Cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Môi trường kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong những năm tới (Trang 73 - 77)

II- KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH XUẤT KHẨU.

1.4Cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

1. Hoàn thiện môi trường vĩ mô

1.4Cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

ngoài nước.

Vấn đề đầu tư cho hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu tăng nhanh nguồn hàng với số lượng lớn và chất lượng cao, tạo đựơc nhiều ngành hàng chủ lực, đáp ứng đúng nhu cầu thị hiếu trên thị trường ngoài nước là yếu tố hết sức quan trọng.

Đây là biện pháp có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi tuy xuất khẩu đã được đưa lên vị trí ưu tiên và được coi là động lực chính thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế nhưng trên thực tế sản xuất thay thế nhập khẩu vẫn được ưu tiên hơn, hay ít ra là ngang bằng so với sản xuất hàng xuất khẩu.

phát triển sản xuất hàng xuất khẩu còn khá nhỏ bé. Những hình thức ưu đãi

đầu tư được áp dụng chung cho cả sản xuất hàng thay thế nhập khẩu (như

dầu ăn và nước giải khát). Hệ quả là các nhà máy đường, bia, xi măng… xuất hiện trong khi ngành rau quả và thủy sản phải rất khó khăn mới tìm được vốn để xây dựng một nhà máy bao bì hiện đai.

Vị trí thứ yếu của xuất khẩu còn được thể hiện ở chỗ không có các hình thức để đảm bảo rủi ro cho các nhà xuất khẩu khi họ gặp trắc trở trên thị trường ngoài, trong khi các nhà máy giấy, kính, thép… bất cứ lúc nào cũng có thể nhận được sự hỗ trợ của các biện pháp "tình thế" như hạn chế hoặc tạm ngừng nhập khẩu.

Tình trạng trên chủ yếu bắt nguồn từ tư duy chiến lược không rõ ràng giữa hướng về xuất khẩu hay thay thế nhập khẩu và trong nhiều trường hợp quá nhấn mạnh một vế đề nào đó. Để xuất khẩu có được nguồn vốn đầu tư cần thiết trong hoàn cảnh tích lũy có hạn, cần nhanh chóng khắc phục tình trạng này. Việc cải thiện môi trường đầu tư cần tập trung vào xử lý các vấn đề sau:

• Triệt để và nhất quán thi hành các hình thức ưu đãi dành cho sản xuất hàng xuất khẩu đã được đề cập trong Luật Khuyến khích đầu tư trong nước sửa đổi (Luật năm 1998).

• Xóa bỏ các thủ tục xét duyệt phiền hà đối với đầu tư tư nhân, đặc biệt là việc phê duyệt nhập khẩu maý móc thiết bị.

• Rà soát lại danh mục ngành nghề khuyến khích đầu tư. Những ngành sản xuất thay thế nhập khẩu mà năng lực sản xuất đã tương đối đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước cần được xem xét để đưa ra khỏi danh mục này, tránh khuyến khích tăng thêm đầu tư mới, kể cả đầu tư nước ngoài.

Về lâu dài, nên xem xét tìm cách khắc phục vấn đề này bằng cách hợp nhất hai bộ luật về đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước thành luật đầu tư đồng thời Chính phủ nên xem xét một số biện pháp sau đây để tăng nguồn vốn đầu tư cho các doanh nghiệp:

- Nới lỏng các qui định về bảo lãnh trong các trường hợp vay vốn nước ngoài để đầu tư công nghệ như doanh nghiệp nước ngoài cho thanh toán nợ vay bằng sản phẩm.

- Phát huy tác dụng của hình thức thuê mua thiết bị. Hiện nay các Công ty cho thuê tài chính đã xuất hiện nhưng chưa được giải quyết thấu đáo về mặt thủ tục pháp lý cũng như môi trường kinh doanh nên chưa phát huy được tác dụng.

- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp tư nhân và các Công ty trách nhiệm hữu hạn, được tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng, đề nghị đẩy nhanh quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng cho khu vực dân cư, bởi quyền sử dụng đất vẫn là tài sản thế chấp lớn nhất mà họ có.

Việc phát triển các khu công nghiệp và khu chế xuất tập trung có ý nghĩa hết sức quan trọng trong hoàn cảnh cụ thể của nước ta hiện nay. Các khu chế xuất và khu công nghiệp tập trung, được xây dựng với cơ sở hạ tầng đầy đủ, sẽ là tác nhân kích thích các doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất.

Bên cạnh đó cần tạo điều kiện về tài chính cho hoạt động của các ban quản lý khu công nghiệp. Hiện nay các ban quản lý các khu công nghiệp đều sử dụng nguồn chi từ ngân sách Nhà nước theo qui định chi tiêu rất phức tạp, chưa được tự chủ trong hoạt động tài chính (một phần nguồn thu từ lệ phí cấp giấy phép, thuế xuất khẩu nên được giữ lại dành cho chi tiêu của Ban quản lý khu công nghiệp nhằm trang trải cho các hoạt động xúc tiến đầu tư ngày càng tăng).

