Hệ thống cung cấp hỗn hợp đốt của động cơ điêden

Một phần của tài liệu Cơ điện nông nghiệp (Trang 44 - 47)

Sơ đồ hệ thống:

Sơ đồ hệ thống cung cấp hỗn hợp đốt của động cơ điêden được trình bày trên hình 2.19.

Nhiên liệu điêden từ thùng chứa tự chảy theo ống dẫn vào bình lọc sơ để lọc sơ bộ các tạp chất và từ đó vào bơm đẩy. Nhờ bơm đẩy, nhiên liệu được bơm theo ống dẫn vào bình lọc tinh để lọc triệt để các tạp chất rồi được dẫn tới bơm cao áp. Bơm cao áp bơm nhiên liệu vào ống cao áp và vòi phun dưới một áp suất lớn để

phun vào buồng đốt động cơ trộn đều với không khí nén được nạp vào trong xy lanh

ở quá trình nạp (sau khi đã được lọc sạch nhờ bình lọc không khí), tạo thành hỗn

hợp đốt. Do cuối quá trình nén, áp suất và nhiệt độ buồng đốt tăng cao, hỗn hợp đốt

tự bốc cháy. Các bộ phận chính EC 5 2 1 3 4 6

Hệ thống cung cấp hỗn hợp đốt của động cơ điêden bao gồm các bộ phận

chính: thùng chứa nhiên liệu, các loại bình lọc nhiên liệu, bơm đẩy, bơm cao áp, vòi phun, bình lọc không khí, ống hút, ống xả và ống giảm thanh.

Hình 2.19

Sơ đồ hệ thống cung cấp hỗn hợp đốt của động cơ điêden

1 - Thùng nhiên liệu, 2 - Bình lọc sơ, 3 - Bơm đẩy, 4 - Bình lọc tinh, 5 - Bơm cao áp 6 - Bình lọc không khí, 7 - Ống cao áp, 8 - Vòi phun, 9 - Xi lanh động cơ

- Thùng chứa nhiên liệu:

Thùng chứa nhiên liệu dùng để dự trữ một lượng nhiên liệu cần thiết cho động cơ làm việc liên tục trong một thời gian nhất định (thông thường là trên 10 giờ với

tải trọng hoàn toàn). Ở nắp thùng thường có một lỗ thông hơi để cân bằng áp suất

với khí trời. Ở dưới đáy thùng có một lỗ xả cặn, và ở đa số các thùng chứa nhiên liệu điêden có trang bị dụng cụ để kiểm tra lượng dầu có trong thùng.

- Bình lọc nhiên liệu:

Đối với động cơ điêden, hỗn hợp đốt tự bốc cháy dưới áp suất và nhiệt độ cao.

Muốn tạo được áp suất để vòi phun phun tơi sương vào buồng đốt của động cơ, thì các chi tiết làm việc của bơm cao áp và vòi phun được gia công chính xác với độ

nhẵn bóng bề mặt cao. Khe hở giữa các cặp lắp ghép của các chi tiết này vào khoảng 0,001- 0,003 mm. Do đó, một lượng rất nhỏ tạp chất cơ học lọt vào khe hở đó cũng gây tác hại lớn, làm hao mòn nhanh chóng các chi tiết máy.

Vì vậy, ở hệ thống cung cấp hỗn hợp đốt của động cơ điêden người ta trang bị

các bình lọc tinh có khả năng lọc được các tạp chất nhỏ nhất. Để giữ cho bình lọc

tinh khỏi bẩn vì các tạp chất lớn, kéo dài tuổi thọ của nó, ở phần lớn các động cơ điêden người ta trang bị thêm bình lọc sơ để lọc sơ bộ các tạp chất trước khi dẫn

1 2 3 4 5 6

cũng có nhiều loại, nhưng bộ phận lọc thường làm bằng nỉ, len thảm, các cuộn chỉ

lọc bằng sợi vải quấn chéo nhau hoặc các ống bằng lưới kim loại có lớp giấy lọc

bọc ngoài. Nhiên liệu khi bị ép, ngấm qua các bộ phận lọc thì bị giữ lại các tạp chất

và cặn bẩn.

Bơm đẩy (còn gọi là bơm áp lực thấp):

Ở đa số hệ thống cung cấp hỗn hợp đốt của động cơ điêden có trang bị bơm đẩy (trừ loại động cơ có thùng chứa nhiên liệu đặt cao hơn bình lọc tinh và bơm cao áp) để hút nhiên liệu từ thùng chứa qua bình lọc sơ và đẩy vào bình lọc tinh với một

áp suất nhất định.

Bơm đẩy thường có các loại: bơm pít tông, bơm bánh răng, bơm cánh quạt và

bơm màng. Thông dụng nhất hiện nay là bơm pít tông, được đặt cạnh bơm cao áp

và truyền động bằng cam lệch tâm lắp trên trục cam của bơm cao áp.

- Bơm cao áp:

Bơm cao áp dùng để cung cấp một lượng nhiên liệu cần thiết dưới một áp suất

nhất định và trong một thời điểm nhất định phù hợp với tải trọng của động cơ.

Trong các động cơ điêden hiện nay thường dùng hai loại : bơm cao áp có

nhiều pít tông và bơm cao áp có một pít tông.

Đối với loại bơm cao áp có nhiều pít tông thì nhiên liệu cung cấp cho mỗi xy lanh được đam bảo bằng mỗi nhánh bơm riêng biệt. Mỗi nhánh bơm có một cặp pít

tông - xy lanh, được chế tạo với độ chính xác cao để đam bảo kín sát, tạo được áp

suất lớn cho nhiên liệu khi phun vào xy lanh động cơ. Loại bơm này tuy cấu tạo

phức tạp, giá thành cao nhưng làm việc chắc chắn, sử dụng lâu bền nên được dùng nhiều trong các động cơ điêden hiện nay.

Đối với loại bơm cao áp có một pít tông thì nhiên liệu cung cấp cho tất cả các xy lanh được đam bảo bằng một pít tông, có bộ phận phân phối phù hợp với trật tự

làm việc của động cơ. Loại bơm này có ưu điểm là kích thước và trọng lượng nhỏ,

số lượng chi tiết chế tạo chính xác ít, việc phục vụ kỹ thuật cho bơm đơn giản hơn. Nhưng nó có nhược điểm là cặp pít tông- xy lanh của bơm chóng hao mòn, và chỉ

thích hợp với những động cơ điêden chạy chậm với số xi lanh không nhiều.

- Vòi phun:

Vòi phun nhận nhiên liệu có áp suất cao từ bơm cao áp để phun vào buồng đốt

của xy lanh động cơ thành những hạt nhỏ như sương mù.

Yêu cầu đối với vòi phun là phải đam bảo phun đều đặn, không nhỏ giọt, và nhiên liệu phun vào buồng đốt phải tơi sương.

Độ phun tơi phụ thuộc vào áp suất phun nhiên liệu, đường kính lỗ phun, độ

nhớt của nhiên liệu....Ap suất phun càng cao, lỗ phun và độ nhớt nhiên liệu càng nhỏ thì phun càng tơi.

Hiện nay có một số động cơ điêden được trang bị thêm hệ thống tăng áp. Hệ

thống tăng áp có mục đích làm tăng áp suất dòng không khí nạp vào xi lanh để tăng

hệ số nạp đầy của động cơ. Hệ số nạp càng cao, thể tích không khí được nạp vào xi lanh càng nhiều, khả năng đốt cháy sạch nhiên liệu càng lớn, từ đó làm tăng công

suất của động cơ.

Một phần của tài liệu Cơ điện nông nghiệp (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)