Khái quát về thị trường trái phiếu doanh nghiệp giai đoạn 2000-2011

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam.pdf (Trang 36 - 39)

Năm 2000, trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh nay là sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh ra đời, đánh dấu bước phát triển mới của thị trường chứng khoán Việt Nam. Một thị trường cổ phiếu phát triển nhanh đã có những tác động tích cực đến thị trường trái phiếu nói chung mà đặc biệt là TPDN. Trước năm 2000, đã có một số doanh nghiệp chủ động phát hành trái phiếu tuy nhiên số lượng rất ít. Khi trung tâm giao dịch chứng khoán ra đời, hệ thống luật điều chỉnh hoàn thiện hơn, kèm theo đó là các cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển đã tạo điều kiện cho cả phía doanh nghiệp phát hành và nhà đầu tư tham gia vào thị trường

TPDN. Khái quát chặng đường 10 năm của thị trường TPDN 2000-2010 có thể chia thành hai giai đoạn:

Giai đoạn 2000-2005: thị trường bước đầu có những khởi sắc, tuy nhiên số lượng doanh nghiệp phát hành vẫn chưa nhiều. Tổng giá trị phát hành toàn thị trường (không kể giá trị phát hành trái phiếu chuyển đổi của Vietcombank) xấp xỉ 460,64 triệu USD (khoảng 7.310 tỷ VND). Các doanh nghiệp đã dần nhận thấy những ưu điểm của việc huy động vốn bằng trái phiếu, tuy nhiên vẫn còn những giới hạn, mặt khác nhà đầu tư vẫn chưa mấy quan tâm đến TPDN.

Giai đoạn 2006-2010: điểm mốc đánh dấu cho sự chuyển giao giữa hai giai đoạn chính là sự kiện Vietcombank phát hành thành công 1.365 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi vào tháng 12/2005. Như một làn gió mới thổi vào thị trường trái phiếu Việt Nam, sự kiện này đã thu hút sự chú ý rất lớn của nhà đầu tư và doanh nghiệp. Giai đoạn 2005-2010 tuy là giai đoạn nhiều thăng trầm đối với thị trường cổ phiếu nhưng lại là giai đoạn phát triển tương đối ổn định của TPDN. Đặc biệt, trong hai năm 2009, 2010, thị trường chứng kiến làn sóng phát hành trái phiếu mạnh mẽ của các doanh nghiệp). Trong hai năm này, tổng giá trị phát hành trái phiếu đạt 75.000 tỉ đồng so với tổng số 120.000 tỉ của cả 5 năm từ 2006-2010. Những yếu tố vĩ mô thuận lợi tác động đến sự phát triển của thị trường TPDN giai đoạn này có thể dẫn ra như sau:

- Hệ thống văn bản qui phạm điều chỉnh ngày càng hoàn thiện, với những qui định rõ ràng và chi tiết hơn.

- Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường cổ phiếu và hệ thống ngân hàng tạo ra động lực phát triển hệ thống cơ sở kỹ thuật và nhân lực cho toàn thị trường chứng khoán, gia tăng minh bạch và thanh khoản của thị trường, đồng thời cũng góp phần cổ vũ nhà đầu tư trong nước tham gia đầu tư vào TPDN.

- Sự tham gia của các tổ chức và các nhà đầu tư nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh và kinh nghiệm đầu tư tốt cũng là một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của thị trường.

-Thị trường TPCP phát triển ổn định xác định đường cong lãi suất cơ bản cho thị trường.

ngân hàng thắt chặt, tổng hợp hai yếu tố này vừa tạo ra tính hấp dẫn đối với nhà đầu tư vào thị trường đồng thời gia tăng áp lực cho các công ty về phát hành trái phiếu để huy động vốn.

Thống kê về quy mô thị trường TPDN Việt Nam ở thời điểm hiện tại có khá nhiều nguồn tin đưa ra với các số liệu không thống nhất với nhau. Theo nguồn thống kê dựa vào số liệu trình bày trong giới hạn đề tài thì tổng giá trị thị trường trái phiếu Việt Nam hiện tại vào khoảng 4,5 tỷ USD tương đương với khoảng 4,3% GDP năm 2010.

Trên thị trường sơ cấp, số lượng nhà phát hành cũng tăng lên với phạm vi ngành nghề rộng hơn. Nếu trước năm 2008, các doanh nghiệp phát hành trái phiếu chủ yếu là các tập đoàn kinh tế nhà nước có uy tín rất lớn trên thị trường, những anh cả của nền kinh tế như EVN, Vinashin, Lilama, Vietcombank, BIDV thì từ năm 2008, các doanh nghiệp với uy tín thấp hơn, qui mô nhỏ hơn cũng hào hứng tham gia vào thị trường và đã thành công.

Về phía nhà đầu tư, thành phần tham gia chủ yếu trên thị trường sơ cấp vẫn là các định chế tài chính. Một lượng lớn TPDN được các NHTM nắm giữ, về cơ bản, đây có thể được coi như một hình thức cấp tín dụng cho doanh nghiệp của các ngân hàng.

Trên thị trường thứ cấp, các giao dịch TPDN rất ít và chủ yếu diễn ra trên thị trường OTC. Ghi nhận giao dịch TPDN thứ cấp trên HOSE gần như bằng không. Tính thanh khoản của thị trường rất thấp kể cả trong giai đoạn hoạt động phát hành nở rộ vào năm 2010.

Bước sang đầu năm 2011, tình hình kinh tế vĩ mô có nhiều biến động, tác động bất lợi đến toàn bộ nền kinh tế. Lãi suất cho vay trên thị trường lên đến 20% tác động trực tiếp đến khả năng phát hành của các doanh nghiệp. Tổng số doanh nghiệp đăng kí phát hành trái phiếu trong năm 2011 hiện đã đăng kí chỉ khoảng 30 doanh nghiệp. Trong 4 tháng đầu năm, mới có trên 10 doanh nghiệp phát hành trái phiếu với số tiền thu được chỉ vào khoảng 4.000 tỷ đồng mặc dù đã phải trả với lãi suất 13,5-15,5%/năm. Bên cạnh đó, lãi suất tăng cao, rủi ro tiềm ẩn trong nền kinh tế ngày càng lớn cũng ảnh hưởng làm giảm tính hấp dẫn của TPDN. Đáng chú ý, năm tháng đầu năm ghi nhận một số đợt phát hành TPCP nhưng nhà đầu tư không mấy

quan tâm, cho thấy xu hướng thờ ơ của thị trường đối với trái phiếu, điều này ngược lại lại tác động đến tâm lý và phân tích của các nhà đầu tư, dễ đưa thị trường đến xu hướng đi xuống trầm trọng hơn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam.pdf (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)