Hệ thống cung cấp hỗn hợp đốt của động cơ xăng có bộ chế hòa khí

Một phần của tài liệu Cơ điện nông nghiệp (Trang 39 - 43)

Phân loại và sơ đồ hệ thống

Căn cứ vào phương pháp cung cấp nhiên liệu, người ta chia hệ thống cung

sạch bụi bẩn, cũng được đưa vào bộ chế hòa khí. Hỗn hợp đốt gồm xăng và không

khí được tạo thành ở bộ chế hòa khí rồi theo ống nạp qua xu páp nạp vào xy lanh

động cơ. Đặc điểm của hệ thống tự chảy là thùng xăng được đặt cao hơn bộ chế hòa

khí và xăng được cung cấp vào bộ chế hòa khí bằng phương pháp tự chảy.

Hệ thống dùng bơm ( hình 2.15.b) chỉ khác hệ thống tự chảy là thùng xăng được đặt thấp hơn bộ chế hòa khí, do đó xăng được cung cấp tới bộ chế hòa khí nhờ một bơm (thường gọi là bơm xăng). So sánh với hệ thống tự chảy, hệ thống dùng bơm

có nhiều ưu điểm là thùng xăng có thể đặt thấp hơn, dung tích chứa xăng có thể lớn hơn, động cơ làm việc ổn định hơn (vì thành phần hỗn hợp đốt không phụ thuộc

vào mức xăng có trong thùng). Nhưng nó có nhược điểm là cấu tạo phức tạp hơn hệ

thống tự chảy. Hiện nay hầu hết các động cơ có bộ chế hòa khí sử dụng hệ thống dùng bơm (trừ các loại động cơ mô tô, xe máy, và một số động cơ có công suất

nhỏ).

Các bộ phận chính

Hệ thống cung cấp hỗn hợp đốt của động cơ có bộ chế hòa khí bao gồm:

thùng chứa xăng, bình lọc xăng, bình lọc không khí, bơm xăng, ống hút, ống xả và

ống giảm thanh. a b 1 2 3 4 5 6 1 2 3 4 5

Hình 2.15

Sơ đồ hệ thống cung cấp hỗn hợp đốt của động cơ có bộ chế hòa khí

a- Hệ thống tự chảy b- Hệ thống dùng bơm

1- Thùng chứa xăng, 2- Bình lọc xăng, 3- Bộ chế hòa khí 4- Bình lọc không khí, 5- Ống nạp, 6- Bơm xăng

- Thùng chứa xăng: dùng để dự trữ một lượng xăng cần thiết cho động cơ làm

việc trong một thời gian nhất định. Để tăng độ cứng và ngăn ngừa xăng khỏi bị xao động, bên trong một số thùng có làm thêm các tấm ngăn. P hía dưới đáy thùng có một lỗ để xả cặn. Ở một số động cơ, trong thùng xăng còn được lắp thêm bộ phận

truyền dẫn báo mức xăng và hộp than để hạn chế việc gây ô nhiễm môi trường do hơi xăng thoát ra từ thùng.

- Bình lọc xăng: dùng để lọc sạch nước và tạp chất cơ học lẫn trong xăng trước khi đưa xăng tới bộ chế hòa khí. Bình lọc xăng có nhiều loại, nhưng phổ biến

hiện nay là bình lọc lắng

- Bình lọc không khí: dùng để lọc sạch bụi bẩn trong không khí trước khi đưa

vào bộ chế hòa khí, vì nếu không khí không được lọc sạch sẽ làm tăng tốc độ hao

mòn các chi tiết máy như: xy lanh, pít tông, vòng găng...

- Bơm xăng: dùng để hút xăng từ thùng chứa, qua bình lọc và đẩy xăng vào buồng phao của bộ chế hòa khí.

Bơm xăng dùng trong hệ thống dùng bơm của động cơ có bộ chế hòa khí có nhiều loại nhưng phổ biến là loại bơm cơ khí và bơm điện. Trong loại bơm cơ khí

thì phần lớn là bơm màng, chuyển động bằng cam lệch tâm lắp trên trục cam của hệ

thống phân phối khí.

Để đẩy xăng vào buồng phao của bộ chế hòa khí lúc động cơ chưa làm việc, ở

một số động cơ người ta trang bị thêm cần bơm tay.

