Hiện trạng ứng dụng CNTT

Một phần của tài liệu Hiện trạng phát triển ngành công nghệ thông tin tỉnh nam định (Trang 29 - 34)

II. Thực trạng về phát triển ngành CNTT của tỉnh Nam Định hiện nay.

2. Hiện trạng ứng dụng CNTT

2.1 Ứng dụng trong cơ quan Đảng và quản lý nhà nước.

2.1.1 Ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan Đảng.

Tại các đơn vị trong cơ quan Đảng, Tỉnh uỷ đã triển khai đồng bộ, thống nhất từ Văn phòng Tỉnh uỷ, các ban của Tỉnh uỷ đến các văn phòng huyện, thành uỷ, sử dụng hệ thống điều hành tác nghiệp, chương trình quản lý cơ sở dữ liệu, các phần mềm kế toán - tài chính Đảng, thu nộp Đảng phí được triển khai đồng bộ tại các ban của Tỉnh uỷ, các huyện, thành uỷ và Đảng uỷ trực thuộc. Website nội bộ của Tỉnh uỷ được triển khai trong hệ thống mạng diện rộng của Tỉnh uỷ.

Hệ thống điều hành tác nghiệp đã được triển khai và thống nhất áp dụng các chương trình ứng dụng dùng chung trong các cơ quan Đảng như: Thư điện tử, gửi nhận công văn, quản lý văn bản, quản lý và khai thác hồ sơ và tài liệu lưu trữ, quản lý

đơn thư khiếu tố, lịch công tác, theo dõi các chương trình làm việc.… trong các cơ quan Đảng từ Tỉnh uỷ đến huyện. Ngoài ra cũng đã triển khai ứng dụng 3 phần mềm tài chính Đảng là: Kế toán Đảng, kiểm kê tài sản cố định và thu nộp Đảng phí tại hầu hết các cơ quan Đảng trong tỉnh.

Chương trình quản lý cơ sở dữ liệu hồ sơ Đảng viên được triển khai đồng bộ tại 16 đầu mối các huyện, thành uỷ, các ban Đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ. Hiện nay, việc cập nhật và khai thác dữ liệu Đảng viên đã được thực hiện thường xuyên, đến nay đã cập nhật được 99% số Đảng viên đã khai phiếu

Tình hình trao đổi thông tin trên mạng: Việc gửi nhận văn bản giữa các cơ quan Đảng Tỉnh uỷ và các huyện, thành uỷ đã đi vào nề nếp. Hầu hết cán bộ, chuyên viên Văn phòng Tỉnh uỷ, các ban Đảng đều sử dụng và sử dụng tương đối thành thạo máy tính phục vụ công tác.

Website nội bộ cung cấp thông tin hàng ngày về hoạt động của Tỉnh uỷ và liên kết Website Văn phòng Trung ương, Website một số tỉnh, thành uỷ khác góp phần nâng cao chất lượng thông tin tổng hợp phục vụ công tác của các cấp uỷ Đảng.

Hình thức kết nối Internet tại 9 huyện uỷ chủ yếu là hình thức kết nối mạng Internet tốc độ cao.

Hệ thống mạng nội bộ tại các cơ quan Đảng trong tỉnh đến nay tất cả các cơ quan đều đã được kết nối mạng nội bộ nhằm trao đổi thông tin một cách nhanh nhất.

Tuy nhiên, việc triển khai và ứng dụng công nghệ thông tin chủ yếu chỉ tập trung vào khai thác thông tin; nhiều cơ quan chưa triển khai mạnh các phần mềm ứng dụng như trình xử lý văn bản, điều hành tác nghiệp hàng ngày của các cơ quan, nên hạn chế trong việc triển khai các chương trình ứng dụng mang tính phối hợp.

Ứng dụng công nghệ thông tin tại Đảng ủy xã, phường đa số chưa được triển khai do cơ sở hạ tầng còn thấp.

Thời gian qua các đơn vị đã xây dựng và triển khai nhiều cơ sở dữ liệu, trong đó có những cơ sở dữ liệu mang tính chất chuyên ngành đặc thù và đã có một số phần mềm ứng dụng đạt hiệu quả như các chương trình phần mềm chuyên ngành của Sở Giáo dục-Đào tạo, Sở Nội vụ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên-Môi trường, Sở Tài chính, Sở Y tế, Sở Giao thông-Vận tải...

