II. Thực trạng về phát triển ngành CNTT của tỉnh Nam Định hiện nay.
6. Đầu tư cho ứng dụng và phát triển CNTT
6.1 Trong cơ quan Đảng và nhà nước.
a. Khối Đảng uỷ, các sở, ban, ngành, đoàn thể, huyện, thành phố
Tổng kinh phí của trung ương và địa phương đầu tư cho các cơ quan Đảng và Nhà nước giai đoạn 2002-2006 theo đề án 47 và đề án 112 là 15.059 triệu đồng, trong đó nguồn vốn trung ương cấp là 12.979 triệu, vốn địa phương là 2.080 triệu (bằng 14% tổng vốn đầu tư). Trong đó đề án tin học hóa các cơ quan Đảng (đề án 47) đầu tư trong giai đoạn 2003-2006 là 8.909 triệu đồng, đề án tin học hóa trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước đầu tư trong giai đoạn 2002-2005 là 6.150 triệu đồng.
Theo kết quả thống kê tại 10 huyện, thành phố và 21 sở, ban, ngành đầu tư và phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong 5 năm (2002-2006) cho thấy: Bình
quân mỗi năm các huyện/thành phố chi 80 triệu đồng; các sở/ban/ngành của tỉnh chi 50 triệu đồng.
Với các cơ quan Đảng trực thuộc tỉnh ủy giai đoạn 2002-2006 đầu tư khoảng 4.000 triệu đồng từ nguồn đầu tư của đơn vị (theo báo cáo tổng kết đề án 47), bình quân mỗi năm chi 50 triệu đồng cho công nghệ thông tin, tương đương mức chi của các sở/ban/ngành của tỉnh.
Ngoài ra, nguồn ngân sách trung ương chi cho công nghệ thông tin theo ngành dọc như ngân hàng, kho bạc, thuế, hải quan, tài chính, tài nguyên môi trường, thống kê, công an… ước tính khoảng 15.000 triệu đồng, trung bình mỗi năm đầu tư ngành dọc từ nguồn ngân sách trung ương là 3.000 triệu đồng.
Hầu hết nguồn kinh phí đầu tư cho phát triển công nghệ thông tin đều từ ngân sách trung ương. Đầu tư từ ngân sách của Tỉnh cho phát triển công nghệ thông tin còn thấp, chủ yếu từ nguồn chi thường xuyên của đơn vị.
b. Khối, xã, phường, thị trấn
Từ kết quả điều tra tại 31 xã/phường/thị trấn trong tỉnh Nam Định, có thể rút ra những kết luận: bình quân một phường được đầu tư khoảng 25 triệu, trong đó có 10 triệu từ ngân sách trung ương và khoảng 15 triệu từ ngân sách của địa phương chi cho phát triển công nghệ thông tin tại các phường, xã, thị trấn trong tỉnh giai đoạn 2002 – 2006.
Nguồn kinh phí đầu tư cho phát triển công nghệ thông tin trong giai đoạn 2002 – 2006 của các cơ quan Đảng và Nhà nước chủ yếu dành cho phát triển hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, chiếm 80% tổng số ngân sách đầu tư. Nguồn kinh phí này được sử dụng chủ yếu cho việc mua sắm máy chủ, máy tính, máy in, các thiết bị mạng.
Nguồn kinh phí đầu tư cho ứng dụng và đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin còn ít và chưa được chú trọng.
Tóm lại, nguồn kinh phí chủ yếu đầu tư cho phát triển hạ tầng, nhưng mới chỉ được đầu tư ban đầu, trong đó mới tập trung đầu tư thiết bị máy móc; chưa chú ý đầu tư cho ứng dụng và đào tạo nguồn nhân lực nên nên hệ thống hạ tầng thiết bị đã đầu tư chưa phát huy tốt hiệu quả.
6.2 Trong doanh nghiệp.
Tổng đầu tư cho phát triển công nghệ thông tin trong 5 năm (2002-2006) của 35 doanh nghiệp đạt 3.977 triệu đồng, bình quân mỗi doanh nghiệp chi cho công nghệ thông tin là 113 triệu đồng, tương đương 22,7 triệu đồng một năm.
Trong đó:
- Đầu tư cho phát triển mạng cục bộ là 2.685 triệu, chiếm 67,5% tổng mức đầu tư cho công nghệ thông tin;
- Đầu tư cho ứng dụng là 985 triệu đồng, chiếm 24,7% tổng mức đầu tư cho công nghệ thông tin;
- Đầu tư cho đào tạo công nghệ thông tin là 307 triệu, chiếm 7,8% tổng mức đầu tư cho công nghệ thông tin.
6.3 Trong giáo dục và y tế. a/ Giáo dục – Đào tạo
* Các trường Trung học phổ thông:
Điều tra 15 trường Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh, có 12 trường trả lời câu hỏi của phiếu điều tra về kinh phí đầu tư cho công nghệ thông tin, ta thấy:
Tổng đầu tư cho công nghệ thông tin là 4.040 triệu đồng, trong đó từ nguồn của trung ương là 670 triệu đồng (chiếm 16,6%), từ nguồn của địa phương và các nguồn khác của trường là 3.370 triệu đồng (chiếm 83,4%); bình quân mỗi trường đầu tư 337 triệu đồng cho công nghệ thông tin phục vụ giảng dạy và quản lý của trường trong 5 năm (2002-2006), tương đương 67,5 triệu đầu tư cho công nghệ thông tin mỗi năm.