- Bộ chế hòa khí:

Bộ chế hòa khí có nhiệm vụ chuẩn bị và cung cấp một lượng hỗn hợp đốt

(gồm xăng dưới dạng hạt rất nhỏ trộn đều với không khí sạch) có thành phần thích

hợp với mọi chế độ làm việc của động cơ.

Sơ đồ cấu tạo của bộ chế hòa khí đơn giản được trình bày trên hình 2.16, gồm có: buồng phao, phao, van kim, giclơ, vòi phun xăng, buồng hỗn hợp, cánh bướm hỗn hợp và cánh bướm không khí.

Hình 2.16

Sơ đồ bộ chế hòa khí đơn giản

1- Van kim 2- Phao xăng 3- Buồng phao 4- Gích lơ 5- Cánh bướm hỗn hợp 6- Buồng hỗn hợp

7- Vòi phun xăng

8- Họng khuếch tán

9- Cánh bướm không khí

Phao cùng với van kim có nhiệm vụ duy trì mức xăng cần thiết trong buồng phao. Khi xăng chảy đầy vào buồng phao, phao nổi lên, van kim đóng kín lỗ nạp. Khi động cơ làm việc, mức xăng hạ xuống, van kim mở ra, xăng lại chảy vào buồng

phao. Phía trên buồng phao có lỗ thông hơi để giữ cho áp suất cân bằng với áp suất

khí quyển. Thông thường mức xăng trong buồng phao thấp hơn miệng của vòi phun

xăng 3-4 mm.

Gích lơ là lỗ có kích thước nhất định, cho phép một lượng xăng nhất định từ

buồng phao tới vòi phun xăng. Họng khuếch tán là phần thắt lại của buồng hỗn hợp. Cánh bướm hỗn hợp dùng để điều chỉnh lượng hỗn hợp đốt nạp vào xy lanh động cơ. Cánh bướm càng mở rộng thì hỗn hợp đốt nạp vào xy lanh càng nhiều, công

suất động cơ càng tăng. Cánh bướm không khí dùng để điều chỉnh lượng không khí

vào họng khuếch tán

Nguyên tắc làm việc của bộ chế hòa khí đơn giản như sau: khi động cơ làm

việc, không khí được hút vào buồng hỗn hợp. Khi đi qua họng khuếch tán, do tiết

diện bị thu hẹp nên tốc độ dòng không khí tăng lên, áp suất ở miệng vòi phun giảm

xuống, tạo ra sự chênh lệch áp suất so với buồng phao, làm cho xăng từ buồng phao qua gích lơ phun ra ở miệng vòi phun. Dưới tác dụng của dòng không khí mạnh, xăng bị đánh tơi và trộn đều với không khí tạo thành hỗn hợp đốt, qua cánh bướm

hỗn hợp nạp vào xy lanh động cơ.

Đối với các bộ chế hòa khí trên các động cơ có công suất lớn, làm việc với

nhiều chế độ tải trọng khác nhau thì được lắp thêm một số trang bị để khắc phục các nhược điểm của bộ chế hòa khí đơn giản nhằm làm giàu hỗn hợp khi khởi động, khi

chạy không, khi tải trọng hoàn toàn hay khi tải trọng tăng đột ngột, và làm nghèo hỗn hợp khi tải trọng trung bình. Vì thế cấu tạo của nó phức tạp hơn bộ chế hòa khí

đơn giản rất nhiều.

- Ống nạp, ống xả và ống giảm thanh:

Ống nạp dùng để dẫn hỗn hợp đốt từ bộ chế hòa khí vào các xy lanh của động

Không khí Xăn g 1 2 3 4 5 6 7 8 9

dùng để giảm tiếng kêu của khí đã làm việc khi xả ra ngoài. Bên trong ống giảm thanh thường có các tấm ngăn và có một ống nằm dọc theo chiều dài với nhiều lỗ

nhỏ. Khi khí xả đi vào ống giảm thanh sẽ bị nguội bớt, đi qua các lỗ nhỏ sẽ thay đổi hướng, đồng thời bị giãn nở, làm cho áp suất và tốc độ giảm đi nhiều nên tiếng kêu nhỏ lại.

Một phần của tài liệu Cơ điện nông nghiệp (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)