Về chỉ tiêu đánh giá : kết quả hoạt động khối kinh doanh là “lợi nhuận từ hoạt động SXKD”.
Về tổ chức dữ liệu : các mặt hoạt động được chi tiết theo loại xi măng tiêu thụ. Với nội dung trên ta kết luận rằng báo cáo hoạt động khối kinh doanh có nội dung và hình thức giống báo cáo hoạt động toàn công ty có ưu điểm là dễ dàng cho việc tổng hợp kết quả hoạt động toàn công ty. Tuy nhiên phân cấp quản lý ở khối kinh doanh không phân chia các loại sản phẩm thành các trung tâm lợi nhuận do đó báo cáo trên không có ý nghĩa trong việc kiểm soát hoạt động các trung tâm trách nhiệm trong khối. Thông tin trên báo cáo chỉ cho biết các nhân tố tác động đến chỉ tiêu lợi nhuận. Từ đây để nhận rõ vấn đề nằm ở khâu nào, cấp quản lý nào Giám đốc khối phải đi sâu vào các báo cáo bộ phận.
Do đặc điểm phân cấp quản lý nên báo cáo bộ phận khối kinh doanh có những đặc thù sau :
Báo cáo doanh thu tiêu thụ
Bảng 2.6 : Báo cáo doanh thu bán hàng của khối kinh doanh
BÁO CÁO DOANH THU TIÊU THỤ SẢN PHẨMNăm 2009 Năm 2009 T T Nội dung Ngân sách Thực hiện So sánh TH/NS SL (Ngàn Tấn) Đơn giá (Đồng) Thành tiền (Ngànđồng ) SL ĐG TT Tổng Do SL ĐG 1 CN Khánh Hoà 128.0 202,968 25,979,938 - HT HV 40 12.0 190,000 2,280,000 - ……… 2 CN Bình Định - - - 3 CN Phú Yên - - - … ……… 9 CN Đắc lăk - - - Tổng - - -
Doanh thu bán hàng được theo dõi từng địa bàn hoạt động của các chi nhánh. Hai yếu tố ảnh hưởng đến biến động về doanh thu là sản lượng và giá bán.
Báo cáo dự toán doanh thu là do phòng kế hoạch thị trường lập từ kết quả tiêu thụ năm trước kết hợp với điều tra về nhu cầu thị trường ở từng địa bàn.
Báo cáo doanh thu thực hiện các chi nhánh lập và phòng kế hoạch thị trường tổng hợp cho toàn công ty.
Cách tổ chức theo từng khu vực tiêu thụ là cơ sở xác định trách nhiệm về sản lượng của chi nhánh. Tuy nhiên nếu vào báo cáo chỉ tiêu “tỷ lệ % doanh thu” sẽ thể hiện rõ hơn đóng góp của từng chi nhánh đến kết quả tiêu thụ của toàn khối. Trên cơ sở này Giám đốc khối có thể xác định khu vực nào là thị trường tiềm năng và cần được đầu tư đúng mức.
Báo cáo giá vốn hàng bán
Về giá mua xi măng đầu vào, tương tự như doanh thu do ảnh hưởng của hai nhân tố sản lượng và giá bán. Nhà cung cấp xi măng đầu nguồn cùng là thành viên trong hội VICEM với COXIVA do đó giá mua xi măng luôn ổn định nên chúng ta sẽ không quan tâm nhiều đến Báo cáo về giá mua mà tập trung vào chi phí mua hàng.
Về chi phí mua :
Bảng 2.7 : Báo cáo chi phí mua hàng khối kinh doanh
BÁO CÁO CHI PHÍ MUA HÀNG
Năm 2009 T T Khoản mục chi phí Ngân sách TH So sánhTH/NS Đơn giá (Đồng) (1.000đồng)Thành tiền ĐG TT TT Do SL ĐG - Sản lượng tiêu thụ (1000Tấn) 800
1 Vận chuyển đầu nguồn 160,147 128,117,600
2 Bốc xếp cảng ga 17,711 14,168,800
3 Bảo hiểm hàng hoá 360 288,000
5 Bốc xếp nhập xuất kho 3,734 2,987,200
- Tổng cộng 185,454 148,363,200
Chi phí mua được kiểm soát theo từng giai đoạn của quá trình mua hàng từ vận chuyển đầu nguồn về đến kho. Hai yếu tố quyết định chi phí mua hàng ở từng giai đoạn vận chuyển là “đơn giá” và “sản lượng”.
Chi phí mua hàng là một chi phí quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh về giá bán và lợi nhuận của hoạt động thương mại. Với cách theo dõi trên mặc dầu không giao quyền kiểm soát chi phí ở các giai đoạn của quá trình mua hàng nhưng Giám đốc vẫn có thể xác định được gốc rễ của nguyên nhân gây biến động chi phí mua.
Một ưu điểm nữa của báo cáo chi phí mua hàng là việc tập hợp số liệu rất dễ dàng, mỗi giai đoạn chi phí mua hàng đều có hoá đơn riêng do đó báo cáo chi phí mua hàng chính là sổ chi tiết chi phí mua hàng.
