Xây dựng cơ quan quản lý chuyên môn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam.pdf (Trang 62)

Với vai trò quan trọng của thị trường TPDN đối với nền kinh tế, chính phủ nền cân nhắc thành lập một cơ quan quản lý về trái phiếu riêng. Cơ quan này cùng với hệ thống các cơ quan trực thuộc sẽ điều phối hoạt động của thị trường trái phiếu, xây dựng những chỉ dẫn rõ ràng cho từng bước phát triển của thị trường và tham gia vào quá trình soạn thảo, ban hành những chính sách về tài chính-tiền tệ, nắm vai trò chính trong việc soạn thảo các qui định trực tiếp điều chỉnh thị trường trái phiếu.

5.KẾT LUẬN

Thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung, thị trường TPDN nói riêng thời gian qua đã có những bước tiến nhất định đáng ghi nhận. Tuy nhiên, thị trường trái phiếu nước ta so với sự phát triển của thị trường TPDN thế giới thì những bước hiện tại mới chỉ trong giai đoạn đầu (early stage). Trong điều kiện của Việt Nam, những điều kiện cần thiết, những yếu tố cơ sở cho sự phát triển thị trưởng TPDN còn thiếu và yếu, đòi hỏi sự tham gia tích cực của nhiều thành phần bao gồm cả chính phủ, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư và những chủ thể liên quan cùng đóng góp và xây dựng thị trường. Trong đó, vai trò của chính phủ là hết sức quan trọng. Trong giai đoạn đầu phát triển thị trường TPDN, chính phủ vừa là cơ quan tạo lập những cơ sở nền tảng cho sự phát triển của thị trường, vừa khuyến khích sự tham gia của các chủ thể liên quan.

Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang trong giai đoạn khó khăn, các cơ quan quản lý nhà nước cùng lúc phải giải quyết nhiều vấn đề. Vì vậy, cần thiết phải có một định hướng chiến lược dài hạn tương đối rõ ràng để làm cơ sở cho quá trình quản lý, đồng thời về phía các doanh nghiệp, các nhà đầu tư cũng có những dự biến thích hợp. Riêng đối với thị trường TPDN Việt Nam, theo nhận định của nhiều chuyên gia, phát triển kinh tế dựa trên một thị trường TPDN phát triển ổn định sẽ tạo ra sự ổn định và bền vững cho nền kinh tế. Tuy nhiên, điều kiện kinh tế của nước ta mang nhiều đặc điểm đặc thù riêng có, song song tồn tại bên cạnh các doanh nghiệp có uy tín và quy mô lớn là rất nhiều các công ty vừa và nhỏ. Một lựa chọn hợp lý cho dài hạn là một bài toán rất khó cần sự vào cuộc của nhiều cơ quan, tổ chức liên quan.

Thực tế thị trường TPDN Việt Nam hiện nay, để phát triển thị trường cần chú trọng hỗ trợ phát triển các định chế tài chính trong đầu tư trái phiếu cũng như trong các dịch vụ liên quan như bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành,…nhằm tạo thuận lợi cho các nhà phát hành, giảm chi phí phát hành trái phiếu cho các doanh nghiệp.

Kết quả đề tài hướng tới đưa ra những gợi ý về một số vấn đề cần ưu tiên giải quyết cho sự phát triển của thị trường TPDN Việt Nam. Toàn cảnh thị trường TPDN Việt Nam hiện nay cho thấy đây vẫn còn là thị trường của những công ty lớn với những nhà đầu tư lớn, tuy nhiên, bản thân các công ty, các tổ chức đầu tư đang tham gia đầu tư cũng gặp không ít những khó khăn, trong điều kiện khó khăn hiện nay,

cần phải tháo gỡ từng bước những khó khăn một cách có ưu tiên trong từng giai đoạn trên thị trường. bên cạnh đó, đề tài cũng đề cập đến quan hệ phức tạp giữa thị trường TPDN với các khu vực khác, đặc biệt là mối quan hệ với hệ thống ngân hàng mà các cơ quan quản lý cần chú trọng trong quá trình điều hành thị trường. Mặc dù còn đề tài còn nhiều hạn chế nhất định, song chúng tôi hy vọng đề tài này sẽ góp phần vẽ nên bức tranh toàn cảnh thị trường TPDN với những điểm nhấn cần được chú ý ở hiện tại và thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1.PGS-TS Bùi Kim Yến 2008: “Phát triển thị trường TPDN trên địa bàn thành phố

Hồ Chí Minh”

2.TS Thân Thị Thu Thủy 2009: “Phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam”.

3.GS.TS Trần Ngọc Thơ, Giáo trình tài chính doanh nghiệp hiện đại, nhà xuất bản

thống kê 2007

4.PGS.TS Bùi Kim Yến-TS Thân Thị Thu Thủy, Giáo trình thị trường chứng khoán,

nhà xuất bản thống kê 2008.

5.Nghị định 52//2006/ND-CP về phát hành trái phiếu.

6.Luật chứng khoán 2006.

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

7.Garry J. Schinasi và R. Todd Smith 1998: “Fixed-income markets in the United States, Europe and Japan: Some lesons for emerging markets” (IMF working paper No. WP/98/173)

8.“Developing corporate bond markets in Asia”, tài liệu hội thảo “Phát triển thị trường TPDN châu Á” 11/2005 tại Côn Minh Trung Quốc (BIS paper No. 26).

