Thị trường trái phiếu doanh nghiệp New Zealand

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam.pdf (Trang 31 - 34)

Thị trường TPDN New Zealand bắt đầu phát triển từ cuối những năm 1980, nhờ vào sự thay đổi giảm bớt các qui định rào cản đối với hệ thống tài chính quốc gia và thả nổi lãi suất đồng NZD. Tuy nhiên, cho đến năm 2005 (New Zealand 2005) thị trường trái phiếu nội địa phát triển rất chậm. Những lí do đưa ra là:

- Hoạt động huy động vốn phát triển chậm, không tạo ra nhu cầu về phát hành các tài sản tài chính.

- New Zealand có một đường cong lãi suất phẳng và điểm cao nhất thường đối với những khoản vay kì hạn 90 ngày. Điều này làm cho tín dụng ngắn hạn của ngân hàng rất hấp dẫn và khiến các khoản huy động tín dụng dài hạn trở nên rất khó khăn.

- Thị trường ngoại hối hoạt động rất hiệu quả, kết quả là các nhà đầu tư trong nước dễ dàng đầu tư ra nước ngoài mà vẫn có thể phòng ngừa được rủi ro về tỉ giá. Điều này cũng góp phần làm giảm sự quan tâm của nhà đầu tư với thị trường nội địa.

a.Lãi suất cho trái phiếu doanh nghiệp

Mỗi nhà đầu tư có một cách thiết lập và đánh giá riêng cho mình, một số nhà đầu tư sử dụng đánh giá của các ngân hàng, số khác lại tin tưởng và sử dụng báo cáo của Reutuers, không có một cơ sở thống nhất chung cho thị trường.

b.Thị trường thứ cấp cho trái phiếu doanh nghiệp

Qui mô thị trường thứ cấp New Zealand còn rất nhỏ và tính thanh khoản thấp. Hoàn toàn không có các nhà tạo lập thị trường, chỉ một số ngân hàng địa phương đôi khi thực hiện các giao dịch không phải với mức giá tốt hơn để tạo điều kiện cho khách hàng của họ. Những chủ thể nắm giữ TPDN chủ yếu là nhà đầu tư bán lẻ, những nhà quản lý quỹ, các nhà đầu tư tổ chức và ngân hàng.

c. Xếp hạng tín nhiệm các doanh nghiệp phát hành

Hạng mức tín nhiệm các doanh nghiệp phát hành rất thấp, chỉ xấp xỉ 50% được xếp hạng A trở lên trong khi số còn lại thấp hơn BBB+ hoặc không được xếp hạng.

d.Phát hành trái phiếu quốc tế

Phát hành trái phiếu quốc tế của các doanh nghiệp New Zealand rất phát triển, đặc biệt là từ cuối năm 2005 bởi vì thị trường quốc tế dễ huy động với khối lượng lớn, các doanh nghiệp sau đó dễ dàng chuyển đổi thành đồng NZD với nghiệp vụ SWAP.

Có thể nhìn thấy hai xu hướng tách bạch trong thị trường trái phiếu New Zealand, một thị trường nội địa kém phát triển và một thị trường quốc tế phát triển. các nhà đầu tư đã tận dụng ưu thế về sự phát triển của thị trường tiền tệ New Zealand, nhà đầu tư nước ngoài chuyển đổi từ đồng NZD thành những khoản đầu tư bằng USD, trong khi các nhà phát hành trong nước thì phát hành trái phiếu ra nước ngoài rồi đổi ngược thành NZD. Một xu hướng gần như đi ngược lại với những thị trường thông thường. Điều này tuy thực sự không phải là một điểm phát triển tốt cho thị trường trái phiếu nhưng nó cũng góp phần vào tính sôi động của thị trường, đặc biệt nó khuyến khích mạnh sự tham gia của các tổ chức đầu tư nước ngoài.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Xuất phát từ những đặc điểm riêng có của hàng hóa giao dịch trên thị trường là TPDN, thị trường TPDN có những đặc điểm khá đặc biệt. Tổng kết kinh nghiệm từ các thị trường trái phiếu trên thế giới cho thấy đặc điểm về tính thanh khoản thấp của

thị trường trái phiếu tuy là một khó khăn đối với nhà đầu tư nhưng lại gần như là một đặc điểm cố hữu của thị trường này, đi kèm theo tính thanh khoản thấp là đặc điểm đặc trưng về giao dịch trên thị trường OTC. Do đó, để đẩy mạnh tính thanh khoản cũng như tăng sự minh bạch thông tin về giao dịch thì sự có mặt của các trung tâm tập trung thông tin về giao dịch OTC là khá quan trọng. Bên cạnh đó, một thị trường tiền tệ phát triển tốt cũng là một chất xúc tác quan trọng cho sự phát triển của thị trường. Trong sự phát triển của các thị trường TPDN ở giai đoạn đầu, chính phủ và các cơ quan quản lý liên quan không chỉ đóng vai trò là người tạo lập môi trường phát triển thuận lợi mà còn là người đưa ra những định hướng và các chỉ dẫn dẫn dắt thị trường.

2.CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam.pdf (Trang 31 - 34)