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp không được trao quyền kiểm soát cho các đơn vị bộ phận trong khối mà quản lý chung cho toàn khối. Hai loại chi phí này có cách kiếm soát như nhau do đó chúng ta chỉ nghiên cứu đại diện “Báo cáo chi phí QLDN”.
Bảng 2.8 : Báo cáo chi phí QLDN của khối kinh doanh BÁO CÁO CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
Năm 2009 TT Khoản mục chi phí Ngân sách Thực hiện So sánh TH/NS Đơn vị Sp Tổng (Trđ) Đvị Sp Tổng Đvị Sp Tổng - Sản lượng tiêu thụ (1.000tấn) x 800
1 Chi phí nhân công quản lý 2.949 2,359.2
Tiền lương 1.703 1,362.4
… … …
2 Chi phí nguyên vật liệu 0.286 228.8
… … 8 Chi phí bằng tiền khác 2.061 1,648.8 Hội nghị, hội họp 0.102 81.6 Tiếp khách 0.425 340.0 Dịch vụ vệ sinh 0.020 16.0 … … … Tổng … …
Báo cáo phản ánh các khoản mục của chi phí quản lý doanh nghiệp chung cho toàn khối kinh doanh chứ không chi tiết cho 1 phòng ban hay chi nhánh nào cả. Với cách tổ chức này Giám đốc chỉ có thể xác định yếu tố dẫn đến không hoàn thành kế hoạch về chi phí chứ không xác định được bộ phận hay chi nhánh nào làm phát sinh thêm chi phí.
Không phân quyền kiểm soát chi phí cho các phòng ban và chi nhánh trong khối, Giám đốc kiếm soát chi phí các bộ phận bằng cách :
Ở văn phòng công ty : mọi chi phí phát sinh đều phải có sự đồng ý của Giám đốc.
Ở các chi nhánh : những chi phí phát sinh thường xuyên tại các chi nhánh được Giám đốc kiểm soát bằng cách khoáng chi.
Hàng tháng khi phụ trách kế toán tại các chi nhánh báo sổ về văn phòng công ty phải lập “Bảng tổng hợp thanh toán phí”, báo cáo về các khoản chi phí phát sinh tại chi nhánh này sẽ được Giám đốc và kế toán trưởng công ty xét duyệt.
- Đối với những chi phí không có mối quan hệ với sản lượng tiêu thụ được kiểm soát bằng cách khoáng chi cho các chi nhánh. Mức khoáng được xác định dựa vào mức chi phí phát sinh bình quân của các năm trước.
- Đối với những chi phí có mối quan hệ với sản lượng tiêu thụ thì được kiểm soát qua 2 yếu tố sản lượng và đơn giá như chi phí mua hàng.
Cách kiểm soát chi phí bán hàng và chi phí QLDN của khối kinh doanh cho chúng ta thấy dùng khoáng chi cho các chi nhánh để kiểm soát chi phí là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên những khoản chi phí này nếu kiểm soát quá chặt chẽ lại tác động xấu đến hoạt động tiêu thụ. Thứ nữa là chi phí phát sinh ở văn phòng công ty được kiểm soát rất lỏng lẻo, mặc dù các phòng ban chức năng đảm nhận nhiệm vụ quan trọng nhưng đây là một khoản chi phí lớn cần phải kiếm soát theo từng phòng ban.
Chi phí hoạt động tài chính
Bảng 2.9 : Báo cáo chi phí hoạt động tài chính BÁO CÁO CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
Năm 2009
TT Khoản mục chi phí Ngân sách Thực hiện
So sánh TH/NS Số tiền %
I Chi phí lãi vay 3,440,330,607
1 Vay vốn lưu động 3,440,330,607
- Trả lãi ký cược cho đại lý 2,360,330,607 - Trả lãi dự phòng bán hàng 1,080,000,000
2 Vay đầu tư -
II Chênh lệch tỷ giá phát sinh -
III Đánh giá lại các KM có gốc ngoại tệ -
Tổng 3,440,330,607
Trong các nội dung của chi phí tài chính thì chi phí lãi vay là điều Giám đốc công ty quan tâm và chỉ có lãi vay vốn lưu động là thuộc phạm vi quyền hạn được giao còn lãi vay vốn đầu tư thì nằm ngoài thẩm quyền của Giám đốc và chỉ có Hội đồng quản trị mới có quyền quyết định.
Về lãi vay vốn lưu động, ta thấy chi phí này theo dõi chung cho toàn khối. Do đặc điểm phân quyền quản lý trong khối, Giám đốc quyết định cả chính sách tín dụng mua hàng và bán hàng của khối.
2.2.2.2. Báo cáo kết quả hoạt động đơn vị sản xuất
Bảng 2.10 : Báo cáo kết quả HĐ SXKD xí nghiệp gạch An Hoà BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
Năm 2009
TT Chỉ tiêu (Ngàn đồng)Kế hoạch Thực hiện
So sánh TH/NS
Mức %