát triển sản xuất có thể tự huy động vốn, vay vốn ngân hàng.

Huy động vốn trong dân:

Đây là nguồn vốn rất lớn, cần có biện pháp để huy động tối đa nguồn vốn này. Thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước về huy động vốn nhàn rỗi của dân.

Khuyến khích tư nhân trong và ngoài tỉnh, Việt kiều ở nước ngoài đầu tư dưới hình thức liên doanh, góp cổ phần hoặc đầu tư trực tiếp để phát triển công nghệ thông

tin trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra có thể phát hành trái phiếu trung và dài hạn với lãi suất hấp dẫn để thu hút vốn trong dân.

Huy động vốn từ thủ đô Hà Nội và các tỉnh khác dưới hình thức liên doanh hoặc đầu tư trực tiếp: Nam Định có vị trí tương đối thuận lợi, gần với Hà Nội theo hướng phát triển của Hà Nội. Cần thực hiện tốt chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh để thu hút được nhiều dự án đầu tư.

Huy động vốn đầu tư nước ngoài:

Xây dựng cơ chế thông thoáng, một cửa, giải quyết thủ tục thật nhanh chóng, nhiệt tình với các nhà đầu tư để thu hút các dự án đầu tư. Sử dụng một số phần vốn ODA của các nước giúp Việt Nam vào xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông ở nông thôn. Tổ chức hội thảo, giới thiệu và mời chào các doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh Nam Định, đặc biệt là đầu tư phát triển công nghiệp công nghệ thông tin. Xây dựng quy hoạch chi tiết các khu, cụm công nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút vốn đầu tư. Xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh phù hợp với từng lĩnh vực ngành nghề với mức ưu đãi cao nhất trong khung pháp lý chung của nhà nước, đồng thời thể hiện một số ưu đãi riêng của tỉnh, chú trọng các hình thức đầu tư mới, gắn quyền lợi với trách nhiệm của nhà đầu tư.

Về phát triển khoa học công nghệ:

ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phải luôn tuân theo và cập nhật các công nghệ tiên tiến, phải đảm bảo theo các chuẩn quốc gia và quốc tế, phải đảm bảo tính mở để có thể phát triển và mở rộng.

Tập trung một số đề tài dự án nghiên cứu và triển khai khoa học công nghệ về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin vào các lĩnh vực khác và với thực tế trên địa bàn tỉnh Nam Định.

Thiết kế kiến trúc và xây dựng các chuẩn đảm bảo cho việc triển khai xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng được yêu cầu hỗ trợ cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Nam Định. Chuẩn hoá luôn là nguyên tắc quan trọng hàng đầu

trong ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin để triển khai các dịch vụ phục vụ cho tin học hoá, CPĐT, thương mại điện tử,....

Kiến trúc hạ tầng công nghệ thông tin: Nâng cấp hệ thống hạ tầng truyền thông kết nối các sở, ban, ngành; huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn và các điểm có tiềm năng triển khai các dịch vụ G2G, G2B, G2C, B2B, B2C bằng một hệ thống cáp quang, cáp đồng hoặc không dây hoặc thông qua ADSL. Trung tâm giao dịch ICT là nơi triển khai các dịch vụ G2G, G2B, G2C, B2B, B2C và là một ASP. Các mạng LAN của các đơn vị kết nối với Trung tâm giao dịch ICT thông qua việc tổ chức các mạng VPN. Hệ thống các đường truyền phải đảm bảo tốc độ (2xn) Mbs.

Kiến trúc Portal và các cổng giao tiếp: phải tuân theo các chuẩn hiện hành, tích hợp được với các ứng dụng đang được triển khai tại các đơn vị quản lý hành chính và các doanh nghiệp.

6. Giải pháp về phát triển thị trường.

Để tạo điều kiện cho thị trường công nghệ thông tin phát triển mạnh cần có khung luật pháp đồng bộ với chính sách tự do hoá đầu tư ở mức cao, kích thích cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước, doanh nghiệp nhà nước với các doanh nghiệp khác.

Tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ Viễn thông và Internet, và các dịch vụ công nghệ thông tin. Có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường.

Phát triển thị trường lao động công nghệ thông tin, có chính sách thu hút lao động công nghệ cao, đặc biệt là chuyên gia công nghệ thông tin từ các tỉnh, thành khác về làm việc tại Nam Định.

Để đẩy mạnh phát triển công nghiệp công nghệ thông tin cần mở rộng thị trường các sản phẩm công nghệ thông tin ra các tỉnh, thành trong nước và ngoài nước. Do đó chiến lược về thị trường là khai thác thế mạnh của tỉnh, đảm bảo chất lượng sản phẩm và đẩy mạnh xuất khẩu. Vì vậy cần khuyến khích và tạo điều kiện

thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư chiều sâu, hiện đại hoá công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm đối tác và liên doanh liên kết với các đối tác để đẩy mạnh xuất khẩu.

Cần hỗ trợ công tác dự báo thị trường và cung cấp thông tin về thị trường trong nước và quốc tế cho các doanh nghiệp. Hỗ trợ các doanh nghiệp giới thiệu, quảng cáo sản phẩm tại các cuộc triển lãm trong và ngoài nước, đẩy mạnh tiếp thị, nhằm từng bước chiếm lĩnh thị trường mới và mở rộng thị trường hiện có.

Đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá về thương mại điện tử nhằm nâng cao nhận thức về lợi ích của thương mại điện tử trong việc phát triển thị trường và cách thức ứng dụng thương mại điện tử. Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại điện tử và khuyến khích các hình thức giao dịch thương mại qua mạng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin cần đẩy mạnh kinh doanh, tiếp thị bằng nhiều hình thức. Củng cố các trung tâm kinh doanh, dịch vụ làm nhiệm vụ tiếp thị và bán hàng, dịch vụ, chăm sóc khách hàng theo truyền thống và đề ra chính sách tiếp thị đối với khách hàng mới. Định kỳ tổ chức giao ban khách hàng để học tập và trao đổi, nắm bẳt các yêu cầu của khách hàng.

Một phần của tài liệu Hiện trạng phát triển ngành công nghệ thông tin tỉnh nam định (Trang 85 - 89)