• Chính sách khuyến khích đầu tư cần được xây dựng dựa trên các tiêu

chí như tính chất chủ lực, cấp độ chế biến…để không lặp lại tình trạng khuyến khích dàn đều, không có định hướng xây dựng ngành hàng chủ lực và định hướng chuyển đổi cơ cấu các hàng xuất khẩu theo hướng tăng nhanh tỷ trọng hàng đã qua chế biến.

Một hiện tượng tương đối phổ biến hiện nay là khuyến khích đầu tư một cách chung chung và dàn đều. Sự khuyến khích dàn đều mang lại 4 điều

bất lợi. Thứ nhất, là không nêu bật được định hướng xuất khẩu cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thứ hai, là thiếu tính thực tiễn bởi ngân sách không đủ

mạnh để đáp ứng nhu cầu ưu đãi trên diện rộng. Thứ ba, là không tạo được định hướng vĩ mô đúng đắn cho sự dịch chuyển của các yếu tố đầu vào (đồng vốn, đất đai và sức lao động vẫn tiếp tục dồn vào những lĩnh vực không có hiệu quả hoặc kém hiệu quả, dẫn đến lãng phí vô cùng to lớn). Thứ tư, là nếu tăng được xuất khẩu thì cũng chỉ là trên phương diện lượng, không mang lại được các thay đổi về chất nhờ đầu tư đổi mới công nghệ.

Để khắc phục các nhược điểm trên đây, cần nghiên cứu phân chia ưu đãi đầu tư thành nhiều cấp độ theo hướng dành khuyến khích mạnh cho các ngành hàng chủ lực và cho các dự án đầu tư nhằm nâng cao cấp độ chế biến của hàng hóa. Cụ thể, nếu dự án đầu tư chỉ nhằm mở rộng quy mô một cách thông thường (chỉ dẫn đến thay đổi về lượng mà không dẫn đến thay đổi về chất) thì ưu đãi ít. Nếu có đổi mới công nghệ, nâng cao được cấp độ chế biến hàng hóa thì, tùy theo mức độ, sẽ được ưu đãi nhiều hơn.

Trong việc lựa chọn công nghệ và thiết bị đầu tư cần có sự kết hợp hài hòa giữa đồng vốn, trình độ công nghệ, khả năng kết hợp với các yếu tố đầu vào khác (như sử dụng lao động), khả năng tiêu thụ sản phẩm, thu hồi vốn phải đi đôi với hiệu quả kinh doanh. Do vậy không nhất thiết phải nhập khẩu thiết bị tiên tiến và hiện đại nhất cho mọi ngành sản xuất, bất kể hiệu quả, bất kể khả năng quản lý và vận hành của cơ sở. Trong chừng mực nhất định, việc đầu tư vượt quá yêu cầu cần thiết cũng có tác hại tương tự như việc đầu tư công nghệ thiết bị lạc hậu. Trong một số ngành then chốt như năng lượng, tin học, điện tử viễn thông, công nghệ sinh học và vật liệu mới thì nhất thiết phải chú trọng nhập khẩu thiết bị tiên tiến nhằm kiến tạo cơ sở hạ tầng vững chắc và góp phần đẩy nhanh quá trình tạo ra các mặt hàng mới cho xuất khẩu.

Một phần vốn đầu tư cho khoa học công nghệ nên được dành để thành lập Ngân hàng dữ liệu nhằm cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin cập nhật nhất về lĩnh vực công nghệ mà họ quan tâm. Việc này đã được làm nhưng quy mô còn nhỏ, lại thiếu quảng cáo nên rất ít doanh nghiệp biết về sự

tồn tại của một trung tâm như vậy. Tới đây nên tiến hành đầu tư một cách bài bản hơn cho lĩnh vực này, đồng thời tăng cường phổ biến đến các doanh nhân để họ biết và có điều kiện tham khảo dữ liệu trước khi ra quyết định đầu tư.

Nhà nước cần tạo lập thị trường công nghệ để các sản phẩm khoa học công nghệ được trả giá đúng mức và lưu thông bình thường như một dạng hàng hoá đặc biệt. Đây là biện pháp có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy các nghiên cứu khoa học gắn bó hơn với tiến trình phát triển, đồng thời rút ngắn được khoảng thời gian giữa nghiên cứu và ứng dụng. Để tạo lập thị trường công nghệ cần có cơ chế chính sách khuyến khích việc ký hợp đồng giữa các doanh nghiệp với các cơ sở nghiên cứu khoa học. Làm như vậy vừa gắn được nghiên cứu với nhu cầu thực tiễn của sản xuất, vừa tạo điều kiện cho các nhà khoa học giỏi phát huy tài năng.

Một phần của tài liệu Môi trường kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong những năm tới (Trang 73 - 77)