ngân hàng
Thị trường TPDN Việt Nam nằm trong một tương quan phát triển với các khu vực khác của thị trường vốn. Tuy mối quan hệ cạnh tranh giữa các công cụ tài chính dài hạn trên thị trường hiện nay không thể hiện rõ nhưng vẫn rất cần một sự chú ý theo dõi và phân tích, đặc biệt là từ góc độ quản lý vĩ mô.
Trong thị trường vốn, sự cạnh tranh giữa TPDN với thị trường tín dụng ngân hàng trung-dài hạn được coi là mạnh nhất. Theo mô hình cạnh tranh của Endo (2000), sự cạnh tranh trong thị trường TPDN và tín dụng ngân hàng sẽ là sự cạnh tranh giữa ngân hàng và các nhà đầu tư với vai trò là người cho vay tìm kiếm cơ hội đầu tư tốt hơn trong khi các doanh nghiệp là chủ thể đi vay tìm đến nguồn vốn vay rẻ hơn [9]. Ngày nay, các ngân hàng phát triển theo mô hình ngân hàng hiện đại, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ. Nằm trong cùng một chủ thể là các NHTM, các loại hình dịch vụ này có mối quan hệ khắng khít với nhau, bởi vậy mà trái phiếu doah nghiệp không chỉ chịu tác động của tín dụng dài hạn ngân hàng mà chịu tác động của tổng thể các loại hình dịch vụ này.
Hình 3.1. Mô hình cạnh tranh giữa các nhà đầu tư và các nhà phát hành [9]
Ở Việt Nam thời gian vừa qua, không thể phủ nhận đóng góp quan trọng của ngành ngân hàng vào sự phát triển của thị trường TPDN. Hệ thống ngân hàng tác động gián tiếp đến TPDN thông qua sự tham gia mạnh mẽ vào thị trường chứng khoán. Cơ sở hạ tầng cho giao dịch trên thị trường phát triển nhanh, trong số 105 CTCK hiện nay, nắm vị trí dẫn đầu về hoạt động và vốn điều lệ vẫn là các NHTM.
nhà phát hành tốt hơn
Nhà đầu tư có nguốn vốn tốt
Hệ thống ngân hàng cũng tác động trực tiếp đến thị trường TPDN bằng các hoạt động bảo lãnh và tư vấn phát hành, trực tiếp tham gia đầu tư vào trái phiếu trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực này, những hạn chế của hệ thống ngân hàng đối với sự phát triển của TPDN đang dần hình thành và phát triển.
Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam khi phát hành trái phiếu đều có bảo lãnh của các NHTM. Với uy tín lớn và khả năng thẩm định tốt, sự tham gia của NHTM vào hoạt động bảo lãnh phát hành tạo điều kiện thuận lợi hơn rất nhiều cho cả doanh nghiệp phát hành và nhà đầu tư. Tuy nhiên một sự tham gia quá sâu của NHTM vào hoạt động bảo lãnh sẽ tác động đáng kể đến chi phí phát hành trái phiếu. Một khi trên thị trường không có nhiều thành phần tổ chức tham gia bảo lãnh, các NHTM sẽ có nhiều điều kiện hơn để khống chế chi phí phát hành, đẩy chi phí phát hành lên cao [1]. Có 2 lý do để thúc đẩy các ngân hàng:
Một là hiện tại một lượng lớn TPDN đang nằm trong tay các NHTM, đây thực chất là một hình thức cấp tín dụng ngân hàng cho doanh nghiệp. Do đó, không có lí do gì để khiến các ngân hàng phải cấp tín dụng với mức giá thấp hơn hoạt động cho vay thông thường.
Hai là sức mạnh thị trường hiện nay của các ngân hàng quá lớn, cùng lúc các ngân hàng nắm khả năng khống chế hai hình thức tín dụng có mức độ cạnh tranh lẫn nhau cao là hoạt động tín dụng trung-dài hạn và hoạt động phát hành, đầu tư trái phiếu. Trong khi đó, hiện nay phần lớn lợi nhuận hệ thống ngân hàng là từ hoạt động cho vay, tuy các NHTM hiện nay đang phát triển theo hướng hiện đại, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, nhưng dù phát triển theo hướng nào thì với một nền kinh tế nhỏ, sức chống chịu yếu như Việt Nam, hệ thống ngân hàng vẫn phải đi đúng với vai trò thực sự của nó trong nền kinh tế. Vì vậy, nếu NHTM chấp nhận bảo lãnh với mức phí thấp, tạo ra một nguồn huy động chi phí thấp hơn cho doanh nghiệp thì cũng giống như “lấy tay nghịch đánh tay thuận”.