Ngoài ra, một số cơ quan, đơn vị trong tỉnh đã có trang thông tin điện tử nhằm giới thiệu cơ cấu, tổ chức, các thông tin hoạt động của đơn vị mình, cung cấp văn bản quy phạm pháp luật, quản lý Nhà nước, hướng dẫn thủ tục, giải đáp thắc mắc, như trang thông tin của Sở Nội Vụ (sonoivu.namdinh.gov.vn). Cổng thông tin doanh nghiệp Nam Định đã cung cấp dịch vụ công ở mức độ 2.

Nói chung, việc triển khai phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Nhà nước tương đối đồng bộ, từng bước đổi mới phương thức hoạt động, phương pháp quản lý, chỉ đạo, điều hành trong các cơ quan.

2.2 Ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp.

Đến nay toàn tỉnh có 2875 doanh nghiệp, số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin là 40 doanh nghiệp. Nam Định có hai khu công nghiệp lớn là Khu công nghiệp Hoà Xá và Khu công nghiệp An Xá. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp ở Nam Định đang ở những mức khác nhau.

Các doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài đều sử dụng máy vi tính và các phần mềm trong hoạt động của mình. Các phần mềm sử dụng chủ yếu là soạn thảo văn bản, thống kê, kế toán và thư điện tử. Một số doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài có sử dụng các phần mềm khác như: Quản lý nhân sự, xây dựng kế hoạch sản xuất hay dùng để quản lý bán hàng, quản lý kho hàng hay kế toán tài vụ. Qua điều tra một số doanh nghiệp lớn, tư nhân cũng như ngoài quốc doanh đều có bộ phận hoặc cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin. Các doanh nghiệp nhà nước đã sử dụng máy tính trong hoạt

động, nhưng ứng dụng phần mềm trong quản lý chưa nhiều, chủ yếu trong lĩnh vực kế toán.

Các Doanh nghiệp CNTT chủ yếu là các dịch vụ sửa chữa, bảo trì và các hợp đồng cung cấp thiết bị. Các doanh nghiệp chưa chú trọng đến các dịch vụ tư vấn cho khách hàng của các công ty trên địa bàn và các dịch vụ hỗ trợ khác.

Việc đầu tư cho công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp chủ yếu là đầu tư cho phần cứng, thiết bị mạng; một số ít doanh nghiệp đã chú trọng đến đầu tư cho hệ thống phần mềm và đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp, tuy nhiên chưa nhiều so với tiềm năng của các doanh nghiệp.

Rất ít doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử để giao dịch, tìm kiếm đối tác qua mạng Internet. Mức độ sử dụng thư điện tử để giao dịch là thấp. Các doanh nghiệp chưa chú trọng khái thác thông tin trên mạng Internet, chưa chú trọng đến quảng bá thương hiệu cũng như quảng bá sản phẩm thông qua mạng Internet. Mới chỉ có ít doanh nghiệp có Website riêng chủ yếu là giới thiệu doanh nghiệp, chưa có hoạt động kinh doanh TMĐT.

Các doanh nghiệp mới chỉ ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ của mình chưa có sự liên kết, trao đổi và tương tác qua môi trường mạng đặc biệt là với các cơ quan Nhà nước.

2.3 Ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo và y tế. 2.3.1 Trong giáo dục.

Ngành giáo dục và đào tạo của tỉnh đang đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng máy tính cho học sinh thực hành. Tại các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp đều trang bị phòng máy tính và kết nối Internet tốc độ cao. Đến nay, 100% các trường Trung học phổ thông đã được trang bị máy tính và phòng máy tính; Các trường Trung học cơ sở và tiểu học cũng đã bước đầu được trang bị máy tính và kết nối Internet để phục vụ việc quản lý và giảng dạy.

Ngoài ra, một số đơn vị trong ngành đã có ứng dụng phục vụ công tác quản lý và giảng dạy như: Phần mềm quản lý học sinh EMIS; quản lý cán bộ công chức PMIS; quản lý công văn đi, công văn đến; quản lý thời khoá biểu; phần mềm kế toán; phần mềm tuyển sinh.

