Cơ sở hạ tầng thị trường sơ cấp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam.pdf (Trang 43)

a.Hệ thống tổ chức phát hành và tư vấn phát hành

Luật chứng khoán 2006 và nghi định 52 của chính phủ về phát hành TPDN cho phép các CTCK tham gia vào hoạt động bảo lãnh và tư vấn phát hành. Tuy nhiên, giới hạn về nghiệp vụ bảo lãnh toàn bộ khiến các CTCK với nguồn vốn không lớn không thể thực hiện nghiệp vụ này. Do đó, các nhà bảo lãnh phát hành hiện nay trên thị trường trái phiếu thực chất chính là các NHTM với uy tín và nguồn lực tài chính dồi dào. Đến thời điểm 5/2011, thị trường Việt Nam chưa ghi nhận được sự tham gia của bất kì định chế tài chính phi ngân hàng nào trong hoạt động bảo lãnh phát hành trái phiếu. Thị trường hiện tại mới chỉ ở bước đầu phát triển vì vậy mà những khiếm khuyết của sự không đa dạng hình thức các nhà bảo lãnh phát hành chưa bộc lộ, nếu xét về lâu dài và định hướng phát triển chiến lược cho thị trường trái phiếu thì thực trạng trên cần được điều chỉnh.

b.Các công cụ xác định đường cong lãi suất cơ bản.

Thị trường Việt Nam hiện tại đang thiếu một cơ sở xác định lãi suất trong ngắn hạn. Bề ngoài, những chứng khoán nợ ngắn hạn của chính phủ và lãi suất ngắn hạn không tác động nhiều đến thị trường TPDN tuy nhiên trên thực tế những những chứng khoán nợ ngắn hạn của chính phủ sẽ giúp xác định thanh khoản của thị trường, làm cơ sở để nhà đầu tư và doanh nghiệp phát hành xác định lãi suất dài hạn [7].

Từ cuối năm 2010 trở lại đây, đường cong lãi suất cơ bản gần như đi ngang, biểu đồ bên dưới thể hiện đường cong lãi suất của trái phiếu qua các kì hạn, xu hướng đi ngang của đường cong lãi suất sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý nhà đầu tư. Nguyên nhân của vấn đề một phần là sự khó khăn chung của các nền kinh tế sau khủng hoảng, một phần là do quản lý vĩ mô chưa tốt, trong đó có việc phát hành TPCP - công cụ xác định lãi suất dài hạn trên thị trường còn chưa đi theo chiến lược dài hạn mà còn thiên về tài trợ thâm hụt ngân sách.

Biểu đồ 2.4. Đường cong lãi suất TPCP

(Nguồn: Asia bond) c. Tổ chức xếp hạng tín nhiệm

Theo yêu cầu về xu hướng phát triển của thị trường, trong năm 2008 và 2009,hai trung hoạt động xếp hạng tín nhiệm là CIC và CRV đi vào hoạt động cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm các doanh nghiệp trong nước. Hàng năm, 2 đơn vị này tổ chức đánh giá các doanh nghiệp và công bố thông tin rộng rãi. Các bảng xếp hạng VNR 500, VFR 500 đang dần trở thành những cơ sở quen thuộc để nhà đầu tư xem xét khi đầu tư.

Cùng với hai trung tâm này, một số CTCK, ngân hàng cũng tham gia vào xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp, đưa ra những cơ sở tham khảo cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, đánh giá chung về hoạt động xếp hạng tín nhiệm ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa hiệu quả, độ tin cậy của các báo cáo về xếp hạng doanh nghiệp chưa cao.

2.2.3.6. Cơ sở h tng thtrường th cp

Hoạt động giao dịch trái phiếu thứ cấp nước ta hiện nay rất ít, chủ yếu diễn ra trên thị trường OTC thông qua môi giới. Việt Nam hiện tại vẫn chưa có sàn giao

dịch chuyên biệt cho TPDN.

Về hệ thống thanh toán và chuyển khoản, cơ sở hiện có của thị trường là nhờ vào sự phát triển của thị trường cổ phiếu. Hệ thống thanh toán và chuyển khoản hiện tại được xây dựng hướng đến hoạt động giao dịch cổ phiếu nhiều hơn, do vậy mà tính phù hợp với giao dịch trái phiếu chưa cao.

