1 - Xi măng 10.85
2 - Gạch An Hoà 17.15
3 - Gạch Lai Nghi 0.19
4 - Vỏ bao 11.52
Báo cáo hiệu quả sử dụng vốn toàn công ty cho ta một đánh giá khác hẳn về kết quả hoạt động SXKD của công ty cũng như từng trung tâm lợi nhuận trong công ty.
Một là, ROI của từng trung tâm lợi nhuận phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các trung tâm trách nhiệm. Khi xét thêm yếu tố “Vốn đầu tư” thì kết quả hoàn toàn khác so với chỉ sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận.
Cụ thể nhất là khối kinh doanh và Gạch An Hòa, lợi nhuận của khối kinh doanh chiếm tỷ trọng rất lớn trong toàn công ty nhưng hiệu quả sử dụng tài sản lại thấp hơn Gạch An Hoà là do mức vốn đầu tư vào khối kinh doanh rất lớn.
Hai là, báo cáo đánh giá hiệu quả sử dụng vốn được giao dựa trên so sánh kết quả năm nay và năm trước.
Sự biến động ROI là do 2 nhân tố (1) tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ; (2) tỷ suất doanh thu trên tài sản. Thông qua đó Giám đốc công ty sẽ biết được những nỗ lực và giải pháp trong việc kiểm soát chi phí và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh ở từng đơn vị ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn như thế nào?
Với 2 ý nghĩa trên chúng ta thấy rằng, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư không chỉ có vai trò đánh giá kết quả hoạt động của các trung tâm lợi nhuận mà sẽ là một cơ sở cho HĐQT công ty ra các quyết định về mức vốn đầu tư cho các hoạt động SXKD trong công ty.
2.4.2.3. Báo cáo của trung tâm đầu tư (HĐQT công ty)Bảng 3.8 : Báo cáo kết quả hoạt động HĐQT công ty Bảng 3.8 : Báo cáo kết quả hoạt động HĐQT công ty BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG HĐQT COXIVA
Năm 2008 T T Nội dung ĐVT Năm trước 2007 Năm nay 2008 Kế hoạch 2009 1 Tổng tài sản bình quân 1.000Đ 305,134,337 356,275,368 2 Vốn chủ sở hữu 1.000Đ 99,000,000 99,000,000
3 Doanh thu thuần từ HĐSXKD 1.000Đ 1,048,872,600 859,248,541 933,418,382 4 Lợi nhuận sau thuế 1.000Đ 8,774,109 8,223,611
5 Lợi nhuận giữ lại 1.000Đ 1,844,109 1,293,611
6 Hệ số tài sản (ĐBTC=1/2) Lần 3.08 3.60
7 Tỷ lệ thu nhập giữ lại (7=5/4) Lần 0.21 0.16 8 Khả năng sinh lời của tài sản (ROA =4/1) % 2.88 2.31 9 Tỷ suất sinh lời của vốn CSH
(ROE=4/2=6*8) % 8.86 8.31
10 Tốc độ tăng doanh thu % -18.08 8.63
11 Tốc độ tăng trưởng bền vững (Tbv = 5/2 = 6*7*8) % 1.86 1.31 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của HĐQT đó là :
Khả năng sinh lời của tài sản
Tỷ suất sinh lời của vốn CSH.
Tốc độ tăng trưởng bền vững.
Khả năng sinh lời của tài sản hay hiệu quả sử dụng vốn đầu tư đã được đề cập ở phần đánh giá hiệu quả sử dụng vốn được giao của các trung tâm lợi nhuận. Tuy nhiên sự khác biệt ở đây đó là “hội đồng quản trị công ty có quyền đưa ra các quyết định về
các dự án đầu tư còn các Giám đốc trong công ty thì chỉ có quyền đối với số vốn được giao để sản xuất kinh doanh”.
Hai chỉ tiêu còn lại chúng ta cần quan tâm đó là : tỷ suất sinh lời của vốn CSH và tốc độ tăng trưởng bền vững.
Trước hết là chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của VCSH.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2 năm 2007, 2008 cho thấy ROE của COXIVA giảm.Có 2 nhân tố tác động đến ROE là hệ số tài sản (đòn bẩy tài chính) và khả năng sinh lời của tài sản.
Bảng báo cáo cho thấy nguyên nhân dẫn đến ROE của COXIVA giảm là do khả năng sinh lời của tài sản, chỉ tiêu này liên quan đến kết quả hoạt động của Giám đốc công ty do đó HĐQT COXIVA muốn giải quyết vấn đề này phải truy đến trách nhiệm của Giám đốc công ty về khả năng sinh lời của các hoạt động sản xuất kinh doanh mà công ty đã đầu tư.