Điều tra 16 trường Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh, có 9 trường trả lời câu hỏi của phiếu điều tra về kinh phí đầu tư cho công nghệ thông tin, ta thấy:
Tổng đầu tư cho công nghệ thông tin là 700 triệu đồng, trong đó từ nguồn của trung ương là 220 triệu đồng (chiếm 31,5%), từ nguồn của địa phương và các nguồn khác của trường là 480 triệu đồng (chiếm 68,5%); bình quân mỗi trường đầu tư 77,8 triệu đồng cho công nghệ thông tin phục vụ giảng dạy và quản lý của trường trong 5 năm (2002-2006), tương đương 15,5 triệu đầu tư cho công nghệ thông tin mỗi năm.
* Các trường Tiểu học:
Điều tra 14 trường tiểu học trên địa bàn tỉnh, có 09 trường trả lời câu hỏi của phiếu điều tra về kinh phí đầu tư cho công nghệ thông tin, ta thấy:
Tổng đầu tư cho công nghệ thông tin là 413 triệu đồng, trong đó từ nguồn của trung ương là 38 triệu đồng (chiếm 9,2%), từ nguồn của địa phương và các nguồn khác của trường là 375 triệu đồng (chiếm 90,8%); bình quân mỗi trường đầu tư 46 triệu đồng cho công nghệ thông tin phục vụ giảng dạy và quản lý của trường trong 5 năm (2002-2006), tương đương 5 triệu đồng đầu tư cho công nghệ thông tin mỗi năm.
* Các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp:
Điều tra 08 trường trong đó có 04 đại học, 03 cao đẳng và 01 trung cấp nghề trả lời câu hỏi của phiếu điều tra về kinh phí đầu tư cho công nghệ thông tin, ta thấy:
Tổng đầu tư cho công nghệ thông tin là 7.681 triệu đồng, trong đó từ nguồn của trung ương là 6.131 triệu đồng (chiếm 79,8%), từ nguồn của địa phương và các nguồn khác của trường là 1.550 triệu đồng (chiếm 20,2%); bình quân mỗi trường đầu tư 960 triệu đồng cho công nghệ thông tin phục vụ giảng dạy và quản lý của trường trong 5 năm (2002-2006), tương đương 192 triệu đầu tư cho công nghệ thông tin mỗi năm.
Điều tra 12 bệnh viện và trung tâm y tế, ta có 10 đơn vị trả lời câu hỏi của phiếu điều tra về kinh phí đầu tư cho công nghệ thông tin trong giai đoạn 2002-2006, ta thấy:
Tổng đầu tư cho công nghệ thông tin là 1.050 triệu đồng, trong đó từ nguồn của trung ương là 480 triệu đồng (chiếm 45,7%), từ nguồn của địa phương và các nguồn khác của đơn vị là 570 triệu đồng (chiếm 54,3%); bình quân mỗi đơn vị đầu tư 105 triệu đồng cho công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý, tác nghiệp trong 5 năm (2002-2006), tương đương 21 triệu đồng đầu tư cho công nghệ thông tin mỗi năm.
Phân theo các hạng mục đầu tư ta có:
- Đầu tư phần cứng, và phát triển mạng diện rộng là 770 triệu, chiếm 73,3% tổng mức đầu tư cho công nghệ thông tin;
- Đầu tư cho phát triển ứng dụng công nghệ thông tin là 197 triệu, chiếm 18,8% tổng mức đầu tư cho công nghệ thông tin;
- Đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin là 83 triệu, chiếm 7,9% tổng mức đầu tư cho công nghệ thông tin.
Các bệnh viện tuyến tỉnh có mức đầu tư cho công nghệ thông tin lớn hơn rất nhiều các bệnh viện tuyến huyện, cụ thể Bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh đầu tư 500 triệu trong giai đoạn 2002-2006, bệnh viện Phụ sản 280 triệu; trong khi các bệnh viện tuyến huyện chỉ có mức đầu tư từ 15 đến 50 triệu đồng cho phát triển công nghệ thông tin trong 5 năm (2002-2006).
6.3 Trong nhân dân.
Qua điều tra 3.500 hộ gia đình trên địa bàn tỉnh ta có: 412 máy tính để bàn; 15 máy tính xách tay, với tổng số tiền đầu tư cho công nghệ thông tin của 3.500 hộ dân là 3.100 triệu đồng.
Ước tính mức đầu tư trong nhân dân trung bình khoảng 40.000 triệu đồng mỗi năm, chiếm khoảng 2% tổng mức đầu tư của toàn xã hội.
Trong các năm vừa qua nguồn kinh phí đầu tư cho công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, doanh nghiệp và các ngành dọc giáo dục, y tế... đã góp phần nâng cao hạ tầng công nghệ thông tin.
Nhưng chủ yếu các nguồn vốn chủ yếu là đầu tư về hạ tầng công nghệ thông tin. Nguồn đầu tư xây dựng và mua các phần mềm chuyên dụng, phần mềm ứng dụng còn thất. Nguồn kinh phí dành cho đào tạo về công nghệ thông tin còn ít.
Các doanh nghiệp chủ mới chỉ mua máy tính và kết nối Internet phục vụ việc soạn thảo văn bản là chính, chưa chú trọng mua các phần mềm quản lý và phân mềm tác nghiệp.