Các phương pháp sấy

Một phần của tài liệu Cơ điện nông nghiệp (Trang 116 - 117)

M ạng điện cung cấp

MÁY NÔNG NGHIỆP 5.1 MÁY LÀM ĐẤT

5.3.5.1. Các phương pháp sấy

Phơi sấy là giai đoạn quan trọng bảo đảm chất lượng sản phẩm nông nghiệp

sau khi thu hoạch, đặc biệt với các loại sản phẩm cần bảo quản lâu. Nói chung độ

ẩm của hạt từ 20% trở lên là dễ bị nấm mốc hoặc hư hỏng, trong bảo quản cần hạ độ

ẩm hạt < 14%.

Hiện nay ở nước ta, việc phơi sấy lợi dụng ánh nắng tự nhiên là chủ yếu, song

nhiều loại sản phẩm và do tính thời vụ, điều kiện khí hậu nên việc sử dụng các loại

máy sấy là một yêu cầu bức thiết.

Sấy có các phương pháp sau:

1 2 3

- Sấy nhân tạo, bao gồm

+ Sấy đối lưu

+ Sấy bức xạ

+ Sấy bằng dòng điện cao tần

+ Sấy thăng hoa

Căn cứ vào kết cấu của thiết bị sấy, ta có các loại sấy vỉ ngang, sấy buồng, sấy

thùng quay, sấy băng tải, sấy tháp, sấy phun, sấy khí động, sấy tầng sôi.

Mỗi loại vật liệu sấy thích hợp với một số phương pháp sấy và thiết bị sấy

nhất định. Việc lựa chọn phương pháp và thiết bị sấy cần phải dựa trên cơ sở đặc

điểm của vật liệu, thiết bị, nguồn vốn, nguồn nhiệt. Ví du, khi sấy các loại thóc,

ngô, cà phê có thể dùng thiết bị sấy vỉ ngang, sấy tháp, sấy thùng quay. Khi sấy các

loại rau, quả như long nhãn, dứa, xoài, hồng, rau gia vị nên dùng thiết bị sấy buồng.

Khi sấy các vật liệu dạng bột nên dùng thiết bị sấy phun, v.v...

Nguồn năng lượng để sấy có thể là điện hoặc các loại nhiên liệu như dầu, ga,

than, củi, các loại phụ phẩm trong nông nghiệp như trấu, bã mía, mùn cưa. Ngoài ra

có thể sử dụng các dạng năng lượng khác như năng lượng mặt trời, năng lượng gió,

năng lượng khí sinh học.

Một phần của tài liệu Cơ điện nông nghiệp (Trang 116 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)