Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý và cải cách thủ tục hành chính.

Một phần của tài liệu Môi trường kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong những năm tới (Trang 69 - 71)

II- KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH XUẤT KHẨU.

1.2Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý và cải cách thủ tục hành chính.

1. Hoàn thiện môi trường vĩ mô

1.2Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý và cải cách thủ tục hành chính.

hành chính.

Hiện nay các doanh nghiệp rất thiếu thông tin về các quy định của nhà nước liên quan đến công việc kinh doanh của họ, kể cả các định chế trong nước cũng như các định chế của nước ngoài. Bộ thương mại, ngoài việc công khai hoá các văn bản pháp quy có liên quan đến hoạt động xuất khẩu còn có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn toàn bộ các doanh nghiệp thực hiện các quy

thông tin về chính sách và văn bản pháp luật (đặc biệt là văn bản hướng dẫn thực hiện của các Bộ, ngành) cần phải được công khai hóa trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mặt khác, cần khai thác mạng thông tin Internet, cho phép các doanh nghiệp được kết nối với mạng thông tin này để tìm hiểu các văn bản pháp quy và thông tin về thị trường. Từng bước thừa nhận các văn bản báo cáo và các thông tin lấy từ mạng cũng có tính pháp lý như những văn bản thông thường khác. Cải cách thủ tục hải quan, chấp nhận quy chế của WTO về giá tính thuế theo hợp đồng thương mại, đơn giản hoá thủ tục hải quan, giảm chi phí về thời gian và tiền bạc cho doanh nghiệp xuất và nhập khẩu hàng hóa, tập trung giải quyết khâu kiểm hoá và tính thuế hải quan.

Đối với kiểm hoá, Tổng cục hải quan cần rà soát các cơ quan đã được cấp phép, lựa chọn những cơ quan không có sai sót trong việc cấp giấy chứng nhận đê ban hành danh mục các cơ quan kiểm hoá được thừa nhận đảm bảo chất lượng. Khi đã có xác nhận của cơ quan thuộc danh mục này thì hải quan cửa khẩu chấp nhận để hoàn thành thủ tục, tránh tình trạng doanh nghiệp phải đưa đi nhiều nơi để kiểm hoá. Những kết luận sai của Hải quan gây ách tắc cho khâu thông quan và tăng chi phí của doanh nghiệp thì Hải quan phải có trách nhiệm bồi thường.

Đối với những mặt hàng xuất khẩu yêu cầu phải có giấy chứng nhận xuất xứ để hưởng ưu đãi thuế của nước nhập khẩu như may mặc, giầy dép.. thì cần xem xét rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận xuất xứ và mức phí thích hợp. Xây dựng và áp dụng nguyên tắc xuất xứ đối với hàng nhập khẩu từ những nước được hưởng ưu đãi thuế quan.

So với các nước trong khu vực (ví dụ Thái Lan) thủ tục xuất nhập cảnh còn chưa thuận tiện. Bộ công an và các Bộ ngành, địa phương cần tiếp tục đơn giản hóa thủ tục xuất nhập cảnh mà vẫn đảm bảo yếu cầu về an ninh. Việc đơn giản hoá thủ tục và phân cấp hợp lý việc cấp Visa sẽ làm giảm chi phí thực tế về Visa.

Từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý kinh tế của nước ta cho phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa, tương thích với thông lệ quốc tế. Đồng thời tiếp tục thực hiện chủ trương của Nhà nước về Cải cách hành chính nhằm tạo ra bộ máy quản lý Nhà nước gọn nhẹ và có hiệu quả, giảm bớt các khâu phiền hà và giảm chi phí về thời gian và vật chất cho doanh nghiệp. Quản lý hành chính phải chuyển sang và tập trung chủ yếu vào các khâu định hướng và hướng dẫn cho doanh nghiệp là chính, khâu kiểm tra và xử lý vi phạm là cần thiết nhưng không thể xem đó là nhiệm vụ chính của quản lý Nhà nước về kinh tế nói chung và về hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng.

Một phần của tài liệu Môi trường kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong những năm tới (Trang 69 - 71)