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008, thanh khoản của hệ thống ngân hàng Việt Nam luôn đặt trong tình trạng căng thẳng. Báo tuổi trẻ đăng ngày 17/05/2011 đã dẫn lời thống đốc ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Giàu: “thanh khoản hệ thống ngân hàng 3 năm nay chưa ngày nào yên ổn”. Chưa có những phân tích cụ thể về lợi nhuận từ hoạt động đầu tư và bảo lãnh phát hành chứng khoán
nhưng xu hướng hiện tại cho thấy các ngân hàng đang rất hào hứng với mảng đầu tư chứng khoán, trong đó có TPDN. Trong điều kiện các NHTM Việt Nam hiện nay phần lớn lấy vốn ngắn hạn cấp tín dụng trung dài hạn, như trong những lí do đã nêu ở trên, các ngân hàng không có lí do gì để mua chứng khoán nợ trung dài hạn của một doanh nghiệp với giá thấp hơn việc cấp tín dụng cho doanh nghiệp đó. Xu hướng này kéo dài lâu có thể sẽ tạo nên một mặt bằng lãi suất đòi hỏi trên thị trường cao hơn mức thực tế mà các doanh nghiệp phải trả.Một mặt khác, theo Simiko và Kenzie (2004), việc bảo lãnh phát hành quá nhiều cũng gián tiếp làm tăng chi phí phát hành của những công ty lớn có uy tín cao trên thị trường [17]. Trên cơ sở lý thuyết, sự bảo lãnh của NHTM củng cố niềm tin của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp do niềm tin vào khả năng thẩm định của các ngân hàng dựa trên hoạt động tín dụng và sự đỡ đầu của ngân hàng nếu trường hợp có rủi ro xảy ra. Thoạt nhìn, có vẻ như điều này là tốt cho các doanh nghiệp, tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp lớn hơn và uy tín cao hơn nhưng chưa đủ để vượt tầm các ngân hàng, để cạnh tranh phát hành, họ buộc phải tăng lãi suất hoặc quay trở lại nhờ vào sự bảo lãnh của ngân hàng. Tất nhiên, những điều này dẫn đến sự gia tăng chi phí phát hành, gia tăng chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp mà lẽ ra họ không phải gánh chịu [7]. Ở nước ta hiện nay, với uy tín của hệ thống ngân hàng, một TPDN được ngân hàng bảo lãnh sẽ có uy tín rất lớn. Điều này xuất phát từ đặc điểm về minh bạch thông tin thấp, các nhà đầu tư kể cả những tổ chức đầu tư chuyên nghiệp cũng khó thẩm định được hết những rủi ro vi mô của doanh nghiệp. Đặc biệt sau những bê bối của Vinashin bị phát hiện vào năm 2009, niềm tin của thị trường vào các doanh nghiệp nói chung giảm rõ rệt, uy tín của các ngân hàng nhờ đó càng có điều kiện nâng cao trên thị trường. So sánh với những thị trường có tính minh bạch cao hơn, trình độ cao hơn thì những tác động cả thuận chiều và ngược chiều của hệ thống ngân hàng đối với thị trường TPDN Việt Nam ở mức cao hơn.
Như vậy, điểm chính thể hiện trong sự tác động của hệ thống ngân hàng lên thị trường trái phiếu chính là những tác động trực tiếp và gián tiếp làm tăng chi phí phát hành của doanh nghiệp. Ở hiện tại, thị trường trái phiếu Việt Nam mới chỉ ở những bước đầu, những ảnh hưởng không tốt của hệ thống ngân hàng cũng như những bất lợi của một nền tài chính phụ thuộc quá mức vào ngân hàng chưa bộc lộ, tuy nhiên về lâu dài những ảnh hưởng này sẽ lớn dần và thể hiện rõ hơn. Đánh giá quan hệ
giữa hệ thống ngân hàng và thị trường trái phiếu là một trong những yếu tố hết sức cần thiết để các cơ quan quản lý đưa ra những quyết định hợp lý và thống nhất trong quá trình quản lý thị trường [145], bởi vậy mà các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cần chú ý hơn để đưa ra những chính sách quản lý phù hợp hơn với thị trường Việt Nam.
KẾT LUẬN CHƯƠNG III
Qua các phân tích và học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới cho thấy, phát triển nhà đầu tư tổ chức, tạo điều kiện cho các định chế tài chính tham gia vào thị trường TPDN là một yêu cầu quan trọng cho phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam hiện nay. Về thực tế các tổ chức đầu tư, những khó khăn chính trong quá trình tham gia vào thị trường gồm 4 yếu tố chính: tính thanh khoản, hệ thống luật pháp và các qui định, khả năng thẩm định doanh nghiệp phát hành và cuối cùng là những biến động mạnh của nền kinh tế vĩ mô. Trong số 4 yếu tố này, đa phần các tổ chức cho rằng có thể linh động để thích ứng với các biến đổi vĩ mô, những khó khăn trong thẩm định tín dụng doanh nghiệp, nhưng những yếu tố về minh bạch thông tin giá cả giao dịch trái phiếu và yêu cầu về một hệ thống luật làm nền tảng bền vững thì nằm ngoài khả năng chủ quan của doanh nghiệp, rất cần sự can thiệp điều chính của nhà nước.
Mặt khác, thị trường trái phiếu Việt Nam hiện nay đang chịu sự chi phối tương đối mạnh của các NHTM. Về mặt bản chất, giữa sự phát triển của thị trường TPDN và hệ thống ngân hàng tồn tại một mối quan hệ phức tạp vừa cạnh tranh vừa hỗ trợ nhau, tùy từng giai đoạn phát triển mà yếu tố cạnh tranh và yếu tố tương tác hỗ trợ nhau chi phối lẫn nhau. Công tác quản lý vĩ mô cần chú ý đến các yếu tố này để có những chính sách hợp lý.
4.CHƯƠNG IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP VIỆT NAM