Nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp CNTT

Một phần của tài liệu Hiện trạng phát triển ngành công nghệ thông tin tỉnh nam định (Trang 38 - 41)

II. Thực trạng về phát triển ngành CNTT của tỉnh Nam Định hiện nay.

3. Hiện trạng nguồn nhân lực CNTT tỉnh Nam Định

3.4 Nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp CNTT

* Nguồn nhân lực trong các cơ sở đào tạo:

Hiện trên địa bàn tỉnh có 03 trường đại học đào tạo chuyên ngành về công nghệ thông tin, điện tử viễn thông là trường đại học Sư phạm kỹ thuật 2, trường đại học Lương Thế Vinh, trường đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp, ngoài ra còn một số trường cao đẳng, trung cấp có khoa hoặc bộ môn tin học, công nghệ thông tin, hàng năm cho ra trường hàng nghìn sinh viên hệ cử nhân, kỹ sư điện tử viễn thông, công nghệ thông tin.

Số sinh viên học chuyên ngành công nghệ thông tin, điện tử viễn thông và tin học ứng dụng cũng tương đối lớn lần lượt tương ứng với các tỷ lệ 10,2%, 12% và 35,3% trên tổng số sinh viên của các trường.

Bảng 2.3 Chỉ số sinh viên CNTT và viễn thông

Chỉ tiêu Số người Tỷ lệ %

Tổng số Sinh viên 20.490 100

Số sinh viên công nghệ thông tin 2.092 10,2

Số sinh viên điện tử viễn thông 2.447 12

Số sinh viên học tin học ứng dụng 7.239 35,3

Ngoài ra còn một số trung tâm tin học trên địa bàn tỉnh liên kết đào tạo các trình độ công nghệ thông tin như Trung tâm tin học ngoại ngữ liên kết với Trường đại học Bách Khoa đào tạo hệ cử nhân cao đẳng công nghệ thông tin; Trung tâm tin học – Sở

Khoa học - Công nghệ liên kết với Trường đại học Bách Khoa đào tạo hệ cử nhân công nghệ thông tin; Trung tâm Aptech Nam Định đào tạo các lập trình viên và các kỹ thuật viên tin học… các trung tâm này mỗi năm đào tạo được 400 học viên có trình độ cử nhân, kỹ sư, kỹ thuật viên, lập trình viên… bổ sung vào đội ngũ làm công nghệ thông tin của tỉnh.

* Nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp công nghệ thông tin - Trong các doanh nghiệp phần mềm:

Hiện trên địa bàn toàn tỉnh mới có một doanh nghiệp chuyên phần mềm với tổng 15 lao động, trong đó có 10 lao động chuyên môn công nghệ thông tin và phần lớn trong độ tuổi dưới 30.

- Trong các doanh nghiệp lắp ráp, kinh doanh phần cứng:

Trong tổng số 143 lao động trong các doanh nghiệp phần cứng về công nghệ thông tin thì có 100 lao động có trình độ chuyên môn về công nghệ thông tin đạt tỷ lệ 70%; số lao động biết sử dụng máy tính và Internet cũng chiếm một tỷ lệ khá cao 98,6% trên tổng số lao động.

Theo tuổi đời, ta thấy số lao động chuyên môn công nghệ thông tin có tuổi đời còn rất trẻ, 42% lao động có tuổi đời dưới 25 tuổi, 72% có tuổi đời dưới 30 tuổi, 92% có tuổi đời dưới 35 tuổi. Có thể nói, đây là độ tuổi sung mãn và sáng tạo nhất của những lao động chuyên môn công nghệ thông tin.

Về trình độ chuyên môn công nghệ thông tin ta có: trong 100 lao động có trình độ chuyên môn về công nghệ thông tin có 34% có trình độ đại học, 50% có trình độ cao đẳng, và 16% có trình độ trung cấp và trình độ khác, không có lao động nào có các chứng chỉ quốc tế về công nghệ thông tin.

* Đánh giá chung

Qua xem xét, phân tích nguồn nhân lực công nghệ thông tin tỉnh Nam Định trên một số lĩnh vực ta nhận thấy:

Nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong các cơ quan của Đảng và Nhà nước ở mức khá và tương đối đồng đều, ở các cơ quan Đảng và nhà nước cấp tỉnh có nguồn nhân lực tương đối tốt, có 83,8% số cán bộ công chức có trình độ từ cao đẳng trở lên, tỷ lệ cán bộ công chức cấp tỉnh sử dụng máy tính và Internet cũng ở mức cao là 70% và 64%. Cũng với các tiêu chí này thì ta thấy ở cấp huyện và cấp xã có sự giảm đi và thấp hơn so với cấp tỉnh.

Với nguồn nhân lực công nghệ thông tin hiện tại trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, bước đầu có thể đáp ứng được các đòi hỏi của cải cách hành chính, đổi mới phương thức làm việc và lãnh đạo của các cấp, các ngành.

Các doanh nghiệp tỉnh Nam Định chưa chú trọng đến ứng dụng công nghệ thông tin vào trong sản xuất, kinh doanh, quản lý của doanh nghiệp, theo mẫu điều tra ta thấy, tổng số lao động công nghệ thông tin chỉ chiếm 2% trong tổng số lao động của các doanh nghiệp, và trung bình mỗi doanh nghiệp có 4,8 lao động có trình độ chuyên môn về công nghệ thông tin. Tuy nhiên tỷ lệ này trên thực tế sẽ thấp hơn do phần lớn các doanh nghiệp tỉnh Nam Định là các doanh nghiệp siêu nhỏ.

Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo và y tế, số cán bộ công chức trong hai lĩnh vực này có trình độ chuyên môn tương đối cao. Tuy nhiên, về kỹ năng tin học cũng còn nhiều hạn chế đặc biệt trong lĩnh vực Y tế, số cán bộ công chức biết sử dụng máy tính và Internet tương ứng là 32% và 28%, trong khi đó lĩnh vực giáo dục đào tạo tương ứng là 50% và 31%.

Số giáo viên giảng dạy tin học tại các cấp tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông còn thiếu, mới chỉ chiếm có 2% trên tổng số giáo viên, trong đó còn nhiều trường chưa có giáo viên dạy tin học. Tuy nhiên, ở các trường đại học, cao đẳng, số giáo viên tham gia giảng dạy tin học, công nghệ thông tin, điện tử viễn thông tương đối nhiều, chiếm khoảng 20% tổng số giáo viên của trường.

Về nguồn lực công nghệ thông tin để phát triển công nghiệp công nghệ thông tin của tỉnh còn yếu, cho dù hàng năm các trường đại học, cao đẳng, các trung tâm tin học trên địa bàn tỉnh vẫn đào tạo và cho ra trường hàng ngàn học viên, tuy nhiên do

chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp. Mặt khác nguồn lực công nghệ thông tin có chất lượng cao được đào tạo tại các trường đại học uy tín lại không muốn làm việc tại Nam Định do các doanh nghiệp tại tỉnh không đáp ứng được tiền lương và các điều kiện làm việc.

Nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp phần cứng, phần mềm của tỉnh còn ít, do quy mô của các doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và hình thức kinh doanh là lắp ráp máy tính và bán các thiết bị tin học đơn thuần.

Tóm lại, nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở Nam Định vẫn còn thiếu và yếu chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển công nghệ thông tin cả về quy mô lẫn cơ cấu, loại hình và ở cấp độ.

Một phần của tài liệu Hiện trạng phát triển ngành công nghệ thông tin tỉnh nam định (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w