Trong trường hợp khác nếu khả năng sinh lời của tài sản tăng mà ROE lại giảm thì nguyên nhân thuộc về chính sách tài trợ của công ty và trách nhiệm này thuộc về quyết định tài trợ của HĐQT công ty.
Tiếp theo là chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng bền vững.
Đánh giá tốc độ tăng trưởng của công ty COXIVA chúng ta so sánh chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng doanh thu với chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng bền vững.
Nếu tốc độ tăng doanh thu của năm tài chính bằng với tốc độ gia tăng của tài sản thì tăng trưởng gọi là bền vững và trường hợp tốc độ tăng doanh thu lớn hơn (nhỏ hơn) tốc độ tăng trưởng bền vững gọi là thiếu hụt tiền mặt (dư thừa tiền mặt).
Ba nhân tố tác động đến tốc độ tăng trưởng bền vững của công ty đó là :
Tỷ lệ thu nhập giữ lại.
Đòn bẩy tài chính.
Hiệu quả sử dụng tài sản.
Để thiết lập trạng thái cân bằng HĐQT có thể tác động vào tốc độ tăng trưởng doanh thu; chính sách tài chính hoặc là tỷ suất lợi nhuận Cụ thể trong mỗi trường hợp tăng trưởng không bền vững, HĐQT công ty sẽ có những ứng xử phù hợp như là : huy động vốn cổ đông mới; gia tăng các đòn bẩy tài chính bằng cách giảm tỷ lệ chia cổ tức; thay đổi hoạt động kinh doanh để kiếm soát tăng trưởng quá nhanh ...
Một lưu ý khi sử dụng chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng bền vững là tính thời gian của tình trạng xảy ra ở doanh nghiệp bởi môi trường kinh doanh luôn biến động. Báo cáo kết quả hoạt động của hội đồng quản trị thường phải có thời gian trên 3 năm thì mới phản ánh được tính quy luật trong xu hướng phát triển của công ty.
KẾT LUẬN
Xu hướng toàn cầu hoá cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế nước ta đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam rất nhiều cơ hội nhưng cũng không ít những khó khăn, thách thức trong chặng đường phát triển. Một hệ thống kiểm soát quản lý hữu hiệu là rất cần thiết trong các doanh nghiệp và đặc biệt là vô cùng cấp thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Và kế toán trách nhiệm là một trong những lựa chọn của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam bởi đây là một mô hình quản trị hiện đại, linh hoạt hướng đến mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp.
Hoàn thiện công tác kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần xi măng vật liệu xây dựng và xây lắp Đà Nẵng là rất cần thiết để nâng cao năng lực quản lý các mặt hoạt động của Công ty. Thông qua phân cấp quản lý và hệ thống báo cáo trách nhiệm đảm bảo điều hành kiểm soát hoạt động của các đơn vị, bộ phận trong công ty hoàn thành tốt nhiệm vụ và hướng đến mục tiêu chung của công ty.
Đề tài đã phản ánh được thực trạng công tác kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần xi măng vật liệu xây dựng xây lắp Đà Nẵng đi từ đặc điểm phân cấp quản lý và hệ thống báo cáo đến đánh giá những mặt đạt được và những mặt còn hạn chế trong công tác tổ chức kế toán trách nhiệm và cuối cùng hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm trong công ty.
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂUDANH MỤC HÌNH VẼ DANH MỤC HÌNH VẼ
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢOPHỤ LỤC PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS. TS Phạm Văn Dược (2006), Kế toán quản trị, NXB Thống kê
2. Nguyễn Hải Sản (2001), Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê
3. PGS. TS Ngô Quế Chi (1999), Kế toán quản trị và các tình huống cho nhà
quản lý, NXB Thống kê
4. TS. Trương Bá Thanh, ThS. Trần Đình Khôi Nguyên, Phân tích hoạt động
kinh doanh I & II, NXB Giáo dục.
5. Học viện tài chính dự án : “Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp cho Giám đốc doanh nghiệp, Quản trị doanh nghiệp hiện đại cho Giám đốc và
HĐQT ở Việt Nam, NXB tài chính.
6. TS. Nguyễn Thanh Liêm (2007), Quản trị tài chính, NXB thống kê
7. Robert N. Anthony & Vijay Govindarajan, Management Control Systems,
Tenth edition 2000, MC Graw – Hill Publishing
8. Robert S.Kaplan $ Anthony A. Atkinson, Advanced management
Accounting- Third edtion.
9. Ray H.Garrison, Manageiral Accounting-9Th, South Western College Publishing.