KẾT LUẬN CHƯƠNG II

Thực tế cho thấy, thị trường TPDN Việt Nam thời gian qua nhìn chung đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Nhờ đó mà sức thu hút của TPDN cũng tăng lên đối với cả nhà đầu tư và về phía các doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự phát triển vừa qua mới chỉ là bước đầu, cần có những bước tiến xa hơn để phát triển thị trường TPDN Việt Nam vươn lên đúng tầm của nó.

Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng trong hiện tại cho thấy trong bản thân thị trường trái phiếu và tổng thể nền kinh tế còn hàm chứa nhiều yếu tố cản trở sự phát triển của thị trường TPDN cần được giải quyết. Thị trường trái phiếu nước ta hiện tại phát triển trong mối tương quan đồng biến với sự phát triển các khu vực khác của thị trường vốn, mối tương quan này khá lớn, bởi vậy mà trong quá trình quản lý cần phải đặt thị trường trái phiếu trong mối tương quan với các thị trường quanh nó để có thể đưa ra những quyết sách hợp lý.

3.CHƯƠNG III. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP VIỆT

NAM

3.1. NHỮNG YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ TRONG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ TRONG TƯƠNG LAI GẦN

Đánh giá sơ lược về sáu nhóm nhân tố chính tác động đến thị trường trái phiếu cho thấy những cơ sở để phát triển thị trường trái phiếu đến nay ở Việt Nam còn những tồn tại và thực sự rất cần những thay đổi và điều chỉnh. Tuy nhiên, việc đồng loạt cải thiện tất cả các nhân tố không phải là một việc đơn giản và có thể tiến hành trong thời ngắn, đặc biệt là đối với một nền kinh tế có trình độ phát triển chưa cao như Việt Nam thì việc tiến hành cùng lúc lại càng không thể. Trên cơ sở so sánh kinh nghiệm từ thị trường trái phiếu các quốc gia trên thế giới và thực tế thị trường trái phiếu Việt Nam, có thể nhìn thấy 2 điểm nổi bật cần chú ý phân tích và ưu tiên đi vào tìm hướng giải quyết:

- Tập trung tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tổ chức, phát triển hoạt động đầu tư vào TPDN của các định chế tài chính.

- Phát triển thị trường TPDN trước lựa chọn chiến lược phát triển thị trường vốn.

Trong những phần tiếp theo, đề tài sẽ đi sâu vào phân tích những điểm nổi bật được liệt kê ở trên.

3.2. YẾU TỐ NHÀ ĐẦU TƯ TỔ CHỨC 3.2.1. Nhà đầu tư tổ chức trên thị trường 3.2.1. Nhà đầu tư tổ chức trên thị trường

Thực tế trên thị trường TPDN Việt Nam hiện nay, phần lớn lượng TPDN đang nằm trong tay các định chế tài chính, tỉ trọng đầu tư của nhà đầu tư cá nhân rất ít. Xu hướng đầu tư trái phiếu của các định chế tài chính “mua và nắm giữ” là một trong những nguyên nhân tạo nên tính thanh khoản thấp của thị trường, một khi tính thanh khoản của thị trường thấp, nó lại tác động ngược trở lại, khiến cho xu hướng nắm giữ trái phiếu đến đáo hạn lại càng tăng. Đây không phải là tình trạng riêng của thị trường trái phiếu Việt Nam mà là tình hình chung của hầu hết các thị trường TPDN

trên thế giới. Điều này xuất phát từ nguyên nhân do những đặc trưng của trái phiếu. Theo Schinasi và Smith (1998), do tính đa dạng của trái phiếu về kì hạn, lãi suất và rủi ro mà giao dịch thứ cấp trái phiếu trở nên bị hạn chế, từ đó dẫn đến tính thanh khoản của thị trường thấp. Ở những thị trường được coi là có tính thanh khoản cao nhất thế giới như thị trường TPDN Mỹ hay châu Âu thì mức độ thanh khoản vẫn được nhận định ở là ở mức thấp [7].

Như vậy, từ thực thế ở nhiều thị trường trên thế giới đồng thời cũng xuất phát từ đặc điểm của TPDN, có thể nhận định rằng thanh khoản thị trường thấp gần như là một đặc trưng của thị trường TPDN nói chung. Với những đặc điểm về tính thanh khoản thấp và giao dịch chủ yếu diễn ra trên thị trường OTC, có thể đi đến kết luận rằng: đối với thị trường TPDN, nhà đầu tư tổ chức là thành phần chính và dẫn dắt thị trường, các định chế tài chính với tiềm lực tài chính mạnh, năng lực thẩm định tốt mới thực sự là những nhà đầu tư chủ chốt trên thị trường trên thị trường.

