Môi trường vi mô:

Một phần của tài liệu Môi trường kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong những năm tới (Trang 47 - 51)

II- ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG KINH DOANH XUẤT KHẨU 1 Môi trường chính sách vĩ mô

2.Môi trường vi mô:

Xét ở giác độ cạnh tranh ở cấp doanh nghiệp, phần lớn các doanh nghiệp của nước ta có quy mô nhỏ so với doanh nghiệp của các nước khác, thiết bị công nghệ, máy móc lạc hậu hơn, trình độ quản lý và kinh doanh còn ở mức trung bình. Phần lớn các doanh nghiệp chưa xây dựng được chiến lược

phát triển kinh doanh, cách ứng xử trong kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp chủ yếu nhằm vào các mục tiêu ngắn hạn, trước mắt.

Không hiếm doanh nghiệp hầu như không hoặc hoàn toàn không đầu tư cho nghiên cứu phát triển, tiếp thị và đào tạo huấn luyện. Nhiều doanh nghiệp không tự chủ về công nghiệp kiểu dáng và không tổ chức tiếp thị ở cả thị trường trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp thường trú trọng qúa mức đến "thái độ" của Nhà nước và coi đó là nhân tố lớn ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của mình và cố gắng dành được giấy phép, hạn ngạch, trợ cấp và chính sách bảo hộ càng nhiều càng tốt hơn là quan tâm đến việc hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Các doanh nghiệp xuất khẩu nước ta thường phải dựa nhiều vào các bạn hàng trong việc cung cấp đầu vào, thiết kế mẫu, công nghệ, marketing và phân phối. Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp nước ta vẫn chưa chú ý đến việc xây dựng thương hiệu riêng cho mình, thiết lập mối liên hệ trực tiếp với khách hàng và kiểm soát ở mức độ nhất định các kênh phân phối quốc tế.

Năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia cũng như các sản phẩm, dịch vụ phụ thuộc vào lợi thế so sánh của mỗi nước.

Lợi thế so sánh của nước ta được xác định là:

- Yếu tố con người, nguồn lao động cả về số lượng và chất lượng. - Vị trí địa lý, tầm quan trọng về địa lý - chính trị.

- Các tài nguyên trên đất liền và trên biển.

Trong 3 yếu tố trên thì yếu tố con người là quan trọng nhất. Ưu thế về lao động vốn được coi là dồi dào, thông minh, tiếp thu nhanh, khéo léo, cần cù, chăm chỉ. Tuy nhiên ưu thế này đang giảm dần, một mặt do nếu tính chi phí lao động theo năng suất lao động thì so với một số nước, chi phí lao động ở Việt Nam không thuộc diện thấp nhất trong khu vực. Mặt khác, trong một số ngành tiền lương tuyệt đối được trả ở mức không thấp. Thí dụ như tiền lương của công nhân dệt may ở Trung quốc khoảng 22USD/tháng, ở Inđônêsia khoảng 25USD/tháng, trong khi ở Việt Nam lương công nhân dệt

may ở các công ty phía Nam trung bình là 1,12 triệu đồng tương đương 80USD/tháng. Một yếu tố khác là tỷ giá hối đoái tăng tương đối trong thời gian qua so với giá trị đồng tiền bị phá giá ở một số nước láng giềng đã làm cho ưu thế này của Việt Nam bị xói mòn. Thêm vào đó lao động của Việt Nam có tay nghề thấp, ít được đào tạo.

Xét ở giác độ chi phí liên quan đến đầu tư tại một số thành phố ở Châu Á cho thấy còn nhiều khoản chi phí doanh nghiệp của Ta phải trả cao hơn ở các thành phố khác (bảng 7).

Bảng 7 - Chi phí liên quan đến đầu tư tại một số thành phố ở Châu Á

Tính đến thời điểm 12/2000 - Đơn vị: USD

Hà nội TPHCM Thượng Hải Singapore Bangkok Kualalămpơ Jakarta Manila

Lương công nhân/tháng 93 94 199 518 147 341 122 179

Lương kỹ sư/tháng 263 216 362 1,497 325 649 177 310 Lương cán bộ quản lý cấp trung gian/tháng 535 489 598 2,170 646 1.454 443 563 Tiền thuê văn phòng/tháng/m2 19 15 24 49 10 17 20 28

Căn hộ cho người nước ngoài/tháng 1,700 1,700 1,750 2,418 1,330 921 2,350 1,550 Cước điện thoại Quốc tế (3 phút đi Nhật) 7.92 7.92 5.44 1.55 2.48 2.61 3.02 2.07 Tiền điện cho kinh doanh/KWh 0.07 0.07 0.07 0.07 0.04 0.05 0.027 0.09 Cước vận tải đến Yokohama/con. 40 feet 1,500 1,400 911 715 1,453 670 1,045 1,169 Giá xăng thông dụng/10 lít 0.37 0.37 0.35 0.83 0.83 0.31 0.12 0.374 Thuế xuất thu nhập cá nhân cao nhất (%) 50 50 45 37 37 29 35 32

Ngun: - Báo thương mi 3/4/2001 JETRO

Ghi chú: - Lương bao gồm cả các khoản thưởng, phụ cấp, BHXH và thuế thu nhập; - Căn hộ bao gồm 2 phòng ngủ hoặc ước khoảng 200m2

Trong năm 2000, Bộ kế hoạch và đầu tư đã tiến hành nghiên cứu phân tích khả năng cạnh tranh của 40 sản phẩm và dịch vụ kết quả như sau:

Bảng 8 - Bảng xếp loại các nhóm sản phẩm và dịch vụ theo khả năng cạnh tranh 1.Nhóm có kh năng cnh tranh 1. Cà phê 2. Điều 3. Lúa gạo 4. Tiêu 5. Thủy sản 6. May mặc 7. Giày dép 8. Động cơ diesel nhỏ 9. Du lịch

Một phần của tài liệu Môi trường kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong những năm tới (Trang 47 - 51)