Trong đó, tại các trường tiểu học và trung học cơ sở mới chỉ có một số trường điểm ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy, còn lại các trường khác đều ứng dụng làm công tác quản lý nhà trường, kế toán.

Tại các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp: Theo số liệu điều tra 8 trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp trong thời gian qua đã có những thành tích nhất định trong việc triển khai và ứng dụng công nghệ thông tin.

Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin ở các trường phổ thông vẫn còn nhiều hạn chế, chưa xây dựng được phong trào học tập tin học trong học sinh và thanh thiếu niên.

2.3.2 Trong y tế.

Theo thống kê 12 đơn vị trên địa bàn tỉnh, 100% các bệnh viện, trung tâm y tế cấp tỉnh, huyện đều được trang bị máy tính, tổng số máy tính hiện có là 147 chiếc đạt tỷ lệ 10,36 nguời/máy, tất cả các bệnh viện chưa có hệ thống máy chủ. Hệ thống mạng LAN chiếm 67%, hầu hết các đơn vị chưa có cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin.

Tỷ lệ cán bộ biết sử dụng máy tính đạt 31,17%; số cán bộ biết sử dụng Internet đạt 30%. Tỷ lệ kết nối Internet tại các đơn vị đạt 91%. Có đến 75% các đơn vị sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin trên mạng.

Việc ứng dụng các phần mềm chuyên ngành phục vụ công việc đạt tỷ lệ 67%. Nhìn chung, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành y tế còn hạn chế. Phần mềm chuyên ngành sử dụng tại các Bệnh viện, Trung tâm y tế là các phần mềm Medisoft, phần mềm quản lý thông kế, kế toán, quản lý bảo hiểm y tế.

Ngoài các phần mềm nói trên, các ứng dụng tin học chủ yếu tại các bệnh viện, Trung tâm y tế là phục vụ công tác soạn thảo văn bản phục vụ công tác quản lý hành chính, tổ chức, văn phòng.

2.4 Phổ cập internet trong đời sống xã hội.

Ngày nay, Internet trở thành một nguồn cung cấp thông tin đa dạng và trở nên quen thuộc đối với một bộ phận công chúng. Điều này thấy rõ qua số lượng thuê bao quy đổi và lượng người truy nhập Internet đang tăng lên nhanh chóng. Điều này có thể giải thích khi có sự cạnh tranh mạnh giữa những nhà cung cấp dịch vụ Internet làm cho giá cả truy nhập giảm xuống khá nhanh.

Các tiện ích cũng như các nội dung thông tin được cải tiến khiến cho Internet trở nên khá hấp dẫn với nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Việc cung cấp đầy đủ và thuận lợi các dịch vụ viễn thông và Internet cho người sử dụng với tốc độ và chất lượng cao, giá cước thấp hơn hoặc tương đương với các nước trong khu vực đã có những kết quả đáng kể. Các dịch vụ viễn thông truyền thông phát triển mạnh, một số các dịch vụ mới như truy cập Internet không dây, điện thoại Internet, Internet tốc độ cao (ADSL), điện thoại di động công nghệ CDMA đã được triển khai đưa vào sử dụng.

Tuy vậy, Internet mới sử dụng phần đông ở thành phổ, các trung tâm huyện, thị trấn và các điển tập trung dân cư.

Đối với các xã số điểm truy cập Internet còn rất ít và số người dẫn đến truy cập còn hạn chế do nhận thức của người dân và do chưa có nội dung thông tin mà người nông dân quan tâm.

Website của tỉnh đã được xây dựng và đang hoạt động ổn định nhưng chỉ cung cấp các tin tức thời sự là chủ yếu. Nội dung thông tin cung cấp cho nhân dân trên mạng còn khá hạn chế. Cần xây dựng những trang thông tin phục vụ nhu cầu về sản xuất nông nghiệp, giáo dục đào tạo và hướng nghiệp, đào tạo nghề để nhân dân có thể truy cập. Ngoài ra, các thông tin khác về văn hoá, nghệ thuật cũng như thương mại cần xây dựng đồng bộ để đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhân dân.

Một phần của tài liệu Hiện trạng phát triển ngành công nghệ thông tin tỉnh nam định (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w