Ở Việt Nam thời gian vừa qua, trong những công bố sơ lược về chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2020, ủy ban chứng khoán nhà nước đã xác định sẽ ưu tiên phát triển nhà đầu tư tổ chức vì mục tiêu phát triển bền vững của thị trường chứng khoán, đây là một hướng đi phù hợp với xu thế phát triển chung của thị trường. Với riêng thị trường TPDN, tạo điều kiện cho nhà đầu tư tổ chức không chỉ vì sự sự phát triển ổn định của thị trường mà là một trong những điều kiện quyết định sự phát triển của thị trường TPDN Việt Nam trong thời gian tới.

3.2.2. Thực tế tình hình đầu tư của các định chế tài chính vào trái phiếu doanh nghiệp doanh nghiệp

Ở thị trường Việt Nam hiện nay, các đối tượng được gọi là nhà đầu tư tổ chức bao gồm các NHTM, các công ty tài chính, quỹ đầu tư, các công ty bảo hiểm. Do đặc thù của thị trường TPDN Việt Nam là có tính thanh khoản quá thấp và rủi ro cao nên những tổ chức đầu tư vào TPDN đa phần là những định chế tài chính lớn, nguồn tài chính dồi dào và có nhiều kinh nghiệm. Xét trên tổng quan toàn thị trường có thể phân chia hoạt động đầu tư của các định chế tài chính vào thị trường TPDN thành hai nhóm: nhóm 1 là các NHTM (và các công ty con trực thuộc) chiếm một tỉ trọng lớn trong đầu tư TPDN ở Việt Nam, nhóm hai bao gồm các định chế còn lại là công ty tài chính, quỹ đầu tư, các công ty bảo hiểm.

3.2.2.1. Hoạt động ca ngân hàng trên thtrường trái phiếu doanh nghip

Theo qui định trong luật tổ chức tín dụng mới sửa đổi năm 2010, văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài không được phép có các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, như vậy, trên toàn thị trường có tổng cộng 83 ngân hàng có thể tham gia vào thị trường TPDN (trừ ra 50 văn phòng đại diện của các ngân hàng nước ngoài, xem bảng 2). Các hoạt động của ngân hàng trên thị trường TPDN gồm có: (i) tư vấn và bảo lãnh phát hành; (ii) đại lý phát hành và (iii) đầu tư trái phiếu như một tổ chức tài chính thông thường. Đánh giá tổng quan thị trường TPDN Việt Nam hiện nay có thể thấy các ngân hàng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của thị trường này.

Bảng 3.1. Các loại hình ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam Loại hình ngân hàng NHTM nhà nước NHTM cổ phần trong nước Chi nhánh NH nước ngoài Văn phòng đại diện NH nước ngoài Ngân hàng liên doanh Ngân hàng 100% vốn nước ngoài Tổng cộng Số lượng 5 37 36 50 5 5 133

(Nguồn: ngân hàng nhà nước )

Về hoạt động bảo lãnh phát hành trái phiếu, thống kê cho thấy tất cả các đợt phát hành trái phiếu trong 2 năm 2009-2010 đều có sự tham gia bảo lãnh của các ngân hàng. Theo thống kê của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), năm 2010, các doanh nghiệp đã huy động được gần 45.500 tỷ đồng từ kênh phát hành trái phiếu thông qua 45 đợt phát hành, tăng so với 30.000 tỷ đồng và 39 đợt phát hành được thực hiện trong năm 2009.Có thể kể đến một số đợt phát hành lớn đã thành công với sự tham gia bảo lãnh của các ngân hàng trong và ngoài nước như sau.

Hoạt động trên thị trường TPDN hiện nay của các ngân hàng ở Việt Nam hiện chịu sự quản lý, giám sát và chi phối đáng kể của luật chứng khoán 2006, luật các tổ chức tín dụng 2006 và sửa đổi 2010, nghị định 226 về các chỉ tiêu an toàn tài chính của các tổ chức tín dụng.

