Aûnh hưởng của nhiệt độ đến enzyme protease trước và sau cố định

Một phần của tài liệu Sản xuất chitin chitosan từ vỏ tôm (Trang 82 - 84)

KẾT QUẢ VAØ THẢO LUẬN

4.6.3 Aûnh hưởng của nhiệt độ đến enzyme protease trước và sau cố định

Bảng 4.14 kết quả ảnh hưởng của nhiệt độ lên hoạt tính của enzyme trước và sau cố định

Nhiệt độ (0C) Hoạt tính enzyme trước cố định (U/g)

Hoạt tính enzyme sau cố định (U/g) 30 40.58 15.08 40 61.41 26.63 50 99.08 38.70 60 69.91 53.62 70 45.09 38.28 80 22.55 18.29

Hình 4.10 đường biểu diễn hoạt tính của enzyme protease trước và sau cố định theo nhiệt độ

Nhận xét: đối với enzyme trước cố định ta có thể thấy hoạt tính của enzyme chịu ảnh hưởng rất lớn bởi nhiệt độ. Từ 30 – 500C thì hoạt tính của enzyme tăng dần và đạt cực đại ở 500C, đều này phù hợp với quy luật nhiệt độ càng tăng thì hoạt tính của enzyme càng tăng. Tuy nhiên từ 500C trở đi thì hoạt tính của enzyme giảm mạnh và giảm rất nhanh. Ơû đây mặc dù nhiệt độ tăng nhưng hoạt tính của enzyme không tăng nữa mà lại giảm vì ở nhiệt độ > 500C vượt quá nhiệt độ tới hạn của enzyme nên tốc độ phản ứng giảm. Như vậy chứng tỏ enzyme protease ban đầu hoạt động rất kém ở nhiệt độ cao.

Đối với enzyme cố định thì hoạt tính của enzyme cũng tăng dần tử 300C và đạt giá trị cực đại ở 600C. tuy nhiên từ 60 – 800C thì hoạt tính của enzyme lại giảm mạnh.

Ta có thể dễ dàng nhận thấy nhiệt độ tối ưu của enzyme cố định là 600C cao hơn nhiệt độ tối ưu của enyzme ban đầu là 500C. điều này có thể giải thích là do khi ta cố định bằng phương pháp nhốt trong gel chitosan thì enzyme được bảo vệ bởi hệ gel cho nên enzyme có khả năng bền nhiệt và chịu nhiệt cao hơn. Tuy nhiên nếu tiếp tục tăng nhiệt độ thì làm cho lớp gel chitosan bị biến tính và làm ảnh hưởng đến hoạt tính của enzyme được bảo vệ bên trong nên hoạt tính lúc này của enzyme giảm mạnh.

Một phần của tài liệu Sản xuất chitin chitosan từ vỏ tôm (Trang 82 - 84)