9.Tadashi Endo 2000:”The development of corporate debt market”

10. IMF 2005: “Global Financial Stability Report: Market Developments and Issues”.

11. Mario Guadamillas và Robert Kepler “Securities clearance and settlement systems: A guide to best practice”

12. Morgan Stanley 1991: “The Yen bond market” và “The Deutschemark bond

Ragan và Ringales 2003: “Banks and markets: The changing character of european

finance” (NBER working paper No. 9595)

13. Fabozzi: “Bond market, analysis and strategies”

14. Paul Dickie và Emma Xiaoquin Fan 2005: “Banks and corporate debt market development” (ERD working paper No. 67)

15. Yener Altunbes, Alber Cara và David 2009 “Large debt financing, syndicated loan versus corporate bond”

corporate Bond underwriting market”

17. Vương Quân Hoàng và Trần Trí Dũng 2010: “Corporate bond market in the

transition economy of Viet Nam, 1992-2010”

CÁC BÀI BÁO

18. PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc: “Tổng quan kinh tế năm 2010”. Tạp chí cộng sản, Số

ra ngày 17/5/2011

19. TS. Nguyễn Đại Lai: “Tổng quan thị trường tài chính Việt Nam năm 2010 và bài

học cho những năm tiếp theo”. Tạp chí Cộng sản, số ra ngày 17/5/2011

WEBSITE 20. http://books.google.com 21. http://web.worldbank.org 22. http://www.adb.org 23. http://www.tradingeconomics.com 24. http://www.mof.gov.vn 25. http://atpvietnam.com 26. http://tuoitre.vn/ 27. http://vbma.org.vn 28. http://vneconomy.vn 29. http://www.tapchicongsan.org.vn 30. http://papers.ssrn.com 31. http://www.bis.org/ 32. http://www.ssc.gov.vn 33. http://www.vsd.vn 34. http://www.thesaigontimes.vn 35. http://www.hnx.vn/ 36. http://www.hsx.vn 37. http://asianbondsonline.adb.org

PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT

BNG CÂU HI KHẢO SÁT NHÀ ĐẦU TƯ TỔ CHC

TRÊN TH TRƯỜNG TRÁI PHIU DOANH NGHIP VIT NAM

THÔNG TIN VỀĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT

1. Tên tổ chức được khảo sát:………

2. Người trực tiếp trả lời phỏng vấn:……… Chức vụ:………

Liên hệ:………

NỘI DUNG KHẢO SÁT 1. Anh/chị vui lòng cho biết quí tổ chức hiện tại có đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp hay không? a. Có. Chuyển sang câu 2 b. Không. Chuyển sang câu 4 2. Mục đích đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp của quí công ty là gì? (xếp hạng theo mức độưu tiên giảm dần từ 1->3) ðĐa dạng hóa danh mục đầu tư, quản trị rủi ro. ðLợi nhuận do chênh lệch giá mua và bán trái phiếu. ðLợi nhuận từ việc nắm giữđến đáo hạn. 3. Xu hướng đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp hiện nay của quí công ty như thế nào? a. Nắm giữđến đáo hạn. b. Thường xuyên mua bán trên thịtrường. 4. Anh/chị vui lòng cho biết mức độ quan tâm của quí công ty đến thịtrường trái phiếu doanh nghiệp hiện tại như thế nào?Theo thang điểm từ 1-5. 1. Không quan tâm. 2. Ít quan tâm. 3. Mức độ trung bình. 4. Có quan tâm khá. 5. Rất quan tâm. (Nếu đánh giá >=3 thì chuyển sang câu 6, không thì tiếp tục câu 5) 5. Vui lòng cho biết lí do vì sao quý công ty lại không đầu tư và ít quan tâm đến trái phiếu doanh nghiệp: ……….

..….………

………..

………..

6. Vui lòng đánh giá mức độ trở ngại của những yếu tốsau đây trong quá trình đầu

tư vào trái phiếu doanh nghiệp của quí công ty: theo thang điểm từ 1-5

1. Không có trở ngại gì.

2. Có cản trởnhưng không nhiều. 3. Có cản trở vừa phải.

4. Có cản trởtương đối lớn. 5. Có cản trở rất lớn.

a. Thanh khoản của thịtrường thấp. 1 2 3 4 5

b. Hệ thống qui định pháp luật chưa tốt. 1 2 3 4 5

c. Rủi ro tín dụng của nhà phát hành 1 2 3 4 5

d. Rủi ro về lãi suất và lạm phát. 1 2 3 4 5

e. Khác:………. 1 2 3 4 5

7. Những đề xuất, chia sẻ thêm từ quí tổ chức đầu tư: ... ... ... ... ... ... ... ...

PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ KHẢO SÁT Số thứ tự câu hỏi Chỉ tiêu Thống 1 Có 12 không 33

2 Đa dạng hóa danh mục đầu tư 1.4

Lợi nhuận do chênh lệch giá mua bán 3

Lợi nhuận do nắm giữ đến đáo hạn 1

3 Nắm giữ đến đáo hạn 9

Mua bán thường xuyên trên thị trường 2

4 Không quan tâm. 23

Ít quan tâm. 10

Mức độ trung bình. 0

Có quan tâm khá. 1

Rất quan tâm. 0

6 Thanh khoản của thị trường thấp. 3,9

Hệ thống qui định pháp luật chưa tốt. 3,3

Rủi ro tín dụng của nhà phát hành 3,5

Rủi ro về lãi suất và lạm phát 3,3

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam.pdf (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)