Trên thị trường TPDN hiện nay, hoạt động đầu tư của các ngân hàng có thể nói là mang những điểm rất riêng so với hoạt động đầu tư nói chung của các định chế tài chính. Các ngân hàng có ưu thế về nguồn thông tin tín dụng doanh nghiệp thông qua

hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó, khác với các tổ chức tài chính thông thường, nguồn tài chính của các ngân hàng rất mạnh, mặt khác, do vai trò quan trọng của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế, hoạt động của hệ thống ngân hàng chịu những chi phối đặc biệt của các cơ quan quản lý. Một điểm đặc biệt khác đối với hệ thống NHTM Việt Nam đó là sự tham gia “đỡ lưng” của ngân hàng nhà nước nếu có tình trạng xấu xảy ra. Những điểm đặc biệt này tạo ra những thuận lợi lớn cho các ngân hàng trong quá trình đầu tư. Tất nhiên các ngân hàng khi tham gia đầu tư cũng chịu những tác động do những khó khăn chung của thị trường, nhưng do những đặc điểm khác biệt như nêu trên mà hoạt động của hệ thống ngân hàng trên thị trường TPDN cần được nghiên cứu chi tiết và sâu hơn, đặt trong mối liên hệ phức tạp của nó với TPDN để có thể tìm ra những cách giải quyết phù hợp. Trong giới hạn của đề tài, chúng tôi chỉ thực hiện khảo sát thực tế những hoạt động của các định chế tài chính phi ngân hàng.

3.2.2.2. Hoạt động của các định chế tài chính phi ngân hàng trên th trường trái phiếu doanh nghip trái phiếu doanh nghip

a.Toàn cảnh hoạt động của các định chế tài chính phi ngân hàng trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Những tổ chức đầu tư chính thức tại Việt Nam được thành lập theo luật chứng khoán 2006 gồm có 39 công ty công ty bảo hiểm (tính đến hết năm 2009), 46 công ty quản lý quỹ đầu tư với 23 quỹ đầu tư và khoản 38 CTCK. Bên cạnh các nhà đầu tư trong nước là các tổ chức đầu tư nước ngoài tập trung dưới dạng các quỹ đầu tư, một dạng khác của các tổ chức đầu tư nước ngoài vào nước ta hiện nay là hình thức đầu tư thông qua văn phòng đại diện tại nước thứ 3 để tránh thuế cũng như nhiều thủ tục khác . Mặc dù các tài liệu nghiên cứu đều thống nhất với kết luận về tỉ trọng đầu tư vào TPDN hiện nay trên thị trường phần lớn đều thuộc về các nhà đầu tư tổ chức, tuy nhiên, khảo sát thực tế của chúng tôi cho thấy một lượng khá đông trong số các định chế tài chính tham gia vào thị trường chứng khoán hiện nay không đầu tư vào TPDN.

Để có thể có những đánh giá khách quan và sát hơn với tình hình thực tế, tác giả tiến hành khảo sát thực tế những khó khăn của các định chế tài chính khi đầu tư vào thị trường TPDN.

Trước khi khảo sát, tác giả tiến hành đánh giá sơ lược hoạt động đầu tư của các tổ chức. Hiện nay, thị trường TPDN không thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư, ngay cả trong giai đoạn tăng trưởng nhanh của thị trường thì các nhà đầu tư cũng không đầu tư nhiều vào TPDN. Theo báo cáo về hoạt động đầu tư của các công ty bảo hiểm hoạt động ở thị trường TPDN năm 2004-2009 (bảng 3.2), tỉ trọng đầu tư vào TPDN của các công ty bảo hiểm giai đoạn 2004-2008 là 0%, sang năm 2009 là 1%, tổng vốn đầu tư của toàn bộ các doanh nghiệp bảo hiểm kể cả các doanh nghiệp có vốn nước ngoài là 2%. So sánh với các thị trường khác trên thế giới có tỉ trọng thường ở mức 20-30% tỉ trọng như vậy ở Việt Nam là quá nhỏ. Tính trên giá trị tuyệt đối, tổng đầu tư vào TPDN năm 2009 khoản 1.340 tỷ, so với giá trị TPDN phát hành vào năm 2009 thì tương đương khoảng 4%.

Bảng 3.2. Tỉ trọng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp ngành bảo hiểm

Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Tổng đầu tư toàn thị trường 21.795 25.724 30.676 42.420 56.434 66.906

Tỉ trọng đầu tư TPDN 1% 2% 2% 2% 2% 2%

Qua đánh giá sơ lược và trao đổi ban đầu với một số tổ chức đầu tư có vốn nhỏ chúng tôi nhận định mặc dù số lượng nhà đầu tư tổ chức tương đối nhiều, tuy nhiên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam.pdf (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)